Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một trong những danh y nổi tiếng của nước ta. Không những tham gia vào hoạt động chữa bệnh mà ông còn để lại bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” cho đời sau. Dưới đây là bài viết khái quát về Hải Thượng Lãn Ông và bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

Tổng quan

Hải Thượng Lãn Ông hay còn được biết đến với tên thật là Lê Hữu Trác. Ông sinh ra vào năm Canh Tý, cụ thể là 11-12-1720. Nguyên quán của ông là xã Liêu Xá, huyện Mỹ Văn ở tỉnh Hải Hưng. Đến năm 1746, ông về quê của mẹ mình là xã Sơn Quang, Hương Sơn, Nghệ -Tĩnh. Lãn Ông qua đời vào năm 1791, hưởng thọ 71 tuổi.

Về tên hiệu của ông, “Hải Thượng” được ông ghép từ chữ Hải trong Hải Dương và Thượng trong phủ Thượng Hồng. Còn “Lãn Ông” được giải thích là một ông lười và không ham danh lợi.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông
Danh y Hải Thượng Lãn Ông

Tư tưởng và sự nghiệp của ông có mối quan hệ mật thiết với những điều kiện thực tế xã hội đương thời. Ông cũng là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử. để lại nhiều quan điểm sống và chữa bệnh tốt đẹp cho thế hệ sau này.

Ông xứng đáng là một danh y của Việt Nam vì những gì ông cống hiến cho nền y học nước nhà. Nhận rõ trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp phát triển y học. Ông đã trao đổi, tập hợp những kinh nghiệm dân gian, ghi chép lại những bệnh án mà ông từng gặp. Sau gần 30 năm, ông đã đưa tất cả những kinh nghiệm về trung y và y học cổ truyền vào trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” bao gồm 28 tập trong 66 quyển bao gồm nhiều lĩnh vực như nhãn khoa, nhi khoa, lý, pháp,…

Bộ sách của ông được đánh giá rất cao cả trong và ngoài nước. Và được đánh giá là bước tiến mới cho y học cổ truyền tại Việt Nam. Từ đó góp phần củng cố và phát triển hơn nữa nền y học nước nhà.

=> Tham khảo: Dược thư Quốc gia Việt Nam xuất bản lần thứ 3 năm 2022 – Tải PDF Miễn phí.

Khái quát về bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh

Vào đầu thế kỷ 18, nước ta đã có những bước phát triển mới đối với nền văn hóa, từ đó đòi hỏi phải có những công trình sáng tác mới. Do đó những tác phẩm có tính “toàn thư” được cho ra đời. Trong đó bộ “Y tông Tâm lĩnh” là một trong các “toàn thư” nói về y học. Bộ sách có tổng cộng 28 tập-66 quyển. Ban đầu được đặt tên là “Lãn Ông tâm lĩnh”  và sau được đổi thành “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”.

Bộ sách "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 28 tập - 66 quyển
Bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập – 66 quyển

Nội dung từng quyển như sau:

  • Quyển 1 nói về nội kinh yếu chỉ, chủ yếu là những điểm quan trọng của kinh điển đông y. Trong đó chia làm 3 phần là Y huấn cách ngôn, Y nghiệp thần chương và cuối cùng là Y lý thâu nhàn lái ngôn phụ chí
  • Quyển 2 về các quan điểm phân tích và tổng hợp về bệnh lý, ngũ hành, khí huyết, trị pháp, âm dương, chẩn đoán, kinh lạc và mạch học.
  • Các quyển 3, 4, 5 đưa ra các quy luật chung trong trị liệu bệnh.
  • Quyển 6 là sinh lý, cơ năng của chân hỏa, chân thủy và phép chữa bệnh.
  • Quyển 7 nói tỳ vị, tiêu hóa và công dụng của khí huyết, phép chữa, bệnh lý.
  • Quyển 8 về biện luận và bổ sung thêm y lý chưa có ở các sách cũ.
  • Quyển 10, 11 phân tích 150 vị thuốc và phân loại trong ngũ hành.
  • Quyển 12, 13 chép các vị thuốc kế thừa của Tuệ Tĩnh và bổ sung thêm công dụng mới.
  • Quyển 14 bàn về bệnh ngoại cảm và phương thuốc dùng điều trị tùy theo thể bệnh.
  • Quyển 15 đến 24 bàn về bệnh cơ yếu, nội khoa.
  • Quyển 25 là tóm tắt phương pháp chữa bệnh.
  • Quyển 26, 27 nói chủ yếu về phụ khoa.
  • Quyển 28 nói về sản khoa.
  • Quyển 29-33 nói về nhi khoa.
  • Quyển 34-43 nói về bệnh đậu mùa.
  • Quyển 44 chuyên về bệnh sởi.
  • Quyển 45 gồm 70 phương pháp được chọn lọc từ Cẩm nang của danh y Phùng Triệu Trương.
  • Quyển 46 là 29 phương thuốc của chính Lãn Ông.
  • Quyển 47, 48, 49 là 600 phương thuốc rút ra từ kinh nghiệm dân gian và của Bùi Diệm Đăng.
  • Quyển 50-57 là 2000 phương thuốc chọn lọc từ bản thảo của đời trước.
  • Quyển 58 là 200 phương thuốc cổ phương đông y.
  • Quyển 59-60 là các bệnh án đã khỏi và tử vong.
  • Quyển 61 là điều cốt yếu trong biện chứng, chẩn đoán và dùng thuốc.
  • 2 quyển nói về dưỡng sinh và vệ sinh phòng ngừa bệnh.
  • 1 quyển về bảo thai thần hiệu.
  • 1 quyển nói về phương pháp nấu nướng chế biến.
  • Cuối cùng là quyển kể lại hành trình ông lên kinh thành chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.

Bộ sách đã được in ra và xuất bản trước năm 1970 ở miền Bắc.

Phần bài thuốc bao gồm tổng cộng 5 quyển:

  • Y phương hải hội: Tổng hợp từ 248 bài thuốc đã có, các bài Lãn Ông đã dùng và có nhiều kinh nghiệm.
  • Tâm đắc thần phương: Chép lại 170 bài thuốc được chọn lọc, ghi kèm các chú giải sâu sắc.
  • Hiệu phỏng tân phương: Do quá trình chữa bệnh có những căn bệnh phức tạp, không có sẵn những bài thuốc điều trị tương ứng. Do đó ông đã căn cứ vào những bài thuốc xưa để tạo ra 29 bài thuốc mới có hiệu nghiệm.
  • Hành giả trân nhu: Gồm 2254 bài thuốc chữa 125 bệnh cơ bản, chứa ít vị thuốc cho tiện dùng lâm sàng. Trong đó có 8 quyển nhỏ gồm Tốn, Khảm, Ly, Đoài, Càn, Chấn, Khôn, Cấn.
  • Hành giả trân nhu bổ di: Quyển này bổ sung thêm cho quyển trên gần 300 bài thuốc khác.
  • Bách gia trân tàng: Quyển này có 3 cuốn nhỏ, chia thành 70 mục và bao gồm 644 bài thuốc kinh nghiệm và gia truyền. Trong đó có cả những bài thuốc được truyền đạo lại từ nước ngoài. Đây chính là nguồn kinh nghiệm có giá trị quan trọng, trở thành đóng góp to lớn của Lãn Ông với y học.

Nói về vị thuốc có tất cả 2 quyển khác nhau:

  • Dược phẩm vị yếu: Gồm 2 quyển nhỏ đưa ra 150 vị thuốc hay đọc dùng. Trong đó mỗi vị nói rõ hơn về cấm kỵ, cách dùng và nhận xét.
  • Lĩnh nam bản thảo: Cũng gồm 2 cuốn nhỏ, cuốn thượng có 496 vị thuốc trên mặt đất ở nước ra dựa trên tập sách của Tuệ Tĩnh là Nam dược thần hiệu. Quyển hạ bổ sung thêm 305 vị. Diễn đạt dưới dạng thơ nôm.

Mục lục có tổng 2 quyển:

  • Thượng kinh ký sự: Đây chính là bút ký ghi lại quá trình chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán của Lãn Ông .
  • Nữ công thắng lãm: Là quyển ghi chép 152 mục nhỏ về các loại xôi, chè, cách làm món chay, tương,… Phần sau của quyển này vẫn chưa tìm được.

Ban dịch duyệt bộ sách

  • Lương y của lớp “Giảng viên Y học Cổ truyền”: Nguyễn Minh Cầu, Nguyễn Khắc Dụ, Phạm Văn Liền, Vũ Xuân Sung, Nguyễn Hữu Triệu, Lê Đức Long, Nguyễn Hữu Hách, Ngô Quý Tiếp, Phó Đức Thảo, Nguyễn Văn Hạp, Lê Bá Cơ, Nguyễn Đăng Thập, Nguyễn Ngọc Oanh, Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Thành Giản, Nguyễn Văn Tố, Nhữ Hồng Phấn, Nguyễn Thành Giản, Nguyễn Hữu Triệu, Đinh Văn Mông và Tô Văn Thiện.
  • Lương y của phong Huấn luyện Viện Y học Dân tộc Hà Nội: Nguyễn Duy Tấn, Lê Trần Đức, Nguyễn Quang Quỳnh, Phạm Văn Lãm và Nguyễn Trung Hòa.
  • Lương y của Hội Y học Cổ truyền Việt Nam là Nguyễn Tử Siêu.
  • Khảo lần cuối bởi Lương y Nguyễn Văn Bách và lương y, bác sĩ Phó Đức Thảo.

Kết luận

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một người học thuốc hết sức công phu, quá trình hành nghề cũng rất thận trọng và tích cực. Ông đã từng nói về kinh nghiệm của bản thân trong “Y nghiệp thần chương” rằng từ năm 30-40 tuổi mới biết cách làm thuốc, 40-50 ít sai lầm hơn và từ 50-60 mới khỏi sai lầm. Đến năm 50 tuổi, tức năm 1770, ông đã cho ra quyển đầu tiên của bộ sách này. Tất cả các quyển được hoàn thành vào sau 20 năm, tức năm ông 70 tuổi. Với một bộ sách có 28 tập tương đương 66 quyển được coi là sáng tác lớn nói về y học chưa từng có trước đó. Đây chính là cống hiến to lớn và xứng đáng của Lãn Ông vào nền y học cổ truyền nói riêng và y học Việt nam nói riêng.

Lê Hữu Trác có một quan niệm lớn lao về đức độ. Ông là người duy nhất bàn về y đức đầy đủ, hệ thống và rất sâu sắc. Thể hiện đầy đủ các mặt trong cuộc sống của bản thân.

Cả số lượng và chất lượng lao động của ông đều to lớn. Trong các ghi chép của ông thì Y âm án được coi là đặc trưng nổi bật, đem đến sự khác biệt giữa ông cũng như các tác giả khác. Ông không ngần ngại đưa ra điều mình còn chưa biết để cho người đương thời và thế hệ sau cùng nghiên cứu, bàn luận. Chính điểm này cũng đã nói lên được đức tính trung thực và ý thức của ông đối với học thuật, người bệnh và phẩm giá con người.

Hải thượng Lãn Ông là tấm gương sáng chói cả về đức và tài. Ông xứng đáng được người trong giới y học và nhân dân ta đem lòng hâm hộ, yêu mến và kính trọng. Riêng bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” có giá trị vô cùng lớn lao, quý giá đối với sự phát triển y học nước nhà.

Đến đời nay, ông đã được suy tôn với danh hiệu cao quý là “Đại y tôn”. Trở thành ngôi sao sáng trói trong lịch sử y học dân tộc.

=> Đọc thêm: [Trọn bộ] Tải Dược điển Việt Nam 5 (tập 1, 2) mới nhất.

Tham khảo

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, quyển Hải Thượng y tông tâm lĩnh tập 1, 2. Tải bản pdf đầy đủ Tại đây.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here