Ké Đầu Ngựa (Thanh Thương Tử /Thương Nhĩ Tử)

Hiển thị tất cả 24 kết quả

Ké Đầu Ngựa (Thanh Thương Tử /Thương Nhĩ Tử)

Danh pháp

Tên khoa học

Xanthium strumarium L. thuộc họ Cúc (Asteraceae) có tên đồng nghĩa là Xanthium japonicum Widder

Tên khác

Tên khác: Thương nhĩ tử, thanh hương tử, xương nhĩ, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma

Nguồn gốc

Ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa ở đâu? Ké đầu ngựa có nguồn gốc từ châu Mỹ sau đó phát triển rộng sang các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở châu Á, chúng phân bố từ Ấn Độ, Trung Quốc đến các nước khu vực Đông Nam Á, Nam Á khác.

Ở Việt Nam, thương nhĩ tử phân bố hầu hết ở các miền núi, trung du và đồng bằng từ Nghệ An trở ra với độ cao dưới 1500m. Thương nhĩ là cây ưa sáng, ưa ẩm thường mọc tập trung thành đám lớn ở các bãi trống ven sông, bờ ruộng,…

Đặc điểm thực vật

Ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa

Cây Ké đầu ngựa là cây gì? Ké đầu ngựa là cây thân thảo sống hàng năm chiều cao từ 50 – 80cm, ít cành với thân hình trụ màu lục, lông cứng có khía. Lá ké đầu ngựa mọc so le hình tim – tam giác dài 4 – 10cm, rộng 4 – 12cm, chia làm 3 – 5 thùy. Phần mép khía răng của lá không đều, lông ngắn cứng 2 mặt có 3 gân chính với cuống dài 10cm.

Hoa ké đầu ngựa mọc thành cụm ở đầu cành hoặc xem ké lá màu lục nhạt. Đầu hoa lưỡng tính có hình ống, không mào lông, tràng 5 thùy. Những đầu khác mang hoa cái sẽ không có tràng.

Phần quả ké đầu ngựa hình thoi, ở đầu có 2 sừng nhọn, xung quanh phủ đầy gai móc. Chiều dài của quả 12 – 15mm rộng 7mm.

Bộ phận dùng – Thu hái – Chế biến

Mùa thu hái sẽ rơi vào tháng 5 – 9 hàng năm. Các bộ phận như hoa, quả, lá, rễ, thân cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Chúng được chế biến thành cao thương nhĩ hoặc thuốc viên, cụ thể như sau:

  • Cao thương nhĩ: Cây sau khi thu hoạch rửa sạch, thái nhỏ phơi khô rồi nấu với nước, lọc bã cho cô lại thành cao mềm.
  • Thương nhĩ hoàn: Thanh thương tử loại bỏ phần rễ, cắt ngắn rồi rửa sạch. Thực hiện nấu sôi trong 1 tiếng, lọc lấy nước. Phần bã tiếp tục cho nước vào đun sôi 1 tiếng rồi lọc bỏ bã. Tiến hành trộn 2 loại nước sắc với nhau nấu cô thành cao mềm. Cuối cùng, cho lượng bột vừa đủ trộn vo thành viên.

Thành phần hóa học

  • Ké đầu ngựa có những thành phần chính như alcaloid, saponin, iod và chất béo.
  • Quả ké chứa carboxy atractylozit, xanthetin và xanthamin. Toàn thân cây chứa nhiều iot.

Tác dụng dược lý

Quả Ké đầu ngựa uống có tác dụng gì? Quả ké chứa carboxy atractylozit ở dạng muối có khả năng hạ đường huyết. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu vào năm 1974, quả ké chứa hoạt chất xanthamin và xanthetin có tác dụng kháng khuẩn.

Thân cây thương nhĩ tử chứa nhiều iốt nên được sử dụng trong việc điều trị bệnh bướu cổ.

Ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa

Tính vị – Quy kinh

Thanh hương tử có tính ấm, vị đắng hơi có độc.

Công năng – Chủ trị

Ké đầu ngựa chữa bệnh gì? Ké đầu ngựa có tác dụng chữa một số bệnh như giải cảm, phong thấp, phong hàn, tê dại, tay chân co giật, mờ mắt.

Tác dụng kháng viêm

Hạt ké đầu ngựa chứa hoạt chất sitosterol-D-glucoside giúp ức chế quá trình hình thành viêm. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng hạt ké còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn (chủ yếu các loại vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở).

Giảm căng thẳng mệt mỏi

Các tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, ké đầu ngựa chứa xanthumin. Đây là hoạt chất có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương giúp người dùng giảm căng thẳng mệt mỏi, tạo cảm giác nhẹ nhàng thư thái.

Ổn định đường huyết

Chiết xuất của thương nhĩ tử có chứa một số hoạt chất giúp ức chế quá trình hấp thụ đường. Bên cạnh đó, nó còn thúc đầy cơ thể sản sinh hoạt chất insulin.

Trị mụn nhọt lở loét

Chỉ trong ké đầu ngựa mới chứa thành phần xanthium có khả năng chống viêm kháng khuẩn mạnh mẽ. Do đó, chúng có tác dụng trong việc làm lành các vết thương hở, lở loét mụn nhọt hiệu quả.

Quả và hạt phơi khô tán nhỏ làm thành phần vụn cho thuốc mỡ bôi ngoài ra trị các bệnh như ghẻ, ngứa, eczema. Dầu ép của quả ké có thể chữa bàng quang, viêm quầng do liên cầu, bệnh herpes.

Chữa viêm xoang

Quả ké có chứa hoạt chất kháng sinh có khả năng chống virus bảo vệ tế bào niêm mạc mũi hạn chế các tổn thương. Việc này giúp cơ thể hạn chế các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm xoang.

Theo khảo sát, người mắc chứng viêm xoang uống nước sắc từ quả ké đầu ngựa có hiệu quả sau 2 tháng. Họ cảm thấy thoải mái, giảm hẳn các triệu chứng của viêm xoang.

Phòng bệnh bướu cổ

Thanh thương tử chứa hàm lượng iốt cao nên được sử dụng làm dược liệu quý chống bệnh bướu cổ. Bên cạnh đó, cây còn được dùng làm thuốc hạ nhiệt, ra mồ hôi, an thần, cảm lạnh, trị thấp khớp.

Một vài công dụng khác

Lá ké đầu ngựa có khả năng lợi tiểu, phòng chống bệnh giang mai, được sử dụng trong lao hạch, herpes. Phần rễ cây là chất bổ đắng điều trị một số bệnh ung thư và lao hạch. Cao rễ có khả năng làm lành các vết loét mụn nhọt, áp xe.

Liều dùng – Cách dùng

Dược liệu được bào chế dưới dạng thuốc hoặc cao. Tùy vào cách dùng ké đầu ngựa, liều lượng sẽ như sau:

  • Cao thương nhĩ: Ngày 6 – 8g hòa tan với nước ấm rồi uống với thời gian từ 1 – 2 tháng.
  • Thương nhĩ hoàn: Ngày uống 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 16 – 20g.

Tuy nhiên tùy vào bệnh, bạn nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ để có liều dùng phù hợp.

Kiêng kỵ

Khi sử dụng ké đầu ngựa, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, không dùng các bài thuốc có chứa thương nhĩ tử.
  • Nên kiêng thịt lợn, thịt ngựa bởi đối với người mẫn cảm, họ có khả năng bị nổi quầng trên da.
  • Không dùng khi nhức đầu do huyết hư hoặc dược liệu đã bị mọc mầm để đảm bảo an toàn.

Bảo quản

Cao thương nhĩ rất dễ bị lên men nên bạn cần đóng chai thủy tinh đậy kín để không bị hỏng. Với thương nhĩ hoàn, bạn cũng nên cho vào lọ đậy kín nắp để dùng dần.

Tác dụng phụ của ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa  có các thành phần độc tính như carboxyatractyloside, có thể gây hại cho gan và thận nếu sử dụng không đúng cách. Đặc biệt, phần quả của cây, khi chưa chín, có thể gây ngộ độc nghiêm trọng nếu ăn phải.

Bên cạnh độc tính, ké đầu ngựa còn có thể gây dị ứng và kích ứng da. Một số người có thể dị ứng với phấn hoa của cây, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, và khó thở khi tiếp xúc. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với cây cũng có thể gây kích ứng da, viêm da cho người nhạy cảm. Phụ nữ mang thai cũng cần tránh sử dụng ké đầu ngựa vì nó có thể kích thích tử cung và tăng nguy cơ sảy thai.

Một số bài thuốc

Chữa bệnh bướu cổ

  • Ké đầu ngựa 15g + cây xạ đen 40g sắc với 1 lít nước sử dụng hàng ngày.
  • Quả ké phơi khô tán bột, sử dụng 4 – 5g đun sôi trong 15 phút rồi uống mỗi ngày.

Trị viêm khớp, thấp khớp

  • Thương nhĩ tử 12g, kinh giới 8g, bạch chỉ 8g, xuyên khung 6g, thiên niên kiện 6g thực hiện sắc uống ngày 1 thang.
  • 12g quả ké đầu ngựa, 28g hi thiềm, 12g ngải cứu, 12g cỏ xước, 20g thổ phục linh, 16g cỏ nhọ nồi. Bạn tiến hành rửa sạch, sao vàng sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Điều trị mụn nhọt lở loét

  • Cách 1: 10g quả ké + 20g kim ngân hoa mang phơi khô rồi đóng thành gói 30g. Mỗi ngày, bạn sử dụng 1 gói pha trà uống.
  • Cách 2: 10g quả ké, 10g sài đất, 2g cam thảo, 15g bồ công anh, 5g kim ngân hoa. Chuẩn bị đủ dược liệu, bạn rửa sạch phơi khô rồi bào chế dưới dạng chè thuốc. Tiến hành đóng thành các gói 42g, sử dụng hãm nước uống hàng ngày.

