Sâm Cau (Tiên Mao/Sâm Đại Hành)

Showing all 17 results

Sâm Cau (Tiên Mao/Sâm Đại Hành)

Tên khoa học

Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.), họ Thùy tiên (Amaryllidaceae)

Loài Curculigo orchioides Gaertn. (Sâm cau), họ Thủy tiên (Amaryllidaceae).
Loài Curculigo orchioides Gaertn. (Sâm cau), họ Thủy tiên (Amaryllidaceae).

Khu vực phân bố

Sâm cau có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay được tìm thấy phân bố nhiều ở các nước Đông Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Trung Quốc và Việt Nam. Sâm cau thường sẽ tập trung và phát triển mạnh tại vùng có khí hậu ẩm ướt và đặc biệt sinh trưởng tốt trong điều kiện có đất màu mỡ và dinh dưỡng. Ngoài ra Sâm cau cũng có thể mọc trên các vùng núi đá. Sâm cau có thể sinh sống và phát triển ngay ở nhưng nơi thiếu ánh sáng, bóng râm.

Tại Việt Nam, Sâm cau được chủ yếu tập trung tại 1 số tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam, Điện Biên,..

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của Sâm cau là thân rễ sau khi đã được sấy hoặc phơi khô của cây Sâm cau. Thân rễ Sâm cau có hình trụ, dài 3-10cm với đường kính 4-12mm, hơi cong queo. Mặt ngoài của thân rễ có màu nâu đen tới màu nâu, xù xì có các vết nhăn ngang và lỗ sẹo của các rễ con. Mùi thơm nhẹ có vị cay đắng.

Thành phần của Sâm cau

Rễ Sâm cau chứa các thành phần chính bao gồm acetone (1,5%–1,8%), tro (3,3%–3,9%), và curculigoides (0,2%).

Chế biến

Thân rễ Sâm cau được thu hoạch vào mùa đông hay thu đây là lúc cây được phát triển tốt và có hàm lượng hoạt chất cao nhất, sau khi đào lấy củ, Sâm cau được loại bỏ các rễ sợi và đuôi sau đó rửa sạch để loại bỏ tạp, sau đó thái lát và phơi khô hoặc sấy.

Tính vị, quy kinh

Sâm cau có tính ôn, tân, hơi độc và quy vào kinh can, thận.

Tác dụng dược lí

Theo y học cổ truyền

Sâm cau có tác dụng bổ thận tráng dương, khử hàn trừ thấp, cường cân cốt.

Chủ trị: di tinh đau nhức cơ khớp do hàn, liệt dương, ỉa chảy sợ lạnh, chân tay yếu mềm.

Rễ của Sâm cau (Curculigo orchioides) đã được sử dụng để điều trị các bệnh về thính giác như ù tai và giảm thính lực trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Theo y học hiện đại

Sâm cau có tác dụng như một chất thích nghi và kích thích tình dục mạnh mẽ trong, kích thích miễn dịch, bảo vệ gan, chống oxy hóa, chống ung thư và trị đái tháo đường. Các thành phần hóa học khác nhau như chất nhầy, glycoside phenolic, saponin và các hợp chất aliphatic từ cây đã được báo cáo.

Trong nghiên cứu hiện tại chiết xuất etanolic của thân rễ đã được đánh giá về tác dụng của nó đối với hành vi tình dục ở chuột. Sử dụng 100 mg/kg chiết xuất thay đổi đáng kể hành vi tình dục được đánh giá bằng cách xác định các thông số như cương cứng dương vật, hiệu suất giao phối, tần suất gắn kết và độ trễ gắn kết. Ngoài ra, tác dụng đồng hóa và sinh tinh rõ rệt đã được chứng minh bằng việc tăng cân của các cơ quan sinh sản. Phương pháp điều trị cũng ảnh hưởng rõ rệt đến hành vi tình dục của động vật thể hiện ở việc giảm độ trễ thú cưỡi, tăng tần suất thú cưỡi và nâng cao khả năng hấp dẫn đối với con cái. Chỉ số cương cứng dương vật cũng được tăng lên trong nhóm được điều trị.

Hàm lượng curculigoside trong Sâm cau cũng cho thấy các hoạt động dược lý phổ rộng, bao gồm thích ứng, kích thích miễn dịch, thay đổi vị giác và vị ngọt, chống oxy hóa, ổn định tế bào mast, hoạt động kháng histamin và chống hen suyễn, bảo vệ gan và bảo vệ thần kinh.

Thân rễ của cây được dùng trị suy nhược sức lực, vàng da và hen suyễn. Chiết xuất metanol của nó đã được chứng minh là tăng cường hoạt động thực bào của đại thực bào.Hoạt tính kích thích miễn dịch đáng kể đã được tìm thấy trong phần giàu glycoside tinh khiết được phân lập từ dịch chiết etyl axetat. Cấu trúc chính xác của glycoside hoạt động vẫn chưa được xác định. Một mặt, việc tăng hiệu giá hiệu quả ngưng kết hồng cầu và tế bào hình thành mảng bám và mặt khác là phản ứng quá mẫn loại chậm cho thấy rằng phần glycoside kích thích cả phản ứng miễn dịch qua trung gian dịch thể và tế bào. Phần glycoside kích thích phản ứng miễn dịch bằng cách tác động lên cả đại thực bào và tế bào lympho.

Các thí nghiệm cho thấy chiết xuất etanolic của Sâm cau có tác dụng thích ứng, chẳng hạn như tăng cường khả năng chịu nhiệt độ cao và tình trạng thiếu oxy. Nó cũng có tác dụng an thần, chống co giật và giống như androgen. Bên cạnh đó, nó làm tăng hoạt động miễn dịch.

Cách dùng, liều dùng

Ngày dùng 3-9g Sâm cau. Thường phối hợp với các thuốc khác.

Phân biệt Sâm cau thật và Sâm cau giả

Trên mạng xã hội và thực tế hiện nay có nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa Sâm cau và Bồng bồng hay còn được biết đến với tên Lá hen. Hiện nay nhu cầu của thị trường về sâm cau ngày càng tăng nên nhiều người bán hàng đã sử dụng thân rễ Bồng bồng để đánh lừa khách hàng, chạy theo lợi nhuận. Vậy để các bạn độc có thể nhận biết và phân biệt 2 loại cây  Sâm cau và Bồng bồng này bài viết xin được cập nhật những thông tin như sau:

  • Đầu tiên khi lên các trang mạng truyền thông và đánh tìm kiếm “Sâm cau” thì phần lớn số lượng hình ảnh được gợi ý là loại thân rễ có màu đỏ cam và đó là Sâm cau giả, thực chất đó là thân rễ của cây Bồng bồng mà nhiều người nhầm lẫn là thân rễ Sâm cau. Thân rễ cây Bồng bồng thì được phân thành nhiều nhánh nhỏ, Trong khi đó thân rễ Sâm cau thật có màu nâu đen tới màu nâu, xù xì có các vết nhăn ngang và chỉ có 1 rễ chính không phân nhánh, xung quanh có các rễ con bám quanh thân rễ chính. Lá của Sâm cau hẹp và tụ lại thành từng từng từ thân rễ, xếp thành các nếp như lá cau và thân Sâm cau thường được chia đốt rõ ràng.
  • Bồng bồng khi được sử dụng thì bộ phận dùng là lá đã sấy hay phơi khô của cây Bồng bồng nhưng Sâm cau lại dùng bộ phận là thân rễ vì vậy việc dùng thân rễ của cây Bồng bồng hiện nay không phổ biến và hoàn toàn không có tác dụng sinh lý.
  • Trong đông y, Bồng bồng có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, bạch đái, chữa lý hay đi ngoài ra máu,..đồng thời bên cạnh đó có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trong Sâm cau thậm chí còn có độc tính. Trên thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy độc tính bán trường diễn (LD50) khoảng 175mg/kg và bồng bồng cũng gây sảy thai ở động vật thí nghiệm.
  • Hiện nay trên thị trường còn xuất hiện thực trạng gọi Bồng bồng là sâm cau đỏ để đánh lừa khách hàng. Theo dược điển Việt Nam V và trong cuốn sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi rõ ràng rằng Cây Bồng bồng hay còn gọi là cây Lá hen, cây Nam tỳ bà là 1 loại dược liệu sử dụng lá để trừ đờm, tiêu độc, giảm ho, khí nghịch được chủ trị trong hen suyễn kèm đờm, ho hay dùng ngoài để điều trị mụn nhọt, ngứa lở, rắn cắn, đau răng với liều 6-12 g, dạng thuốc sắc. Bồng bồng có thân gỗ nhỏ với chiều cao từ 5-7m mọc rải khắp các khu vực ven biển nước ta. Trong khi đó sâm cau đỏ là loại cây thân thảo chứ không phải thân gỗ và chiều cao của Sâm cau chỉ dưới 1m. Lá cây bồng bồng có hình bầu dục giống lá mít thì sâm cau đỏ lại có lá thuôn dài. Thân gỗ cây bồng bồng rất cứng, không có củ và không sử dụng được trong khi đó thân rễ sâm cau đỏ là bộ phận chính được dùng của loài cây này với đặc tính là có củ mùi thơm, màu đỏ, vị ngọt nhẹ.
Phân biệt Sâm cau và Bồng bồng
Phân biệt Sâm cau và Bồng bồng

Bài thuốc chứa Sâm cau

  • Trị liệt dương, ù tai: rễ có lẫn quả của Kim anh tử + Sâm cau mỗi vị thuốc lấy 20g sau đó đem hầm với thịt và ăn.
  • Trị người già bị tiểu sót: 40g Sâm cau đêm ngâm rượu và uống
  • Cường tráng gân cốt, sáng mắt, bổ ích tinh thần: 1,2 kg Sâm cau đem ngâm với nước vo gạo trong 5 ngày (nếu là mùa hè chỉ ngâm trong 3 ngày) sau đó bỏ nước ngâm và dùng dao nạo vỏ rồi phơi trong bóng râm lấy được 1 kg. 1,2 kg Thương truật ngâm trong nước vo gạo trong 5 ngày rối đem gọt vỏ và sấy khô thu lại được 1 kg. 600g Câu kỳ tử + 480g Xa tiền tử + 8 lạng bạch linh + 8 lạng tiểu hồi + 8 lạng Bá tử nhân bỏ xác + 160g Thục địa + 160g Sinh địa hoàng. Tất cả đem tán bột và lấy rượu quấy hồ làm viên hoàn to bằng hạt ngô mỗi lần uốn 50 viên, uống 2 lần/ngày trước khi ăn với rượu âm.
  • Định suyễn, hạ khí, bổ tâm thận: 20g Bạch tiên mao ngâm nước vo gạo 3 đêm, phơi khô, sao + 20g Nhân sâm + 40g A Giao + 60g Kê nội kim tất cả đem tán bột rồi uống 8g/lần với nước cơm sôi lúc đói.
  • Trị bệnh cao huyết áp do hội chứng bốc hỏa tiền mãn kinh: Tiên linh tỳ, Sâm cau, Ba kích, Đương quy, Hoàng bá, Tri mẫu, lấy tỉ lệ đồng lượng sau đó đem sắc đặc thành cao lỏng và uống 20-40g/lần x 2 lần/ngày.
  • Trị phụ nữ băng huyết đã thành chứng lậu: 12g Sâm cau tán bột. Chuẩn bị  Xà quả thảo + Toàn tần quy lượng bằng nhau đem sắc lấy nước uống  kết hợp với bột Sâm cau.
  • Trị ung thư hỏa độc, mụn sưng không có đầu, ắc xanh đen: Sâm cau đem sắc lên hòa thêm rượu uống hoặc giã nát Sâm cau tươi đắp vào.
  • Trị rắn độc cắn: Sâm cau + Bán biên liên giã nát đắp vào chỗ rắn cắn.
  • Bạch đới do thận hư:
    • Bài thuốc 1: 15g Sâm cau sắc uống.
    • Bài thuốc 2: 6g Sâm cau tươi + 10g Từ trường khanh+  2 quả cật heo. Hầm lấy nước uống, ăn cái.
  • Sau khi sinh bị ho:
    • Bài thuốc 1: 30g Sâm cau đem  sắc uống.
    • Bài thuốc 2: 30 g Sâm cau tươi + 15g phổi heo. Hầm lấy nước uống, ăn cái.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Dược điển Việt Nam V, Tập 2, trang 1311-1312.

Ho và cảm

Oryn

Được xếp hạng 5.00 5 sao
120.000 đ
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
Dạng bào chế: SiroĐóng gói: Hộp 20 ống x 10ml, Hộp 1 chai 100ml

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Byexoang Saman

Được xếp hạng 5.00 5 sao
360.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Ho và cảm

Hoàng Bảo Đan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
225.000 đ
Dạng bào chế: Cao lỏngĐóng gói: Hộp 1 chai x 100ml

Xuất xứ: Việt Nam

Thuốc tăng cường miễn dịch

Sâm Việt Tim Pharma

Được xếp hạng 5.00 5 sao
320.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 6 vỉ x 5 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

Khang Dược

Được xếp hạng 5.00 5 sao
280.000 đ
Dạng bào chế: viên nang cứngĐóng gói: Hộp 1 lọ 20 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

Cường Lực Nam Dược Vương

Được xếp hạng 5.00 5 sao
400.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Ho và cảm

Heviho (Dạng viên)

Được xếp hạng 5.00 5 sao
190.000 đ
Dạng bào chế: viên nénĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

Sâm Nhung Cường Lực Tuệ Linh

Được xếp hạng 5.00 5 sao
192.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm họng, viêm phế quản

Cao Lỏng Vượng Khí

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Cao lỏngĐóng gói: Hộp 1 chai 100 ml

Xuất xứ: Việt Nam

Trị tăng tăng acid uric máu và bệnh gout

Purino

Được xếp hạng 5.00 5 sao
690.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 60 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

Nhất Nam Dương XM

Được xếp hạng 5.00 5 sao
750.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 1 lọ 50 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

HorseKing

Được xếp hạng 5.00 5 sao
450.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

Viên bổ thận hàu biển An Đại Phát

Được xếp hạng 5.00 5 sao
360.000 đ
Dạng bào chế: viên nang cứngĐóng gói: Hộp 2 lọ x 30 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

ManPlus Gold

Được xếp hạng 5.00 5 sao
750.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 1 lọ x 50 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

Sâm Kỳ Vương (hộp 4 viên)

Được xếp hạng 5.00 5 sao
253.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 4 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh

Viganam Tâm Bình

Được xếp hạng 5.00 5 sao
310.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứng Đóng gói: Hộp 60 viên

Xuất xứ: Việt Nam