Acid Tranexamic
Tác giả: Bác sĩ Trần Anh Hào
nhathuocngocanh.com – Để tải file PDF của bài viết Phương pháp sử dụng Tranexamic Acid trong điều trị nám, xin vui lòng click vào link ở đây.
Tổng quan về nám
Nám là một rối loạn tăng sắc tố mắc phải thường gặp ảnh hưởng lên màu da.
Phổ biến ở người da màu (người da đen, châu Á, Hispanic), nhất là type III và IV theo Fitzpatrick.
Cơ chế bệnh sinh phức tạp, bao gồm: có sự gia tăng số lượng và hoạt động của tế bào hắc tố trong lớp biểu bì cũng như sự hiện diện của các yếu tố viêm.
Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân nhưng yếu tố di truyền và tiếp xúc ánh nắng mặt trời là hai nguyên nhân quan trọng nhất.
Mặt nạ của phụ nữ mang thai
Bệnh lý thường gặp ở nữ giới hơn nam giới, nội tiết đóng vai trò quan trọng.
Nám thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba của phụ nữ mang thai sau đó có thể mờ dần và tăng trở lại khi mang thai tiếp.
Do đó bệnh lý này còn được gọi là “mask of pregnancy”. • Bên cạnh đó cũng thường thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Một số thuốc tránh thai cũng ảnh hưởng và làm nặng tình trạng nám.
Nám da là một bệnh lành tính nhưng lại có tác động mạnh trên sức khỏe tâm lí, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của người phụ nữ
Biểu hiện lâm sàng của nám
Các tổn thường nám thường đối xứng hai bên mặt từ màu nâu sáng đến màu nâu xám biểu hiện bởi dát hay các mảng tăng sắc tố. Các tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như trán (forehead), mũi, má, vùng môi trên và cằm.
Sự phân bố vị trí của nám: được chia làm 3 vùng bao gồm vùng trung tâm mặt, vùng xương gò má (malar/zygomatic) và vùng hàm dưới (mandible). Trong đó nám ở vùng xương gò má là thường gặp nhất.
Nám ở vùng má, vị trí phổ biến nhất Nám ở mặt, môi trên và cằm
Điều trị nám
Nám khó điều trị khỏi và dứt điểm, hiệu quả đáp ứng điều trị tầm 70% – 80%.
Phải bảo vê trước tia UV của ánh sáng mặt trời bằng cách sư dụng kem chống nắng va che chắn ky. • Cần phối hợp nhiều phương pháp thuốc thoa, thuốc uống, thủ thuật.
Thuốc thoa
- Hydroquinone
- Retinol
- Niacinamide
- Azelaic Acid
- TriLuma cream
Thuốc uống
- Tranexamic acid
- Polypodium leukotomas
- Glutathione
Thủ thuật
- Peel da
- Laser
- Mesotherapy
Tranexamic Acid
Tranexamic acid là một chất cầm máu được phát hiện vào năm 1962. Đây là một dẫn xuất tổng hợp của lysine, ức chế plasminogen liên kết với các thụ thể của nó được biểu hiện bởi các tế bào sừng.
Tranexamic acid làm giảm hoạt động của plasmin do tia cực tím (UV) gây ra, giảm sản xuất prostaglandin, ức chê hoạt động của tyrosinase trong tế bào hắc tô
Tranexamic acid cũng có thể làm giảm mức độ của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) và endothelin-1, các tín hiệu hóa học thúc đẩy quá trình hình thành mạch, dường như góp phần vào bệnh sinh nám.
Một số nghiên cứu Tranexamic Acid trong điều trị nám
Lee HC, Thng TG, Goh CL (J Am Acad Dermatol. 2016;75(2):385. Epub 2016 May 17)
561 bệnh nhân bị nám da (91% là nữ) đến từ Singapore được điều trị bằng tranexamic acid đường uống 250 mg hai lần mỗi ngày trong trung bình bốn tháng, 90% bệnh nhân được cải thiện, 10% bệnh nhân không cải thiện và hai bệnh nhân có biểu hiện xấu đi.
Tỷ lệ đáp ứng cao hơn ở những bệnh nhân không có tiền sử gia đình bị nám da so với những người có tiền sử gia đình (tương ứng là 91% và 60%). Cải thiện lâm sàng rõ ràng trong vòng hai tháng kể từ khi bắt đầu dùng axit tranexamic, với tỷ lệ tái phát là 27%. Hơn nữa, 7% bệnh nhân xuất hiện các tác dụng ngoại ý, thường là thoáng qua. Một bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu và sau đó được chẩn đoán là bị thiếu protein S gia đình, làm tăng khuynh hướng hình thành các cục máu đông bất thường.
Del Rosario E, Florez-Pollack S, Zapata L Jr, Hernandez K, Tovar-Garza A, Rodrigues M, Hynan LS, Pandya AG (J Am Acad Dermatol. 2018;78(2):363. Epub 2017 Oct 4)
44 bệnh nhân gốc Tây Ban Nha bị nám từ trung bình đến nặng được điều trị bằng 250 mg tranexamic acid đường uống hai lần mỗi ngày hoặc giả dược. Sau ba tháng, điểm số vùng Nám da và Chỉ số mức độ nghiêm trọng (MASI) lần lượt giảm 49% và 18% ở nhóm dùng tranexamic acid và nhóm giả dược. Ở những bệnh nhân bị nám nặng, mức giảm tương ứng là 51% và 19%. Ba tháng sau khi điều trị kết thúc, mức giảm lần lượt là 26% và 19% với tranexamic acid và giả dược. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được nhìn thấy ở cả hai nhóm.
Minni K, Poojary S (J Eur Acad Dermatol Venereol. 2020;34(11):2636. Epub 2020 Jun 22)
Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở Ấn Độ bao gồm 130 bệnh nhân bị nám da mặt so sánh hiệu quả của việc uống tranexamic acid 250 mg hai lần mỗi ngày kết hợp với việc bôi một lần một ngày kem kết hợp (chứa fluocinolone acetonide 0,01%, tretinoin 0,05%, và hydroquinone 2%) so với kem kết hợp thoa kem đơn thuần.
Ở tuần thứ 12, nhiều bệnh nhân trong nhóm điều trị kết hợp cho thấy điểm MASI cải thiện ≥75% so với nhóm điều trị đơn lẻ (tương ứng là 66 so với 27%). Ở tuần thứ 24, sự tái phát xảy ra ở 18 % bệnh nhân trong nhóm dùng tranexamic acid so với 64% ở nhóm kem kết hợp bộ ba. Các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, bao gồm viêm dạ dày, buồn nôn và nôn, xảy ra ở khoảng 15% bệnh nhân trong nhóm dùng tranexamic acid.
Sản phẩm Tranexamic Acid trên lâm sàngThuốc thoa Thuốc uống Thuốc tiêm Cách dùng hiệu quả Tranexamic Acid
Tranexamic acid có thê được dùng bởi 3 cách sau: đường thoa, đường uống va tiêm.
Trong đo tranexamic acid đường uống là có hiệu quả nhất trong ba cách dùng. Còn việc thoa tranexamic acid va tiêm meso tranexamic acid vẫn có hiệu quả trong một sô thi nghiệm tuy nhiên cần phải có nghiên cứu, theo dõi va đánh gia thêm.
Liều dùng tranexamic acid đường uống: 250 mg hai lần một ngày trong 3 tháng. Bên cạnh đo nên kết hợp với thuốc thoa khác để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
Tranexamic acid đường uống không nên là liệu pháp đầu tay điều trị nám trư khi kháng trị với các điều trị thông thường.
Tác dụng phụ và chống chỉ định
Các tác dụng phụ bao gồm: đầy bụng, nhức đầu, ù tai, kinh nguyệt không đều và trong một số trường hợp hiếm gặp là huyết khối tĩnh mạch sâu.
Do đó, bệnh nhân cần được sàng lọc kỹ lưỡng các yếu tố nguy cơ huyết khối trước khi bắt đầu dùng acid tranexamic đường uống.
Khi sử dụng thuốc này nên tham khảo ý kiến trực tiếp của bác sĩ.
Tái phát xảy ra khi ngừng điều trị bằng đường uống.
LIỆU CÓ KHẢ THI TIÊM BẮP TRANEXAMIC ACID TRÊN NGƯỜI BỆNH XUẤT HUYẾT DO CHẤN THƯƠNG?
Tranexamic acid (TXA) đã được chứng minh là có thể giảm tỷ lệ tử vong do xuất huyết trong chấn thương nếu như được sử dụng sớm, tuy nhiên thường không khả thi do chậm trễ trong việc thiết lập đường truyền tĩnh mạch. Câu hỏi đặt ra là TXA tiêm bắp có thể là một lựa chọn thay thế trong những trường hợp này hay không.
Nghiên cứu tiến cứu, nhãn mở đăng trên tạp chí British Journal of Anaesthesia vào tháng 09/2020 nhằm khảo sát dược động học của TXA tiêm bắp trên người bệnh xuất huyết do chấn thương. 30 người bệnh được nhận liều tải 1g TXA tiêm tĩnh mạch như khuyến cáo hiện hành, sau đó ít nhất 90 phút, người bệnh được tiêm bắp 2 liều TXA 500mg/5ml. Mẫu máu được lấy tại 8 thời điểm sau tiêm và tương quan nồng độ-thời gian sau khi tiêm bắp TXA được giả lập bằng mô hình non-linear mixed-effect.Trên người bệnh xuất huyết do chấn thương, cứ mỗi 15 phút trì hoãn sử dụng TXA, lợi ích sống còn giảm khoảng 10% và giảm đến không có ý nghĩa sau 3 giờ [1, 2]. Hướng dẫn của châu Âu khuyến nghị sử dụng TXA càng sớm càng tốt trong vòng 3 giờ kể từ khi chấn thương (Grade 1A) và các protocol kiểm soát chảy máu nên hướng đến việc tiêm TXA ngay trên đường chuyển người bệnh đến bệnh viện (Grade 1C) [3].
Nếu như được tiêm bắp, TXA hoàn toàn có thể được sử dụng sớm bởi người sơ cứu và chăm sóc y tế ban đầu như nhân viên cấp cứu, người qua đường, cảnh sát hay chính bản thân người bệnh. Do lợi ích sống còn rõ ràng của TXA và nhu cầu cần phải sử dụng càng sớm càng tốt, ngày càng nhiều nghiên cứu trên TXA tiêm bắp, nổi bật nhất có thể kể đến là RCT CRASH-4 trên người bệnh chấn thương não nhằm đánh giá hiệu quả của TXA tiêm bắp trên các kết cục về xuất huyết nội sọi, tử vong, tàn tật và sa sút trí tuệ [4].
Tuy kết quả cần được thẩm định lại trên một dân số lớn hơn và cần thêm các thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa TXA tiêm bắp vào sử dụng một cách thường quy, nghiên cứu này góp phần ủng hộ tính khả thi của một lựa chọn thay thế cho TXA tĩnh mạch trong trường hợp người bệnh bị trì hoãn chưa được đưa đến bệnh viện hoặc không thiết lập được đường truyền tĩnh mạch.
Kết quả cho thấy TXA tiêm bắp dung nạp tốt với chỉ vài phản ứng nhẹ nơi tiêm. Mô hình 2 ngăn với hấp thu và thải trừ theo dược động học bậc 1 mô tả đúng nhất dược động học của TXA tiêm bắp. Trên một người bệnh 70kg 44 tuổi không có dấu hiệu shock, sinh khả dụng hấp thu tiêm bắp khoảng 77%. Thời gian để đạt được nồng độ trị liệu (5 hoặc 10 mg/L) lần lượt là 4 hoặc 11 phút, với thời gian nồng độ thuốc trên nồng độ trị liệu lần lượt là 10 hoặc 5.6h.
Tài liệu tham khảo
1. Shakur H, Roberts I, Bautista R, et al. Effects of tranexamic acid on death, vascular occlusive events, and blood transfusion in trauma patients with significant haemorrhage (CRASH-2): a randomised, placebo-controlled trial. Lancet 2010; 376:23e32
2. Gayet-Ageron A, Prieto-Merino D, Ker K, Shakur H, Ageron F, Roberts I, Antifibrinolytic Trials Collaboration. Effect of treatment delay on the effectiveness and safety of antifibrinolytics in acute severe haemorrhage: a meta-analysis of individual patient-level data from 40 138 bleeding patients. Lancet 2017; 391:125e32
3. Spahn DR, Bouillon B, Cerny V, et al. The European guideline on management of major bleeding and coagulopathy following trauma: fifth edition. Crit Care 2019; 23:98
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Thái Lan
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Indonesia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Thái Lan
Xuất xứ: Cộng hòa Síp
Xuất xứ: Cộng Hòa Síp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Nhật Bản