Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ 2

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

QUYẾT ĐỊNH: Về việc ban hành bộ “Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai”. – Nhà thuốc Ngọc Anh.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Dược;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam về việc ban hành bộ “Dược thưquốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai”;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược.

Hình ảnh: Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ 2
Hình ảnh: Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ 2

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bộ “Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ
hai”, bao gồm 700 chuyên luận thuốc và 24 chuyên luận hướng dẫn chung.

Điều 2. Dược thư quốc gia Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Y tế nhằm cung cấp cho các
thầy thuốc và cán bộ y tế những hiểu biết đúng về thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

Điều 3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cấp phát thuốc, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc
phòng bệnh, chữa bệnh cho người, viện nghiên cứu y dược, trường đại học, trung học y dược, các thầy
thuốc cần nghiên cứu, nắm vững nội dung của Dược thư quốc gia Việt Nam để áp dụng trong công tác
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với
quy định tại Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai đều bị bãi bỏ.

Điều 5. Các Ông/Bà Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục
Quản lý khám chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ
& Đào tạo, Giám đốc Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệu trưởng các trường Đại học Y, Dược, Chủ tịch Hội đồng
Dược thư quốc gia Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Giám đốc Trung
tâm Dược điển – Dược thư Việt Nam, Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.

BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Thị Kim Tiến

LỜI NÓI ĐẦU

Dược thư quốc gia Việt Nam ra đời lần đầu tiên năm 2002 do Bộ Y tế biên soạn và ban hành với
sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác và phát triển quốc tế Thụy Điển. Bộ sách bao gồm 500 chuyên luận thuốc
gốc và 20 chuyên luận chung. Năm 2007, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Bản bổ sung với 100 chuyên luận
thuốc. Sau hơn mười năm ban hành và áp dụng, Dược thư quốc gia Việt Nam đã trở thành cẩm nang
trong công việc hàng ngày của thầy thuốc và cán bộ y tế, là tài liệu tham chiếu quan trọng cho các hoạt
động liên quan đến sử dụng thuốc tại các bệnh viện và các cơ sở y – dược trong toàn quốc.
Hoạt động biên soạn Dược thư quốc gia Việt Nam đã trở thành công việc thường xuyên của Bộ Y
tế. Từ năm 2009, Bộ Y tế tiếp tục cập nhật và biên soạn mới các chuyên luận Dược thư quốc gia Việt Nam.
Năm 2011, Bộ Y tế ban hành cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam 2, tập I với 150 chuyên luận thuốc được sửa đổi, bổ sung cập nhật và 10 chuyên luận thuốc mới.

Từ năm 2012 đến nay, hoạt động biên soạn Dược thư quốc gia đã đạt được những thành quả
đáng kể, Hội đồng Dược thư quốc gia đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung cập nhật 450 chuyên luận
thuốc, biên soạn mới 90 chuyên luận thuốc gốc và 24 chuyên luận chung. Các chuyên luận thuốc được
biên soạn theo một quy trình chặt chẽ, khoa học bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn, có kiến
thức y dược sâu rộng và với tinh thần trách nhiệm cao.

Trong lần xuất bản này, các chuyên luận thuốc của cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam 2, tập I
được tập hợp cùng với 540 chuyên luận mới biên soạn tạo thành bộ Dược thư quốc gia Việt Nam lần
xuất bản thứ hai bao gồm 700 chuyên luận thuốc và 24 chuyên luận chung, giúp cán bộ y tế dễ tra cứu
và sử dụng.

Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia y, dược đã đóng
góp công sức, thời gian và kiến thức quý báu của mình cho bộ Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất
bản thứ hai.

Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bộ Y tế luôn quan tâm
chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tổ chức biên soạn.

Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các cán bộ của Trung tâm
Dược điển – Dược thư Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật và các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình đóng góp cho công tác biên soạn, hoàn thành bản thảo, xuất
bản và in ấn tài liệu quý giá này.

HỘI ĐỒNG DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
TS. Nguyễn Quốc Triệu

Hình ảnh: Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ 2
Hình ảnh: Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ 2

NỘI DUNG

Quyết định Ban hành Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ hai, 5

Lời nói đầu, 7

Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam II, 9

Hội đồng nghiệm thu Dược thư quốc gia Việt Nam II, 12

Trung tâm Dược điển – Dược thư Việt Nam, 12

Danh mục các chuyên luận thuốc, 13

Ký hiệu chữ viết tắt, 33

Các chuyên luận chung, 37

Hướng dẫn sử dụng Dược thư quốc gia Việt Nam, 39

Kê đơn thuốc, 40

Sử dụng thuốc ở người cao tuổi, 41

Sử dụng thuốc ở người suy giảm chức năng gan, thận, 43

Sử dụng thuốc ở trẻ em, 45

Sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú, 47

Sử dụng an toàn thuốc giảm đau, 48

Sử dụng hợp lý các thuốc điều trị bệnh hen phế quản, 51

Sử dụng hợp lý thuốc kháng động kinh, 55

Sử dụng hợp lý thuốc kháng HIV cho người bệnh HIV/AIDS, 61

Sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh, 70

Sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh cephalosporin, 72

Thuốc chống loạn thần, xử trí các tác dụng không mong muốn, 75

Tình hình bệnh lao, lao kháng thuốc và sử dụng hợp lý thuốc chống lao, 77

Phòng bệnh viêm gan B và sử dụng hợp lý thuốc điều trị viêm gan B mạn tính, 80

Phòng ngừa và xử trí phản ứng có hại của thuốc, 83

Dị ứng thuốc, 85

Ngộ độc và thuốc giải độc, 90

Dược động học và các thông số chính, 93

Tương tác thuốc, 95

Các chuyên luận thuốc, 99

Các phụ lục, 1497

Phụ lục 1: Xác định diện tích bề mặt thân thể người từ chiều cao và cân nặng, 1499

Phụ lục 2: Pha thêm thuốc tiêm vào dịch truyền tĩnh mạch, 1500

Phụ lục 3: Phân loại thuốc theo mã giải phẫu – điều trị – hóa học (mã ATC), 1510

Mục lục tra cứu, 1529.

HỘI ĐỒNG DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM II

(Theo Quyết định số: 3934/QĐ-BYT ngày 14/10/2009 và Quyết định số: 1842/QĐ-HĐDTQGVNII ngày 07/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chủ tịch: TS. Nguyễn Quốc Triệu.

Phó Chủ tịch: TS. Cao Minh Quang.

PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu

TS. Nguyễn Văn Tựu

DS. Nguyễn Văn Thanh

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

PGS.TS. Trần Thị Oanh

ThS. Nguyễn Quang Ân

Thư ký: ThS. Đặng Thị Minh Hằng

ThS. Cao Thị Mai Phương

BAN THƯỜNG TRỰC

Trưởng ban: TS. Nguyễn Quốc Triệu

Phó trưởng ban: TS. Cao Minh Quang

PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu

TS. Nguyễn Văn Tựu

DS. Nguyễn Văn Thanh

TS. Nguyễn Xuân Trường

Ủy viên: GS.TS. Ngô Quý Châu

GS.TS. Nguyễn Bá Đức

GS.TS. Lê Đức Hinh

PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh

PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

PGS.TS. Nguyễn Văn Kính

GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

PGS.TS. Trần Thị Oanh

GS.TS. Đặng Vạn Phước

ThS. Cao Thị Mai Phương

PGS.TS. Trịnh Văn Quỳ

PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết

PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ

GS.TS. Nguyễn Viết Tiến

GS.TS. Nguyễn Anh Trí

PGS.TS. Lê Văn Truyền.

CÁC BAN CHUYÊN MÔN

Ban Biên soạn

  • Trưởng ban: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu
  • Phó trưởng Ban: TS. Nguyễn Văn Tựu
  • PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
  • Thư ký ban: ThS. Cao Thị Mai Phương
  • ThS. Nguyễn Thị Hương
  • Ủy viên: TS. Nguyễn Hoàng Anh
  • TS. Phạm Thị Vân Anh
  • TS. Nguyễn Ngọc Chiến
  • TS. Trịnh Hùng Cường
  • TS. Nguyễn Thùy Dương
  • ThS. Lê Thị Thu Hiền
  • PGS.TS. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương
  • TS. Nguyễn Thị Liên Hương
  • TS. Phùng Thanh Hương
  • TS. Dương Thị Ly Hương
  • TS. Phan Quỳnh Lan
  • PGS.TS. Lê Thị Luyến
  • TS. Trần Minh Ngọc
  • TS. Đỗ Hồng Quảng
  • TS. Nguyễn Văn Rư DSCKII. Trần Thị Lệ Sung
  • ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo
  • PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Thanh
  • PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông
  • TS. Hà Văn Thúy
  • TS. Nguyễn Thị Xuân Thủy
  • TS. Phạm Thị Thúy Vân
  • PGS.TS. Đào Thị Vui Ban

Thẩm định – Phản biện

  • Trưởng ban: GS.TSKH. Hoàng Tích Huyền
  • Phó trưởng ban: GS.TS. Ngô Quý Châu
  • GS.TS. Đặng Vạn Phước
  • Thư ký ban: ThS. Cao Thị Mai Phương
  • ThS. Nguyễn Thị Hương
  • Ủy viên: PGS.TS. Vũ Điện Biên
  • PGS.TS. Trần Hữu Bình
  • PGS.TS. Nguyễn Tấn Bình
  • PGS.TS. Tạ Văn Bình
  • PGS.TS. Đào Kim Chi
  • PGS.TS. Nguyễn Trần Chính
  • PGS.TS. Lê Văn Cường
  • PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung
  • PGS.TSKH. Đỗ Trung Đàm
  • PGS.TS. Võ Công Đồng
  • ThS. Ngô Thị Bích Hà
  • GS.TSKH. Lê Đăng Hà
  • PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
  • ThS. Lê Hiếu
  • GS.TSKH. Tạ Thị Ánh Hoa
  • TS. Bùi Hữu Hoàng
  • GS.TS. Nguyễn Đình Hối
  • GS.TS. Đỗ Như Hơn
  • PGS.TS. Vũ Mạnh Hùng
  • GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền.
  • TS. Phạm Minh Hưng
  • GS.TS. Trần Hậu Khang
  • PGS. Chu Mạnh Khoa
  • PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
  • PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê
  • PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
  • PGS.TS. Nguyễn Văn Liệu
  • PGS.TS. Đào Văn Long
  • GS.TS. Trần Thị Lợi
  • PGS.TS. Nguyễn Tuyết Mai
  • PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh
  • PGS.TS. Võ Thành Nhân
  • PGS.TS. Trần Thị Oanh
  • ThS. Nguyễn Thị Đại Phong
  • GS.TS. Lê Văn Thành
  • PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng
  • GS. Nguyễn Thụ
  • PGS.TS. Trần Văn Thuấn
  • PGS.TS. Lê Anh Thư
  • BSCKII. Nguyễn Văn Tiệp
  • TS. Vũ Thị Trâm
  • PGS.TS. Quan Văn Trí
  • GS.TS. Nguyễn Lân Việt
  • GS.TS. Phạm Quang Vinh

Ban Biên tập

  • – Hiệu đính Trưởng ban: TS. Nguyễn Văn Tựu
  • Phó trưởng ban: PGS.TSKH. Đỗ Trung Đàm ThS. Cao Thị Mai Phương
  • Thư ký ban: ThS. Lục Thị Thu Hằng ThS. Nguyễn Thị Hương Ủy viên: PGS.TS. Đào Kim Chi DS. Trần Đức Chính GS.TSKH. Lê Đăng Hà ThS. Lê Thị Thu Hiền GS.TS. Lê Đức Hinh GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền TS. Vũ Ngọc Kim PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu ThS. Nguyễn Thị Phương Mai GS. Đặng Hanh Phức PGS.TS. Trịnh Văn Quỳ PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Thanh BSCKII. Nguyễn Văn Tiệp PGS.TS. Lê Văn Truyền

CỘNG TÁC VIÊN BIÊN SOẠN

  • TS. Nguyễn Quốc Bình ThS. Hà Thị Minh Châu DS. Đỗ Quý Diệm PGS.TS. Phạm Duệ PGS.TS. Phan Quang Đoàn PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn ThS. Phạm Thị Giảng TS. Nguyễn Thành Hải PGS.TS. Trần Đức Hậu DS. Nguyễn Thị Thu Hiền TS. Nguyễn Tiến Mạnh DS. Lê Thị Quỳnh Nga GS. Đoàn Thị Nhu TS. Nguyễn Trường Sơn TS. Huỳnh Quang Thuận TS. Nguyễn Thị Thuận GS.TSKH. Vũ Thị Minh Thục DS. Đinh Văn Trung GS.TSKH. Nguyễn Thu Vân TS. Phùng Thị Vinh.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM

Nhiều nước trên thế giới xuất bản Dược thư quốc gia. Một số nước chỉ soạn thảo Dược thư quốc gia ngắn gọn loại bỏ túi để giúp thầy thuốc tra cứu khi làm việc. Dược thư quốc gia Việt Nam là sách hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả do Bộ Y tế ban hành. Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ nhất được biên soạn trong khuôn khổ chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thụy Điển theo một quy trình chặt chẽ để cung cấp cho các bác sỹ, dược sỹ và cán bộ y tế các thông tin về thuốc, nhằm hướng tới sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Từ năm 2011 – 2013, Bộ Y tế đã tổ chức biên soạn cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ hai với khoảng 700 dược chất trong số hơn 1 000 dược chất có trong hơn 10 000 dược phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam, bao gồm các thuốc có trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam, Danh mục các thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế và một số thuốc chuyên khoa.

Dược thư quốc gia Việt Nam 2 được chia thành ba phần:

Phần một: Các chuyên luận chung trình bày về các vấn đề tổng quát liên quan đến sử dụng thuốc như: Sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em…

Phần hai: Các chuyên luận của 700 dược chất được trình bày theo thứ tự bảng chữ cái và theo tên gốc (tên chung quốc tế). Mỗi chuyên luận đều được trình bày theo bố cục thống nhất như sau:

1. Tên chuyên luận thuốc: Là tên viết theo tên thuốc gốc đã được Việt hóa theo nguyên tắc của Bộ Y tế.

2. Tên chung quốc tế: Viết theo quy định của danh pháp INN (International Nonproprietary Name).

3. Mã ATC (The Anatomical Therapeutic Chemical Code).

4. Loại thuốc: Phân loại theo nhóm tác dụng.

5. Dạng thuốc và hàm lượng: Dạng bào chế thông dụng hiện có trên thị trường và hàm lượng.

6. Dược lý và cơ chế tác dụng: Trình bày tác dụng dược học, dược động học và cơ chế tác dụng.

7. Chỉ định: Cung cấp thông tin để lựa chọn đúng thuốc và đúng chỉ định.

8. Chống chỉ định: Nêu các trường hợp cần tránh dùng thuốc.

9. Thận trọng: Các trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc, ví dụ đối với người cao tuổi, người có bệnh về gan, thận v.v…

10. Thời kỳ mang thai: Các thận trọng khi chỉ định thuốc cho người mang thai.

11. Thời kỳ cho con bú: Các thận trọng khi chỉ định thuốc cho người cho con bú sữa mẹ.

12. Tác dụng không mong muốn (Adverse drug reactions: ADR): Bao gồm những phản ứng phụ và các phản ứng đối nghịch có hại. Trong phần này các ADR được chia làm ba loại theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới: Loại thường gặp là ADR xảy ra trên 1 phần trăm số người dùng thuốc, loại ít gặp là ADR xảy ra dưới 1 phần trăm và lớn hơn 1 phần nghìn số người dùng thuốc, loại hiếm gặp là ADR xảy ra dưới 1 phần nghìn số người dùng thuốc.

13. Hướng dẫn cách xử trí ADR.

14. Liều lượng và cách dùng: Liều lượng ghi trong Dược thư nhằm hướng dẫn chung về liều lượng thông thường, dùng cho người lớn và trẻ em theo đường uống, trừ trường hợp có ghi rõ đường dùng khác. Thầy thuốc có thể cân nhắc để cho liều cao hơn hoặc thấp hơn liều thông thường để đạt được tác dụng điều trị tối ưu ở từng người bệnh cụ thể. Ở một số chuyên luận thuốc có ghi cả liều giới hạn khi kê đơn (ở người
lớn hoặc trẻ em) chủ yếu để hướng dẫn dược sỹ yêu cầu thầy thuốc xác nhận liều đã kê cao hơn liều bình thường.

15. Tương tác thuốc: Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng. Tác dụng đối kháng là hiện tượng một thuốc có thể làm giảm (hoặc mất) tác dụng của thuốc khác khi dùng đồng thời; ngược lại là tác dụng hiệp đồng (có khi tác dụng tăng cường đến mức gây độc cho người bệnh). Vì vậy cần thận trọng và khi thật cần thiết mới dùng chung các thuốc đó với nhau.

16. Độ ổn định và bảo quản.

17. Tương kỵ: Thuốc không được trộn lẫn với thuốc khác vì xảy ra phản ứng ngoài cơ thể.

18. Quá liều và xử trí.

19. Thông tin quy chế.

Bộ Y tế
Bộ Y tế

Trong một số chuyên luận thuốc, nếu một mục chưa có đầy đủ thông tin cần thiết thì sẽ được bỏ qua.
Phần ba: Các phụ lục bao gồm: Bảng xác định diện tích bề mặt thân thể người từ chiều cao và cân nặng; Pha thêm thuốc vào dịch truyền tĩnh mạch; Phân loại thuốc trong Dược thư quốc gia theo mã giải phẫu – điều trị – hóa học (ATC).

Các thông tin trong Dược thư quốc gia Việt Nam được tham khảo từ các sách giáo khoa về dược lý, các tài liệu hướng dẫn dùng thuốc và phác đồ điều trị chuẩn của Bộ Y tế và Tổ chức y tế thế giới, các sách hướng dẫn sử dụng và điều trị có uy tín trên thế giới như: Goodman & Gilman’s The Pharmacological Basis of Therapeutics; Martindale, British National Formulary (BNF); Drug information – American Hospital Formulary Service (AHFS)… nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác, cập nhật và thực tiễn.

Được sự quan tâm của Bộ Y tế, với sự tham gia tâm huyết của nhiều chuyên gia y – dược, Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam II, trong suốt 3 năm đã hoàn thành công tác biên soạn cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam 2. Mặc dù Ban biên soạn đã rất cố gắng, nhưng cuốn sách được biên soạn bởi nhiều tác giả và có nội dung lớn, vì vậy khó tránh khỏi thiếu sót. Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để các lần xuất bản tiếp theo, Dược thư quốc gia Việt Nam có chất lượng cao hơn.

Tài liệu tham khảo

Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ 2

Xem thêm:

[Link tải] Dược điển Anh bản mới nhất (BP2020)

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here