Trị viêm đường tiết niệu

15g ké đầu ngựa, 20g cây bòng bong, 15g kim ngân hoa, 20g cây mã đề rửa sạch, sắc chung với 1.5 lít nước. Đun cho đến khi cô lại còn 800ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Bạn liên tục sử dụng trong 1 lần sẽ có cải thiện rõ rệt.

Chữa nổi mề đay

Với mề đay mọc theo đám lặn chỗ này rồi nổi chỗ kia: Sử dụng 10g quả ké, 15g lá kinh giới, 15g lá bạc hà. Tiến hành rửa sạch nấu nước, lọc loại bỏ bã rồi dùng để đun cháo ăn hàng ngày.

Mề đay đỏ nóng ngứa: Sử dụng 15g hạt ké đầu ngựa sắc cùng 30g sinh địa, 12g bạc hà rồi uống cho đến khi hết triệu chứng.

Cây ké đầu ngựa trị sỏi thận

– Bài thuốc gồm 20g ké đầu ngựa, 40g vòi voi, 10g ngưu tất, 20g lá lốt. Hãm thuốc với nước sôi dùng nhiều lần trong ngày.

– Hoặc có thể dùng bài thuốc gồm: 12g ké đầu ngựa, 12g ngải cứu, 20g thổ phục linh, 30g hy thiêm, 40g rễ cỏ xước.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Huy Bích (2006), ké đầu ngựa, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 1044.
  2. Đỗ Tất Lợi (2006), ké đầu ngựa, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 78.
Được xếp hạng 5.00 5 sao
92.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch siro uốngĐóng gói: Hộp 4 vỉ x 5 ống 10ml

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Agera extra

Được xếp hạng 5.00 5 sao
145.000 đ
Dạng bào chế: viên nén bao phimĐóng gói: Hộp 60 Viên

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Nasalis

Được xếp hạng 5.00 5 sao
130.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao đườngĐóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Bổ Gan

Boganic Kid

Được xếp hạng 5.00 5 sao
50.000 đ
Dạng bào chế: SiroĐóng gói: Hộp 1 lọ 100ml

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
85.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 1 lọ 40 viên nang cứng

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch uốngĐóng gói: Hộp 18 ống 10ml

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Tabi Xoang DV

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch xịt Đóng gói: Hộp 1 lọ 15ml

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Rhinassin-OPC

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Thuốc bổ xương khớp

Lasting-AGP

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Lọ 60 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Fitôrhi – F (chai)

Được xếp hạng 5.00 5 sao
80.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 1 chai 40 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Kim Long

Được xếp hạng 5.00 5 sao
80.000 đ
Dạng bào chế: Hoàn cứngĐóng gói: Hộp 10 gói x 4g

Xuất xứ: Việt Nam

Thiết bị y tế

Agenytin 15ml

Được xếp hạng 5.00 5 sao
20.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch xịt mũiĐóng gói: Hộp 1 lọ 15ml

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
75.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 4 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
56.000 đ
Dạng bào chế: Cao lỏngĐóng gói: Hộp 1 lọ x 250 ml

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Maxxoang xanh

Được xếp hạng 5.00 5 sao
190.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Viên sủi Oga Max

Được xếp hạng 5.00 5 sao
650.000 đ
Dạng bào chế: Viên sủiĐóng gói: Hộp 1 lọ x 20 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
125.000 đ
Dạng bào chế: Viên hoàn cứngĐóng gói: Hộp 1 lọ 45g

Xuất xứ: Việt Nam

Chống thấp khớp, cải thiện bệnh trạng

Rheumapain-f

Được xếp hạng 5.00 5 sao
110.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứng Đóng gói: Hộp 1 lọ 40 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Sumhevi (30 viên)

Được xếp hạng 5.00 5 sao
220.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: hộp gồm 30 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
36.000 đ
Dạng bào chế: Viên bao đường Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 20 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Cota Xoang Amepro Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
100.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Viêm xoang, viêm mũi

Thông Xoang Nam Dược

Được xếp hạng 5.00 5 sao
49.000 đ
Dạng bào chế: Thuốc xịt mũiĐóng gói: Hộp 1 chai 15ml

Xuất xứ: Việt Nam

Thuốc dị ứng, kháng histamin

Tiêu Ban Thủy Capsules

Được xếp hạng 5.00 5 sao
150.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Thuốc dị ứng, kháng histamin

Siro Tiêu Ban Thủy

Được xếp hạng 5.00 5 sao
45.000 đ
Dạng bào chế: SiroĐóng gói: Siro 150 ml.

Xuất xứ: Việt Nam