Nhân Sâm
Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Nhâm Sâm
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác
Sâm Cao ly, Sâm Triều Tiên, Sâm Hàn quốc.
Tên khoa học:
Panax ginseng A. Meyer, Araliaceae (họ Ngũ gia bì).
Loài Panax ginseng A. Meyer, Araliaceae
Mô tả cây
Cây thuộc thảo, sống lâu năm, cao 0,5-0,7m. Lá kép mọc vòng. Lá gồm 3-5 lá chét mọc thành hình chân vịt. Lá chét hình trứng, mép lá có răng cưa. Hoa tự hình tán mọc ở đầu cành, bắt đầu ra hoa từ năm thứ ba. Mùa hoa từ tháng 6-7.
Quả mọng hơi dẹt khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Rễ củ dày, nạc, hình củ cà rốt, màu trắng kem đến vàng nhạt, có nhiều rễ phụ, dài khoảng 5-25 cm, đường kính từ 5-30 mm.
Nhân sâm trồng có thân rễ kém phát triển, vết tích lụi tàn hằng năm của lá trên củ có thể cho thông tin về số tuổi của cây.
Phân bố, sinh thái
Cây có nguồn gốc vùng Mãn Châu, bán đảo Triều Tiên. Hiện nay, được trồng nhiều ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Ở Việt Nam, dược liệu này còn phải nhập.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Rễ củ (Radix Panacis), thường chỉ dùng làm thuốc các củ từ 4-6 tuổi. Có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Đào củ, rửa sạch đất cát, chần qua nước sôi, cắt bỏ rễ con và bỏ lớp vỏ ngoài, phơi sấy khô để có Bạch sâm. Các củ tốt có thể chế biến thành Hồng sâm bằng cách hấp rồi phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Chứa saponin (chủ yếu thuộc nhóm dammaran thuộc nhóm protopanaxadiol và protopanaxatriol được gọi là các ginsenosid), polysaccharid, tinh dầu, hợp chất polyacetylen, glycoprotein (gintonin)…
Ginsenosid chính của Nhân sâm là G-Rgl và Rbl. Ginsenosid Rf giúp phân biệt Nhân sâm và Sâm Mỹ. Hồng sâm có thêm các thành phần saponin kém phân cực hơn do bị cắt đường trong quá trình chế biến như G-Rg3, G-Rhl…
Tác dụng dược lý
Nhân sâm có tác dụng tăng sức bền vận động của cơ thể, tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ, chống kết tập tiểu cầu.
Tính vị quy kinh
Tác dụng
Đại bổ’ nguyên khí, ích tỳ phế, sinh tân dưỡng huyết, ninh thân định chỉ.
Đại bổ nguyên khí: Có thể nói trong tất cả các vị thuốc bổ khí thì chỉ có duy nhất Nhân sâm bổ nguyên khí, tác dụng nhanh nhất và mạnh nhất. Hay được dùng trong các trường hợp cấp như thể hư muốn thoát, mạch hư muốn tuyệt – tác dụng đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát – nghĩa là níu kéo nguyên khí, giữ nguyên khí ở lại không cho thoát. Tác dụng này có ở trong bài Độc sâm thang (nhân sâm) và Sâm phụ thang (nhân sâm, phụ tử), riêng nhân sâm nêu dung đơn độc có thể ngậm hoặc pha nước uống, tác dụng ngay lập tức sau vài phút. Không có vị thuốc nào trong hệ thống thuốc đông dược có được tác dụng này ngoài nhân sâm, trường hợp người bệnh sắp qua đời dùng nhân sâm có thể níu giữ người bệnh sống thêm được vài phút, vài giờ để chờ con cháu đến đông đủ (trên lâm sàng được ứng dụng trong phạm vi này cực nhiều).
ích tỳ phế: Tác dụng thứ hai của nhân sâm đó là bổ tỳ khí làm tăng cường chức năng vận hóa của tỳ. Tỳ có hai chức năng chính là sinh khí và sinh huyết (khí và huyết này là từ đồ ăn hóa thành – mà tỳ chủ vận hóa đồ ăn). Khí do tỳ sinh ra được gọi là dinh khí, dinh khí lên kết hợp với khí trời (do hô hấp đưa vào) để tạo thành vì thế nên nói Nhân sâm bổ ích tỳ phế – tác dụng này gặp trong bài Tứ quân tử thang.
Dưỡng huyết sinh tân, ninh thần định chí: Tất cả đồ ăn thức uống khi vào cơ thể đều phải qua trục tỳ vị (vận hóa, hấp thu) từ đó khí và huyết được tạo ra. Từ khí và huyết sẽ có hai trục: Trục thứ nhất là tạo thành dinh khí rồi tông khí, trục này là trục tỳ phế; trục thứ hai là huyết từ tỳ tạo ra sẽ lên tâm (tâm chủ huyết, tỳ sinh huyết) để vào trong mạch nuôi dưỡng toàn thân, trục này chính là trục tâm tỳ. Chính bởi vì huyết do tỳ tạo ra lên tâm để nhờ tâm đi nuôi dưỡng toàn thân, huyết đầy đủ thì thần được yên và ngủ được ngon – tác dụng dưỡng huyết sinh tân, an thần định chí gặp trong bài Quy tỳ thang.
LƯU Ý: Khi dùng nhân sâm cần lưu ý không dùng với nước chè, củ cải vì làm giảm hiệu lực của nhân sâm. Không dùng với Lê lô (phản lê lô), Ngũ linh chi (tương úy) BÀO CHẾ: Phổ biến nhất là tẩm với nước gừng sấy khô để làm cho ôn hơn, cách thứ hai là dùng sống thường dùng với các trường hợp mà khí âm hư sinh nhiệt, ở Việt Nam có một loại sâm là S M NGỌC LINH được tìm thấy và nghiên cứu có dung bo nguyên khi như của Nhân sâm (nhưng bản thân tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm dùng sâm ngọc linh nên cũng chưa biết thực hư thế nào). Tuy nhiên có hai điểm khác biệt giữa sâm ngọc linh và nhân sâm:
nếm trước hết phải thấy vị ngọt, sau thấy đắng, rồi lại ngọt. Sâm ngọc linh khi nếm lúc đầu đắng sau vẫn thấy đắng. Hai là khi hãm hay sắc củ Nhân sâm rồi ta ngậm hay uống hầu như đều thấy cảm giác rất khoan khoái (vì là tác dụng vào nguyên khí nên thấy khác biệt gần như ngay lập tức), còn khi dùng Sâm ngọc linh lại không có được tác dụng khoan khoái như thế. Từ những điểm đó mà bản thân tác giả vẫn ưu tiên dùng Nhân sâm hơn, đặc biệt như muốn bố khí nhanh mạnh và ngay lập tức thì không thể không dùng Nhân sâm, đây chính là vị thuốc tinh hoa nhất của đất trời này.
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hoa kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hungary
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hungary