Thương Truật (Mao Thương Truật)
Tên khoa học
Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Thương truật), họ Cúc (Asteraceae).
Nguồn gốc
Thân rễ khô của loài Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Thương truật), họ Cúc (Asteraceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Giang Tô, Hồ Bắc, Hà Nam và Chiết Giang.
Thu hái và chế biến
Thu hoạch vào mùa Xuân và Thu, làm sạch đất cát, phơi khô, bỏ rễ con.
Tính vị và công năng
Vị cay, đắng, tính ôn. Táo thấp kiện tỳ, khư phong tán hàn, minh mục.
Thấp tà bế Tỳ: bụng trên đầy trướng, không muốn ăn, tay chân mỏi mệt, cơ thể nặng nề, thủy thũng.
– Phong thấp tý chứng: khớp xương và toàn thân đau nhức hoặc sưng.
– Thấp nhiệt hạ chú: chân mềm, gối mỏi (phần nhiều phối Hoàng bá, Ngưu tất).
– Thấp độc uất biểu: thấp chẩn gây ngứa, mụn nhọt, mụn nước.
Đặc điểm dược liệu
Dược liệu có dạng chuỗi hạt không đều hoặc hình trụ tròn có nhiều mấu. Bề mặt màu nâu xám.
Thể chất: cứng chắc, dễ gãy, mặt gãy phẳng. Mùi: thơm đặc biệt của tinh dầu. Vị: hơi ngọt, cay, đắng.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại to, thể chất cứng chắc, mặt phiến có nhiều “điểm chu sa”, mùi thơm nồng.
Kiêng kỵ
Người âm hư có nhiệt và táo kết, ra nhiều mồ hôi thì không dùng.
Liều dùng
Liều dùng: 3-9g/ ngày.
Thương truật cùng Hoàng bá, Ngưu tất, Thạch cao thì đi xuống trị thấp ở hạ tiêu, Cho vào bài “Bình vị tán” thì trừ thấp ở vị, cho vào thuốc như Thông bạch, Ma hoàng thì tán được tà ở tấu lý đến bì phu.
Khí vị Thương truật cay nóng, công hiệu trừ thấp phát hãn rất lớn, nhưng tán nhiều hơn bổ. Bạch truật cam ôn tính hoãn, kiện Tỳ khứ thấp sức bổ tỳ thổ mạnh hơn, bổ nhiều hơn tán.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Singapore
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Các tác nhân tạo máu
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam