Mật Heo (Mật Lợn)
Giới thiệu về Mật Heo
Tên khác
Mật Lợn, Trư Đởm.
Chế biến
Mặc dù có thể sử dụng Mật Heo tươi tuy nhiên nếu dùng tươi sẽ khá khó uống, không để được lâu. Bởi vậy, Mật Heo sẽ được cô đặc để làm thành cao tinh chế.
Hiện nay đang có 3 cách để chế biến cao Mật Heo, tùy vào điều kiện để lựa chọn phương pháp thích hợp:
Phương pháp 1
Lấy từ 20 tới 30 túi mật (cũng có thể lấy nhiều hơn tùy vào liều lượng cần dùng). Làm sạch lớp vỏ bên ngoài bằng cách rửa qua nước muối sinh lý. Sau đó cho túi mật vào trong cồn 90 độ để sát khuẩn, ngâm khoảng độ 1 tới 2 phút là có thể vớt ra.
Đem túi mật cắt thủng, hứng lấy mật bên trong, mật này cho chảy qua vải lọc. Phần nước lọc thu được sẽ đem đi đun cách thủy, khi đun phải kết hợp khuấy đều tay cho đến lúc hình thành cao đặc.
Theo kinh nghiệm dân gian, đun cho đến khí cao bên trong không chảy dù nghiêng bát là được.
Phương pháp 2
So với phương pháp trên, phương pháp này sẽ nhanh hơn. Lấy dao hoặc kéo (đã được khử trùng) để chọc lấy mật bên trong. Chú ý bát đựng mật cũng phải là bát sạch, đã qua khử trùng. Nếu trong mật có mỡ, cần loại bỏ bằng cách cho mật vào bình gạn, cho Ete vào, lắc cho đến khi mỡ trộn lẫn vào lớp Ete thì gạn bỏ lớp Ete.
Nếu như xét nghiệm mật mà thấy giun oặc sỏi thì không dùng được cách chế biến thứ 2 này.
Dịch mật được lọc qua vải, cho nước phèn chua no nhỏ từ từ vào bên trong bát mật. Mật sẽ dần dần bị kết tủa. Vẫn cho thêm phèn chua vào, khi không còn tủa nữa thì sang bước tiếp theo.
Rửa tủa bằng cách cho lên giấy lọc, rửa bằng nước cất. Sau đó đặt tủa này ở đĩa sắt có tráng men, đã làm sạch và bỏ vào trong tủ sấy. Sấy tủa đến khô trong điều kiện nhiệt độ là 70 độ C. Tán tủa đã khô thành bột sẽ được cao Mật Heo khô.
Phương pháp 3
Nguyên liệu: Sử dụng 1kg Mật Heo, 1kg cồn 90 độ và 200g cồn 70 độ.
Lọc Mật Heo qua rây, sau đó thêm cồn 90 độ vào, tiến hành khuấy đều. Khuấy khoảng 4-5 lần thì để yên 2 ngày. Sau 2 ngày, gạn để lấy phần trên. Phần tủa đem lọc ở trên giấy lọc gấp nếp.
Khi lọc phải chú ý đậy kín nhằm tránh tình trạng cồn bốc hơi. Rửa tủa còn lại bằng 200g cồn 70 độ, đổ nhiều lần.
Hợp dung dịch cồn và cô ở áp lực giẩm, nhiệt độ bắt đầu từ dưới 50 độ và tăng dần. Sau đó ta có thể thu được Mật Heo.
Nếu muốn tinh chế thì tiến hành cô thu hồi cồn. cứ 1 lít thì thêm 5g than hoạt, 5g caolin. Lắc vài giờ, để 2 ngày để dung dịch lắng. Lọc trong rồi lại tiến hành cô ở áp lực giảm, nhiệt độ là 50 độ C. Tiến hành tán bột, bảo quản ở lọ kín để dùng dần.
Có thể áp dụng cách làm Mật Heo cho bà đẻ dựa vào các phương pháp trên, ngoài ra kết hợp cùng những dược liệu khác.
Tính vị – Quy kinh
Mật Heo có tính hàn, không có độ, vị đắng và có mùi tanh.
Thành phần hóa học
Các chất chính trong Mật Heo là muối cholat gồm có Taurocholat, Glycocholat, Hyodesoxycholat, Taurodesoxycholat cholesterol, Glycodesoxycholat và một vài sắc tố mật (ví dụ như bilirubin).
Công dụng và tác dụng của Mật Heo (Mật Lợn)
Hỗ trợ tiêu hóa
Mật Heo có khả năng kích thích hoạt động bài tiết mật, tăng cường thông mật và kích thích nhu động ruột. Nhờ tác động trên mà Mật Heo hỗ trợ cho dịch tụy trong cơ thể tiêu hóa các chất béo.
Mật Heo còn giúp sát khuẩn, kháng khuẩn cho đường ruột.
Theo thực nghiệm, mật có thể làm tiêu máu nhưng không gây ra tình trạng ngứa.
Với các đặc điểm trên, Mật Heo là biện pháp hiệu quả cho trường hợp bị táo bón, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, đường mật, thiểu năng tụy, gan.
Cải thiện bệnh ho và ho gà
Gần đây, Mật Heo được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng trong bệnh ho, bệnh ho gà. Kết quả sơ bộ trên ống nghiệm nhận thấy Mật Heo có thể ức chế tác nhân gây ra ho gà.
Thành phần Natri Cholat của Mật Heo giúp giảm ho rõ rệt. Ngoài ra, chất này có phòng ngừa cơn co giật.
Công năng – Chủ trị
Mật Heo giúp tiêu viêm, giảm đau, thường dùng để chữa đau dạ dày, vàng da, đau bụng, ho, hen suyễn,…
Câu hỏi thường gặp về Mật Heo
Tác dụng của Mật Heo đối với trẻ sơ sinh
Cho trẻ sơ sinh uống Mật Heo có thể giúp bé giảm ho, cải thiện chứng suy dinh dưỡng.
Phụ nữ sau sinh có nên uống Mật Heo
Các bà mẹ sau sinh có thể sử dụng Mật Heo, tuy nhiên phải dùng dưới dạng kết hợp với các vị thuốc khác.
Cách ngâm rượu Mật Heo
Lấy khoảng 100ml Mật Heo, rượu 40 độ khoảng 20ml, 30g gừng, 30g cỏ nhọ nồi và 30g Nghệ. Gừng, Nghệ, cỏ nhọ nồi giã đều và trộn vào rượu, lấy nước cốt trộn với Mật Heo. Đem hỗn hợp này đun sôi (chú ý để lửa nhỏ), đun để thu được 15ml dịch. Tẩm dịch này vào băng gạc để chữa vết thương bị hoại tử.
Một số bài thuốc
Bài thuốc chữa táo bón
Mật Heo được chế thành cao, tán bột và trộn cùng tá dược để thu được viên 0,1g. Người lớn dùng 6-12 viên/ngày, có thể dùng 1 hay chia ra làm 2 lần, thời điểm uống là sáng sớm, trước khi ngủ tối.
Nếu như táo bón nặng, ban đầu dùng 20 viên, sau đó giảm dần.
Bài thuốc chữa viêm mật, vàng da, viêm gan
100g Mật Heo, 100g Lưu hoàng, 20 giọt tinh dầu Bạc hà, 150g bột Hoạt thạch. Chế Mật Heo thành cao theo các phương pháp ở trên, thêm các vị còn lại vào tạo viên 0,15g. Mỗi ngày dùng 20-30 viên, chia đều 2-3 lần dùng. Sử dụng 1 đợt 10 tới 30 ngày tùy mức độ bệnh.
Tài liệu tham khảo
Đỗi Tất Lợi và cộng sự (2006), Mật Heo, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 31/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam