Hạt Bí Ngô (Hạt Bí Đỏ)
Tên khoa học
Cucurbita moschata Duch.ex Poiret, thuộc họ Bí ( Cucurbitaceae)
Tên khác
Hạt Bí Ngô hay còn được biết đến với tên khác là Hạt Bí Đỏ
Nguồn gốc
- Bí có tổng cộng 25 loài có nguồn gốc từ châu Mỹ. Trong đó có 5 loài trên 25 loài là cây trồng, 20 loài là mọc hoang tự nhiên và 3 trong số 5 loại cây trồng đã được trồng tại Việt Nam là Bí Rợ, Bí Ngô, Bí Thơm. Do quá trình di thực và có lịch sử lâu đời nên mỗi loài trên lại có những giống cây trồng khác nhau.
- Ở Việt Nam, các loài bí đỏ và bí ngô đều là những loại cây quen thuộc được phân bố rộng rãi từ bắc tới nam. Bí Ngô gần như mọc và sống được quanh năm dễ dàng thích nghi với điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ 18-25 độ. Bí Ngô cũng đã được trồng tại các vùng núi cao như Hà Giang, Sa Pa, Lào Cai,… có nhiệt độ chỉ từ 18-22 độ tuy nhiên những cây này chủ yếu cho rau và ngọn để ăn chứ không đậu quả nhiều.
- Bí Ngô hiện nay chưa có thống kê đầy đủ về diện tích trồng cũng như sản lượng hàng năm. Tính đến năm 1988, tổng sản lượng các loại bí trên thế giới nói chung là 6.346.000 tấn trong đó 217.00 tấn là ở Đông Nam Á.
- Bí Ngô thường được trồng tại những vùng đất soi bãi, bãi ven sông hay đất trồng màu, trên nương bằng hạt. Thời gian trồng là vào giữa tháng 4 đến giữa tháng 5. Tiến hành đào hố khoảng 50cm, mỗi hố cách nhau 2m sau đó bón phân lót với bề dày khoảng 15-20cm thì cho vào 2-3 hạt vào mỗi hốc. Sau khi cây lên mầm và có 2-3 lá thì tiến hành cắt ngọn và mỗi nhánh cây chỉ nên giữ 2-3 quả để quả thu được to và chất lượng. Cắt bỏ phần ngọn sau quả thứ 3 đi.
Đặc điểm thực vật
- Cây Bí Ngô là cây thân thảo có góc cạnh, mọc bò dưới đất hay leo lên nhờ những tua cuốn chẻ 2-4. Lá Bí Ngô to mọc đơn và mọc so le với nhau, cuống lá dài, lá có phiến chia các thùy hay chia thành các thùy nhọn với mặt lá có lông lờm chờm màu nâu rất nhám. Hoa của Bí Ngô có màu vàng, kích thước lớn.
- Quả Bí Ngô có hình tròn dài hay tròn bẹt, bên ngoài có lông như gai, cuống quả có 5 cạnh hơi phồng lên ở vị trí dính với quả. Hạt Bí Ngô có hình trứng, màu trắng, rộng 8-9mm và dài 7-15mm, dày 2mm. Hoa Bí Ngô có cả hoa đực và hoa cái.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Bí Ngô là quả, hạt được sấy hoặc phơi khô.
Thu hái, chế biến
Quả Bí Ngô thu hoạch khi lúc quả đã chín già, vỏ ngoài cứng. Hạt sau khi lấy sẽ được đem phơi khô để tránh tình trạng nấm mốc, nảy mầm.
Tính vị, quy kinh
Hạt Bí Ngô có dầu, có vị ngọt, bùi béo, tính ấm.
Thành phần hóa học
Hạt Bí Ngô có chứa 76-77% nhân và vỏ chiến 23-24% tính theo tỷ lệ chất khô. Trong hạt chứa protid 30,31 %; lipid 38,45 %, chất chiết không chứa nitrogen chiếm 9,71-9,72% ; chất màng 18,1% và tro 3,42%. Nhân hạt Bí Ngô có chứa lipid 51,53%; protid 36,06%; chất chiết không chứa nitrogen 6,49-717%; 1,63-1,75% chất màng và tro chiếm 4,61%. Trong tro của Hạt Bí Ngô có chứa các thành phần K, Ca, Mg, P, và vết Cu khi làm định tính. Trong hạt có fructose, saccharose, dầu, đường, nhựa, acid salicylic, phytosterin. Ngoài ra trong thành phần hạt Bí Ngô còn chứa globulin. Dầu Bí Ngô có chứa các glycerid của các acid stearic, acid arachidic, acid linoleic, acid oleic.
Tác dụng dược lý
Tác dụng hạt bí ngô : Hạt tươi của Hạt Bí Ngô có tác dụng trị sán và giun, ức chế sự sinh trưởng của giun non Schistosoma japonica.
Công năng chủ trị
Hạt Bí Ngô được dùng trong điều trị sán xơ mít, giun hay lắp ngoài da để chữa bỏng. Ngoài ra các bộ phận khác của Bí Ngô như thịt, lá cũng có tác dụng. Thịt bí ngô có tác dụng điều trị viêm ruột, trĩ, viêm đường tiết niệu, mất ngủ, kiết lỵ, suy thận, suy nhược, táo bón, khó tiêu, bệnh về tim, đái đường. Cuống quả có tác dụng giải độc thức ăn bằng cách gây nôn hay chữa tình trọng cổ họng có nhiều đờm. Món chè Bí Ngô nấu với đậu đen, đậu đỏ, lạc và lá nếp là những món ăn quen thuộc và bổ dưỡng vừa trị suy nhược, mất ngủ, vừ a trị đau đầu, viêm màng não.
Liều dùng
Liều dùng tùy vào mục đích sử dụng mà Hạt Bí Ngô có thể khác nhau.
Bảo quản
Hạt Bí Ngô bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Một số bài thuốc có chứa Hạt Bí Ngô
Diệt giun sán: Hạt Bí Ngô sau khi phơi sấy khô dùng để chữa bệnh giun sán ở người: liều cho người là 20-40g đối với người lớn hoặc có thể dùng liều cao hơn. Đối với trẻ em thì nên điều chỉnh liều lượng tùy vào độ tuổi. Tác dụng của Hạt Bí Ngô trong trị sán không mạnh bằng dương xỉ đực nhưng không gây độc với người dùng. Cách dùng là chiều hôm trước uống thuốc hay sử dụng các biện pháp thụt tháo hay uống thuốc tẩy nhẹ sau đó áp dụng một trong những cách sử dụng hạt bí đỏ sau đây:
- Hạt Bí Ngô sau khi bóc hết lớp vỏ cứng bên ngoài để lộ ra phần màng xanh ở bên trong thì dùng 100g hạt đã bóc vỏ bên trên đem giã nhỏ trong cối và dùng 50-60ml nước để tráng cối sau đó thêm 50-100g siro, mật hay đường và trộn đều cho dễ dùng. Bệnh nhân nên dùng hỗn hợp trên trong lúc đói và dùng hết liều trong vòng 1 giờ sau đó nằm nghỉ ngơi trong 3 giờ. Sau khi nghỉ ngơi bệnh nhân uống thuốc tẩy muối và đi ngoài trong 1 chậu nước ấm, lưu ý nên nhúng cả mông vào chậu nước. Liều cho trẻ em 3-4 tuổi là 30g, 5-7 tuổi là 50g còn 7-10 tuổi là 75g.
- Hạt Bí Ngô vẫn trong vỏ cứng đem giã hay xay cho nhỏ sau đó thêm nước và đun trong lửa nhỏ và đun cách thủy trong 2 giờ, lọc dịch qua gạc. Hớt bỏ lớp dầu trên bề mặt lớp dịch lọc, để dễ uống có thể thêm đường và uống hết trong lúc đói trong 20-30 phút. 2 giờ sau bệnh nhân uống 1 liều thuốc tẩy muối. Liều ở người lớn là uống 300g, trẻ < 5 tuổi là 50-70g, trẻ 5-7 tuổi là 100g, trẻ 7-10 tuổi là 150g. Nếu bệnh nhân sau khi uống dịch Hạt Bí Ngô trên và uống thêm nước dương xỉ sẽ gây tác dụng mạnh hơn vì vậy chỉ uống cao dương xỉ sau khi uống Hạt Bí Ngô được 1 giờ và sau khi uống nước dương xỉ 1 giờ thì uống nước tẩy muối. Có thể chế hạt bí ngô thành dạng bột đã loại chất béo dùng liều 60-80g cho người lớn, 30-40g cho trẻ em. Khi uống thêm 1 chút nước vào trộn đều và uống trong 15-20 phút.
- Hạt Bí Ngô uống với nước sắc hạt cau: sáng dậy lúc đói bụng cho bệnh nhân ăn 80-120g Hạt Bí Ngô (để cả vỏ) hoặc Hạt Bí Ngô đã bóc vỏ thì dùng 40-100g, 2 giờ sau uống nước sắc hạt cau với liều 80g cho người lớn và 30g cho trẻ < 10 tuổi. Chế nước hạt cau theo quy trình sau cho hạt cau theo liều như trên đun với 500ml nước sau đó sắc cho đến khi còn 150-200ml dịch rồi dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi hết kết tủa thì để yên cho dịch lắng và gạn, đem lọc. Đun tiếp đến khi còn 150-200ml thì uống nước sắc, sau 30 phút uống nước sắc sẽ uống 1 liều thuốc tẩy khoảng 30g magie sulfat và nằm nghỉ ngơi đến khi đi ngoài thì đi vào chậu nước ấm nhúng cả mông.
Viêm đường tiết niệu: dùng Hạt Bí Ngô đem giã và nghiền nhỏ sau đó đem nấu lên với 1 chút nước và uống.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: VIỆT NAM
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam