Hoàng Liên (Hoàng Liên Chân Gà)
Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Hoàng Liên
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác
Hoàng liên chân gà, Xuyên liên
Tên khoa học: Hoàng liên là tên gọi chung của 1 số loài Coptis, Ranunculaceae (họ Hoàng liên) dùng làm thuốc như: Coptis chinensỉs Franch., Coptis quinquesecta Wang, Coptis teeta Wall.
Nguồn gốc
Rễ khô của loài Coptis chinensis Franch. (Hoàng liên chân gà), họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Thường gọi là Vị liên.
Mô tả cây
- Nguồn ảnh Indochinaherb- Dược liệu: Hoàng Liên
Coptis chinensis: Cây thảo, sống lâu năm, cao tới 40 cm. Thân rễ phình thành củ, đôi khi phân nhánh, có đốt ngắn. Lá mọc thẳng từ thân rễ, kép chân vịt gồm 3-5 lá chét. Lá chét giữa có cuống dài hơn; mỗi lá chét chia nhiều thùy, mép có răng cưa to. Trục hoa dài chừng 10 cm.
Hoa nhỏ màu vàng lục. Quả đại.
Phân bố, sinh thái
Hoàng liên có nhiều ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây mọc hoang hay được trồng ở các vùng núi cao 1.500-2.000 m tại Hà Giang, Lào Cai (Sapa). Cây có trong Sách đỏ, hiện có nguy cơ tuyệt chủng.
Bệ phận dùng, thu háỉ và chế biến
Thân rễ Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ và gốc thân phơi hay sấy khô. Thu hoạch vào mùa đông (tháng 10 hoặc tháng 12). Dược liệu là những đoạn thân rễ bị gãy hoặc chặt nhỏ; hình dạng thay đổi; mặt ngoài màu vàng xám đến xám, vết gãy có màu vàng sáng.
Thành phần hóa học
Alkaloid (chủ yếu là berberin, palmatin, jatrorrhizin, coptisin…).
Tính vị, công năng
Vị đắng, tính hàn. Thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc.
Đặc điểm dược liệu
Rễ nằm thành cụm, thường cong, hình dạng tương tự chân gà. Bề mặt vàng xám hoặc nâu vàng, sần sùi. Thể chất: cứng, bề mặt gãy không phảng. Mùi: nhạt. Vị: rất đắng.
- Hình ảnh Dược liệu Hoàng liên
- Hình ảnh Nha liên và Vân liên
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng phải dày, chắc, bề mặt màu vàng đỏ, không còn vết tích của cành hoặc rễ con, có đặc điểm “qua cầu” đặc trưng.
Tác dụng dược lý
Kháng khuẩn, kháng virus. Ngoài ra còn có tác dụng kháng ung thư, hạ huyết áp, chống loét đường tiêu hóa, hạ cholesterol huyết, lợi mật.
Công dụng và cách dùng
Hoàng liên làm thuốc bổ đắng, chữa tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa.
Dịch chiết từ Hoàng liên được dùng rửa mắt, nhỏ mắt chữa viêm màng kết mạc.
Ngoài ra, còn chữa ho gà, lao, lỵ trực trùng và lỵ amip.
Dùng dưới dạng thuốc sắc.
Phân biệt với các vị thuốc như Thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC.) Ịj Hoàng Liên — (Ranunculaceae), hay Hoàng liên gai (Berberis wallichiana DC.) và Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC., Mahonia bealei Carr.) cùng họ Hoàng liên ga (Berberidaceae) có thành phần alkaloid chính gần tương tự, dùng thay thế Hoàng liên.
Các đặc điểm chính phân biệt dược liệu 3 loài Hoàng liên
Đặc điểm | Vị liên (Coptis chinensis) | Nha liên (C. deltoidea) | Vân liên (C. teeta) |
Hình dạng | Nam thành cụm, hình dạng tương tự chận gà | Thường là các nhánh đơn, hơi vặn, các liên kết “Qua cầu” tương đối dài | Thường là nhánh đơn, cong có gờ |
Kích thước | Dài: 3-6cm, đường kính 0,3-0,8cm | Dài 4-8cm, đường kính 0,5-1cm | Tương đối mảnh và bé |
Cặp đôi Hoàng liên – Quế nhục trong an thần
Hoàng liên – Nhục quế, là cặp đôi tạo nên bài thuốc Giao thái hoàn rất nổi tiếng, cũng thuộc chương thuốc an thần. Bản chất hai vị Hoàng liên – Nhục quế không vị nào có tác dụng an thần trực tiếp.
Tâm và thận có môi quan hệ đặc biệt, tâm hỏa đưa xuống thận thủy đưa lên được gọi là tâm thận giao nhau. Chân thủy ở thận nhờ sức nóng từ tâm hỏa đưa xuống mà sinh ra khí huyết biến hóa từ tinh mà thành. Thận tàng tinh, tinh tại thận biến hóa thành khí huyết, gọi là khí huyết tiên thiên, khí huyết này thông qua thận âm và thận dương mà đi lên tâm nhờ tâm phân phát ra toàn cơ thể, hoặc cũng có thể đi vào các chức năng của thận âm, thận dương. Trong kinh dịch thì thận thuộc thủy, quẻ của nó là khảm (khảm trung mãn), nghĩa là có một vạch dương ở nghĩa, hai vạch âm ở hai bên. Có nhiều cách giải nghĩa, nhưng bản thân tác giả thấy cách giải nghĩa: vạch dương ở giữa là mệnh môn, hai vạch âm hai bên là thận âm và thận dương là thuyết phục nhất. Thận âm và thận dương giúp tạo lập trạng thái cân bằng ở thận.
Thận âm hư mà không chế ngự được thận dương làm hỏa của thận bốc lên động đến tâm mà sinh ra mất ngủ, gọi là thủy suy không giữ được chân hỏa [hư hỏa). Thận dương hư làm cho hỏa thiếu mà sinh ra động, cũng bốc lên động đến tâm hỏa mà gây mất ngủ, gọi là hỏa suy không đủ để vào chân âm nên lưu vong lên trên làm động tâm hỏa [hỏa hữ). Hỏa có đặc tính là rất kích động, chỉ cần có sự xáo trộn, mất cân bằng một chút thôi là lập tức bỏ chạy ngay. Khi hỏa của thận bốc lên làm cho hỏa của tâm cũng động theo, từ đó mà dẫn đến tâm thận bất thông giao. Theo lý bình thường tâm hỏa đi xuống thận thủy đỉ lên gọi là tâm thận tương giao, nay tâm hỏa không chịu đi xuống, hư hỏa hay hỏa hư đưa lên làm cho tâm thận bất tương giao mà mất ngủ. Đây chính là lý lẽ của bài GIAO THÁI HOÀN.
Bài Giao thái hoàn dùng duy nhất hai vị Hoàng liên và Quế nhục để giao thông tâm thận. Hoàng liên vị đắng tính hàn tả hỏa thanh nhiệt ở Tâm và trung tiêu, gọi là thanh tâm để tả hỏa thượng cang. Hoàng liên dùng tốt đối với hỏa từ thận đưa lên do hư hỏa hoặc do hỏa hư, mặt khác nữa cũng rất hiệu quả với trường hợp tâm hỏa thịnh. Nhục quế vị cay ngọt dẫn hỏa quy nguyên, đưa hỏa về đúng nơi mà nó bỏ chạy đi. Đặc tính của hỏa là bốc và chạy, nên phải dùng nhục quế thuần về dương tính, sức thuốc nóng mới có thể kéo hỏa về đúng nơi mà nó bỏ đi là hư hỏa và hỏa hư. Bài này dùng Quế nhục mà không dùng Phụ tử, mặc dù phụ tử đi 12 kinh tính mạnh hơn Nhục quế; nhưng do sức thuốc của Phụ tử quá bạo liệt, đi luồn lách từ biểu vào lý khắp trên dưới nên không phù hợp dung vơi truơng hợp này.
Khi làm yên được hỏa, tâm thận giao nhau là tự ngủ yên được. Bài thuốc rât ít vị nhưng hiệu quả đạt được thì tối đa, bài này là bài chuyên trị mat ngủ do tam thận bất giao. Căn cứ theo mức độ thận âm hư hay thận dương hư mà lưu ý lieu lượng của Hoàng liên và Quế nhục. Nếu thận âm hư nhiều thì dùng Hoàng liên nhiều hơn một chút, nếu thận dương hư nhiều thì dùng Quế nhục nhiều hơn một chút.
Cặp hai vị Hoàng liên – Nhục quế với Viễn chí – Thạch xương bồ cùng có tác dụng giúp giao thông tâm thận. Tuy nhiên cặp viễn chí, thạch xương bồ mang tính trực diện, tác động thẳng vào nguyên nhân hơn so với cặp hoàng liên, nhục quế mang tình gián tiếp chủ yếu giải quyết triệu chứng. Hoàng liên – Nhục quế một vị thanh tâm hỏa ở trên, một vị thì dẫn hỏa quy nguyên đưa về dưới thận. Cặp hoàng liên nhục quế giúp giải quyết các triệu chứng phát sinh từ hư hỏa và hỏa hư. Còn cặp Viễn chí – Thạch xương bồ trên thì an tâm thần, dưới thì ích chí điều trị vào gốc nguyên nhân gây bệnh.
Chính vì lẽ đó mà bài Giao thái hoàn được dùng rất nhiều trên lâm sàng, vì người bệnh dùng cái các triệu chứng thuyên giảm ngay, nhưng nhược điểm là người bệnh sẽ bị phụ thuộc thuốc, dừng thuốc là các triệu chứng hay bị lại. Để khắc phục, thông thường trên lâm sàng hay phối hợp với các thuốc bổ thận âm hoặc bổ thận dương kết hợp để giải quyết tình trạng hư hỏa hay hỏa hư tương ứng. Còn cặp Viễn chí – Thạch xương bồ giải quyết gốc nguyên nhân bệnh nên tác dụng đáp ứng thường chậm hơn, chính vì lẽ đó mà lại rất phù hợp để ứng dụng trong các trường hợp gia giảm thuốc khi dùng kê đơn.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: New Zealand
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Trung Quốc
Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, kháng viêm
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Trung Quốc
Xuất xứ: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam