Tỏi (Garlic)
Giới thiệu về Tỏi
Danh pháp
Allium sativum L. (Họ Hành – Alliaceae).
Tên gọi khác
Tỏi ta, Đại toán, Hom kía, Sluôn.
Đặc điểm thực vật
Cây Tỏi là một loài cây thảo, sống quanh năm, chiều cao rơi vào khoảng 30-40cm. Thân hành khá ngắn, có dạng hình tháp, bao gồm các hành con được gọi là ánh tỏi. Các ánh tỏi to nhỏ không đều và xếp ép vào nhau quanh trục lõi. Lớp vỏ bên ngoài của thân hành khá mỏng, có màu trắng hay hơi hồng.
Lá của cây Tỏi dài, hẹp, phẳng, mỏng, bẹ tương đối to, dài với các rãnh dọc, phần đầu nhọn hoắt, có gân song song, cả hai mặt đều nhẵn.
Cụm hoa của cây mọc phía ngọn tạo thành đầu tròn, được bao bọc bởi các lá mo dài, mũi nhọn. Hoa thường có màu trắng hay hồng, hoa có cuống dạng sợi dài. Bao hoa có 6 phiến dạng mũi mác, chúng xếp thành 2 hàng, thuôn. Nhị 6, chỉ nhị kèm theo cựa dài, chúng đính vào những mảnh bao hoa, bầu gân có hình cầu.
Phân bố – Sinh thái
Cây Tỏi có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Trung Á, sự tồn tại của thảo mộc này ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp đã được biết đến từ 3000 năm TCN. Sau đó người Bồ Đào Nha, Pháp và Tây Ban Nha đã đưa Tỏi từ Châu Âu qua Châu Mỹ. Hiện nay, Tỏi có mặt ở khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt ở vùng có khí hậu nhiệt đới xích đạo.
Tại Việt Nam, Tỏi có mặt ở khắp cả nước, trong đó có 2 nhóm tỏi đang được trồng là nhóm Tỏi củ nhỏ, tập trung ở miền Bắc, còn nhóm củ to thì xuất hiện ở vùng phía Nam.
Bộ phận dùng
Bộ phận thường hay dùng là phần thân hành (giò) còn có tên khác là Đại toán. Thường thu hoặc vào cuối đông, có thể sử dụng Tỏi tươi hoặc phơi khô hẳn để sử dụng dần.
Tính vị – Quy kinh
Tính vị: Tỏi có mùi hôi, vị cay, tính ấm.
Quy kinh: quy vào những kinh như Phế, Vị, Tỳ và Thận.
Thành phần hóa học
Tỏi có chứa các thành phần nổi bật như tinh dầu, Iod, Allicin.
Cất kéo hơi nước phần thân hành thu được tinh dầu, trong đó có Allyl Propyl Disulfid cùng với các chất Disulfid khác.
Khi tế bào tỏi bị phá hủy chúng ta có thể nhận thấy mùi bốc lên do có các chất Sulfua gây ra.
Thành phần Alliin tồn tại khi Tỏi chưa bị phá hủy. Chất này bị phân giải dưới tác động của Alliinase và tạo thành 2-Propen Sulphenic và Acid Purivic. Sau đó chất Acid Purivic nhanh chóng bị chuyển thành Allicin, Allicin bị oxy hóa dưới tác động của không khí tạo ra Diallyl Disulfid.
Sản phẩm khi ngưng tụ Allicin gồm có Vinyl dithiin và Ajoen.
Ngoài ra trong tỏi còn có ác hợp chất Polysaccharid, Protein, Saponin Steroid, Quercetin, Azulen và Pectic.
Lợi ích của Tỏi
Hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch
Tỏi và những chế phẩm của nó được ghi nhận về lợi ích phòng ngừa, chữa trị bệnh về tim mạch. Nhiều tài liệu ủng hộ việc tiêu thụ Tỏi có thể cải thiện đáng kể tình trạng huyết áp cao, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn hỗ trợ hạ Cholesterol, Triglycerid huyết, tăng cường tiêu sợi huyết, hạn chế kết tập tiểu cầu.
Phòng chống khối u
Các nghiên cứu ở cả ống nghiệm lẫn cơ thể sống đã gợi ý tiềm năng của Tỏi trong phòng ngừa ung thư. Tác động chống khối u chủ yếu là nhờ Allylsulfid. Các dẫn xuất khác trong Tỏi có liên quan tới khả năng điểu chỉnh cơ chế phân tử trong cơ chế bệnh sinh của ung thư.
Tốt cho người bị tiểu đường
Một số nghiên cứu cho thấy Tỏi co thể giúp hạ đường huyết trên động vật. Tuy nhiên lợi ích của nó trong kiểm soát đường máu ở người còn khá nhiều tranh cãi.
Ăn Tỏi có tốt cho gan không?
Theo một số nghiên cứu, ăn Tỏi có thể bảo vệ tế bào gan trước những chất độc, yếu tố có hại. Ngoài ra, Tỏi còn giúp giảm độc tính Nitrat trên gan khi đánh giá ở chuột.
Kháng khuẩn
Gần đây, Tỏi đã được chứng minh là có khả năng phòng chống nhiều vi khuẩn cả Gram âm và dương. Người ta cũng chứng minh rằng Tỏi giúp ức chế các vi khuẩn bất lợi tại đường ruột.
Tác động kháng khuẩn của Tỏi chủ yếu nhờ vào hoạt động của Allicin.
Chống động vật nguyên sinh
Một số nghiên cứu về chiết xuất của Tỏi cho thấy hiệu quả phòng chống nhiều loại động vật nguyên sinh nhờ có Ajoene, Allicin và Organosulfide.
Kháng nấm, kháng virus
Các tài liệu về Tỏi còn cho thấy khả năng kháng virus và kháng nấm của dược liệu này.
Công năng – Chủ trị
Tỏi có các công năng chính như tiêu đờm, giải cảm, lợi tiểu, giải độc, trừ giun, hạ khí và thông quan.
Chủ trị cảm cúm, áp xe, ung nhọt, lỵ trực khuẩn, viêm tấy, lỵ amip.
Nên ăn Tỏi và lúc nào?
Thời điểm ăn Tỏi thích hợp và đem lại lợi ích tối ưu với con người là buổi sáng. Có thể dùng với mật ong để kiểm soát vị và mùi của Tỏi.
Tác hại của củ Tỏi sống
Việc ăn Tỏi sống có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, nhất là các trường hợp có bệnh về dạ dày.
Sử dụng lượng Tỏi lớn còn gây ợ nóng, buồn ói, chướng bụng, đầy hơi.
Ai không nên ăn Tỏi sống
Nên hạn chế ăn Tỏi ở người bị tiêu chảy, thị lực kém, có bệnh về mắt.
Một số bài thuốc
Bài thuốc cường dương, ích thận
Tỏi ăn cùng với hẹ và thị dê trắng (khoảng 400g/lần), mỗi 3 ngày lại ăn 1 lần.
Chữa cảm cúm và sốt truyền nhiễm
Tỏi được giã để lấy khoảng 10ml nước cốt, uống trực tiếp. Ngoài ra có thể nút mũi bằng bông tẩm nước cốt Tỏi để tránh lây nhiễm bệnh.
Chữa lỵ
10g Tỏi giã nhỏ và ngâm trong 100ml nước nguội, ngâm khoảng 2 tiếng. Sau đó lọc lấy nước, bỏ phần bã. Sử dụng nước thu được và thụt vào trong hậu môn, giữ nguyên 15 phút. Mỗi ngày dùng 1 lần, kết hợp ăn với tỏi sống với lượng 6g/ngày, chia làm 3 lần. Khoảng 5-7 ngày điều trị sẽ thấy kết quả.
Tài liệu tham khảo
- Leyla Bayan, Peir Hossain Koulivand và Ali Gorji (2014), Garlic: a review of potential therapeutic effects, Pubmed. Truy cập ngày 30/12/2024.
- Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Tỏi, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 30/12/2024.
- Đỗ Tất Lợi (2004), Tỏi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 30/12/2024.
Xuất xứ: New Zealand
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Anh
Xuất xứ: Nga
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: VIỆT NAM
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Australia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Anh
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam