Hậu Phác (Hậu Bì)
Tên khoa học
Magnolia officinalis et Wils (Hậu phác), họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Nguồn gốc
Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ khô của loài Magnolia officinalis et Wils (Hậu phác), họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Hậu phác là chỉ về một loại cây có vỏ dày với cách trồng rất chất phác (phác là giản dị chất phác, hậu theo tiếng trung quốc nghĩa là dày). Hậu phác có hai loại: một là hậu phác bắc (nguồn gốc từ Trung Quốc) đã được nghiên cứu tìm hiểu rõ nên dùng đảm bảo hơn; hai là hậu phác nam (nguồn gốc từ Việt Nam) là tập hợp của nhiều cây như vối rừng, quế rừng, bách bệnh,… vẫn dùng theo kinh nghiệm là nhiều.
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Chiết Giang và Hồ Nam.
Thu hái và chế biến
Thu hoạch từ tháng 4 đến 6, vỏ rễ và vỏ cành được phơi khô trực tiếp trong bóng râm. Vỏ thân được cho vào chần qua nước sôi, sau đó đặt ở nơi tối, ẩm, cho “đổ mồ hôi”, đến khi mặt trong trở nên nâu tía hoặc nâu sẫm; tiếp theo được hấp đến chín mềm, lấy ra và cuộn thành ống, sấy khô.
Tính vị, quy kinh
Vị cay đắng tính ôn vào kinh Tỳ vị đại trường, Phế
Tác dụng
Hành khí tiêu tích trừ đấy trướng, táo thấp tiêu đàm.
Hậu phác có hai tác dụng chính: Thứ nhất là hành khí tiêu tích trừ đấy trướng, dùng rất tốt với các trường hợp tích trệ đầy trướng bụng thuộc thực hoặc thấp. Tác dụng này của Hậu phác giống với Chỉ thực và chỉ xác, tuy nhiên khác về cường độ, chỉ thực chỉ xác lấy phá khí để tiêu tích trướng nên sức công phá của thuốc mạnh mẽ hơn, hậu phác lấy hành khí để tiêu tích nên sức thuốc nhẹ hơn.
Với tác dụng này thì chỉ thực, chỉ xác và hậu phác dùng như nhau đều dùng với các trường hợp tích trệ đầy trướng do thực, do thấp. Tuy nhiên tính của hậu phác ôn hơn nên thích hợp với hàn thấp, còn chỉ thực chỉ xác tính bình hơi lạnh nên thích hợp dùng với thấp nhiệt.
Tác dụng thứ hai của hậu phác là táo thấp tiêu đàm, phù hợp với các chứng đàm thấp suyễn thở đầy ách. Nguyên nhân gây nên đàm thấp có thể do thấp tà trệ ở trung tiêu, khí trệ không điều hòa hoặc cũng có thể đàm thấp trở trệ ở phế gây ho suyễn đầy ách. Những trường hợp này đều có thể dùng hậu phác.
Đặc điểm dược liệu
Vỏ thân khô, cuộn thành ống đơn hoặc ống kép; đầu vỏ thân gần gốc loe ra giống miệng kèn. Mặt ngoài màu nâu xám, sần sùi, mặt trong màu nâu tím hoặc nâu tím sẫm, mặt cắt có dạng hạt. Bề mặt đứt gãy: dạng hạt. Thể chất: cứng, khó bẻ gãy, cạo ra có vết dầu. Mùi: thơm. Vị: cay và hơi đắng.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng có vỏ dày, thịt mỏng, mặt trong màu nâu tía, nhiều dầu, các “đốm sáng bạc” nhỏ trên bề mặt đứt gãy, mùi thơm nồng.
Ghi chú
“Đổng phác” chỉ vỏ khô của Hậu phác được cuộn tròn lại thành dạng ống đơn hoặc ống kép.
“Ngoa đổng phác” chỉ vỏ thân cây Hậu phác ở gần gốc; một đầu loe ra giống miệng kèn, có hình dạng giống như miệng ủng.
“Kê trường phác” chỉ vỏ rễ ở dạng cuộn ống đơn, thường cong queo, hình dạng tương tự như ruột gà.
Dược điển Trung Quốc cũng ghi vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành khô của loài M. officinalis Rehd. et Wils. var. biloba Rehd. et Wils, được dùng như Hậu phác. Loài này chủ yếu trồng ở Giang Tây và Chiết Giang
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam