Sa Nhân (Sa Sâm Bắc)
Tên khoa học
Amomum longiligulare thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)
Tên khác
Sa Nhân còn có tên khác là Súc Sa Nhân.
Nguồn gốc
Cây Sa Nhân là cây gì? Sa Nhân là loại cây mọc hoàng và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta, tại miền Bắc cũng như các tỉnh miền Trung. Sa Nhân còn được thấy ở Láo, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ. Hàng năm Sa Nhân tại Việt Nam có ước tính thu hoạch 250-400 tấn.
Đặc điểm cây Sa Nhân
- Cây Sa Nhân là loại cây cỏ có chiều cao 2-3 m gần giống cây riềng như thân cây Sa Nhân có thân rễ không phát triển thành các củ sa nhân như riềng.
- Hoa cây sa nhân có màu trắng, có xuất hiện các đốm tím và mọc thành chùm ở gốc. Từ rễ cây nảy ra 1 mầm ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi gốc bao gồm 3-6 chùm hoa trên mỗi chùm có 4-6 hoa. Mùa ra hoa là tháng 4-5 hàng năm.
- Lá Sa Nhân có máu xanh thẫm và dài 15-35 cm mặt lá bóng nhẵn, rộng 4-7 cm.
- Quả cây sa nhân là quả nang có 3 ngăn và bắt đầu đậu vào tháng 5 đến tháng 7-8 thì quả chín, quả có hình trứng quả to nhất bằng đầu ngón tay cái và trung bình mỗi quả to bằng đầu ngón tay giữa, đường kính 1-1,5cm chiều dài 1,5-2 c,. Mặt ngoài của vỏ có nhiều gai đều nhau khi bóp sẽ vỡ thành 3 mảnh.
- Hạt sa nhân đính theo kõi dính phôi trung trụ, mỗi hạt có chấm đen hay màu hung hung khi cho lưỡi vào nếm thấy có vị chua gay cay nồng.
- Sau đây là hình ảnh cây sa nhân
Bộ phận dùng
Sa Nhân bộ phận dùng là quả, hạt sa nhân.
Thu hái, chế biến
- Sa Nhân nên thu hoạch kho vỏ ngoài đã vàng thẫm kẽ gai đã thưa, dễ bóc vỏ và bóp thấy quả vẫn còn cứng nhưng nếu quá 5-7 ngày mới hái thì quả Sa Nhân sẽ mềm và có vị ngọt loại sa nhân này có giá trị kém hơn vì tinh dầu sa nhân ít hơn và khó bảo quản hơn. Sa Nhân thu hoạch vào mùa hè lúc thời tiết khô ráo thì hái quả chín để cả vỏ sau đó tãi phơi cho thật khô nếu không thì có thể dùng biện pháp sấy kịp thời tốt nhất nên phơi nắng và ban ngày và sấy vào ban đêm khoảng 4-5 ngày là quả khô. Sa Nhân khô kiệt đem bỏ vỏ và lấy phần hạt bên trong đem phơi hoặc sấy tại nhiệt độ 40-45 độ đến khi hạt khô.
- Muốn bóc vỏ Sa Nhân cần dùng dùi nhỏ/dao con chọc vào vỏ của quả Sa Nhân.
- Căn cứ vào thời kỳ thu hái và phơi sấy người ta phân ra làm nhiều loại sa nhân như: sa nhân hạt cau, sa nhân non, sa nhân vụn, sa nhân đường. Trong đó tốt nhất là sa nhân hạt cau, sau đó là sa nhân non đến sa nhân vụn, cuối cùng là sa nhân đường.
- Sa Nhân hạt câu là loại tốt nhất có chứa hạt mẩy và to khi khô thì hạt không bị nhăn nheo, hạt có màu nâu sẫm, nhấm có vị cay, cứng và nồng.
- Sa nhân non: là loại tốt thứ 2 bên trong hạt không mẩy có vết nhăn nheo, nhấm thì ít cay và màu vàng răng ngựa.
- Sa Nhân vụn là loại 3 gồm những quả Sa Nhân non vỡ ra hay không được sấy đúng cách, kém cay.
- Sa Nhân đường: loại 4 sờ thấy dính, ẩm tay có vị ngọt và mềm, màu đen.
Tính vị, quy kinh
Sa Nhân có tính tân, ôn quy kinh thận, vị tỳ.
Thành phần hóa học
Trong Sa Nhân có chứa 2-3% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là bocneola, acetat bornyl, canmpho, limonen, camphen, pinen, phelandren, linalo, parametoxyelxinamat, nerolidola.
Định tính
- Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bột dược liệu Sa Nhân thấy có phát quang màu tím nâu.
- Sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng:
- Bản mỏng: silicagen gel G.
- Dung môi triển khai: ethyl acetat: cuclohexan (1:22)
- Dung dịch thử: hòa tan tinh dầu thu được khi định lượng trong cồn 96% để cho dung dịch có nồng độ 20 microlit/ml.
- Dung dịch đối chiếu: lấy mẫu chuẩn Sa Nhân cất lấy tinh dầu và chuẩn bị như dung dịch thử.
- Tiến hành chấm lên bản mỏng 1 microlit mỗi dung dịch thử và đối chiếu sau đó triển khai chạy sắc ký sao cho giá trị Rf của dung dịch thử và dung dịch chuẩn là tương đương.
Định lượng
Tiến hành định lượng tinh dầu trong Sa Nhân bằng cách cân chính xác 20 g bột dược liệu với 150ml nước trong 4 giờ và dược liệu phải chứa ít nhất 1,5% tinh dầu tính theo chế phẩm khô kiệt.
Tác dụng của cây Sa Nhân
- Nước sắc Sa Nhân có tác dụng hưng phấn với ruột của động vật thí nghiệm là chuột lang cô lập ở nồng độ thấp nhưng ở nồng độ cao thì nó lại có tác dụng ức chế.
- Tinh dầu Sa Nhân có tác dụng ức chế , giảm tính hưng phấn co thắt ruột, giảm đau, tiêu trướng.
- Chiết xuất từ quả Sa Nhân cho thấy tác dụng thúc đẩy tốt việc kích hoạt đại thực bào, điều hòa miễn dịch của ALPP.
- Hai polysaccharide được phân lập từ quả Sa Nhân tăng cường miễn dịch, làm tăng nồng độ kháng thể IBDV.
Công năng của cây Sa Nhân
Sa Nhân được dùng trong chủ trị ăn không tiêu, lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy thuộc hàn, nôn mửa, cơ nhục, động thai, ăn không tiêu.
- Tác dụng của hạt sa nhân: Sa nhân có mùi thơm, có vị cay, quy kinh Tỳ vị là chủ yếu nên có tác dụng điều hoà thông suốt, chữa các trường hợp khí trệ ở tỳ vị gây ăn kém lạnh bụng, đầy trướng hoặc ăn uống không tiêu, thấp tà trệ ở trung tiêu. Sa nhan có tác dụng giống với trần bì ở tác dụng hòa tỳ vị, điều hành khi hóa tháp, tuy nhiên Sa nhân có mức độ tác dụng yếu hơn Trần bì. Sa nhân thiên về hóa thấp (hóa thấp là biến hóa thấp thành một dạng khác nghĩa làm hết thấp bằng cách cho ra theo đường mồ hôi, tiểu tiện – đây gọi là trừ thấp gián tiếp) còn Trần bì là Táo thấp (trực tiếp trừ hết thấp tà – đây gọi là trừ thấp trực tiếp). Nói chung Sa nhân tác dụng không mạnh bằng Trần bì.
- Công dụng của quả sa nhân là hành khí an thai chỉ thống, đây là tác dụng hay nhất của Sa nhân, trong các thuốc hành khí thì sa nhân được khuyến cáo dùng cho phụ nữ có thai. Khi có thai phụ nữ rất hay mắc các triệu chứng như bụng khó chịu đau, lợm giọng buồn nôn, đa phần các chứng này đều do khí trệ và Sa nhân có tác dụng hiệu quả trong điều trị các triệu chứng này.
Cách dùng sa nhân
Dùng sa nhân dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán đều được mỗi ngày dùng từ 3-6 g.
Kiêng kỵ
Không dùng Sa Nhân cho người âm hư nội nhiệt.
Bảo quản
Để nơi thoáng gió, khô mát tránh nóng ẩm.
Một số bài thuốc có chứa Sa Nhân
- Sa Nhân chữa ăn uống không tiêu, đầy bụng, nôn mửa, đau: 4 g Sa Nhân + 6g mộc hương + 6 g chỉ thực + 4 g bạch truật, tất cả đem tán nhỏ rồi dùng nước sắc bạc hà với gạo đem làm hồ rồi viên thành viên sao cho mỗi viên nặng khoảng 250 mg và uống 2-3 viên/ngày.
- Sa Nhân trị nóng cổ, ợ chua, ăn vào thì đau, đói cũng đau: lương trắng + Sa Nhân + ngải tượng + nghệ đem + nghệ+ riềng mỗi thứ 1 nắm + lá thị +cóc kèn dây + rau dền gai mỗi thứ 2 nắm, tất cả đem sắc nước rồi uống.
- Trẻ con bú vào bị trớ ra: 14 hạt đậu khấu + 14 hạt sa nhân + 8g cam thảo tất cả đem tán nhỏ rồi xát vào miệng.
- Quả sa nhân ngâm rượu có tác dụng gì? Dùng 10 g quả Sa Nhân ngâm với rượu trắng và để 10-15 ngày sau đó xoa bóp nên vùng da bị đau nhức giúp giảm đau hiệu quả.
- Giảm triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ có thai: nấu 30g gạo tẻ + 3 g sa nhân nghiền mịn thành cháo và ăn lúc nóng vào lúc trước khi ngủ buổi tối, ăn vào buổi sáng.
- Sa Nhân trị đau răng: Ngậm sa nhân.
- Chữa tiêu chảy: Sa nhân, vỏ quýt, nhục quế, gừng tươi mỗi vị 8g + củ mài sao, phá cố chỉ, bố chính sâm, tục đoạn mỗi vị 12g. Tất cả tán bột, uống 20g mỗi ngày.
- Hỗ trợ giảm tình trạng viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g + dạ dày lợn 1 cái (thái chỉ) rồi nấu thành canh với sa nhân và vừa ăn dạ dày vừa uống nước cách, dùng trong 10 ngày.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Viêm họng, viêm phế quản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam