Đông Trùng Hạ Thảo (Trùng Thảo)
Tên khoa học
Cordyceps sinensis thuộc họ Hepialidae.
Tên khác
Đông Trùng Hạ Thảo có tên khác là Hạ Thảo Đông Trùng, Trùng Thảo
Nguồn gốc
- Đông Trùng Hạ Thảo là gì? Đông Trùng Hạ Thảo là sự kết hợp giữa quả thể của loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. (Clavicipitaceae) và xác ấu trùng của côn trùng ký chủ thuộc họ Hepialidae. Cái tên Đông Trùng Hạ Thảo là do vị thuốc này là mùa đông thì là con sâu còn vào mùa hạ thì lại là cây cỏ.
- Tạo Việt Nam hiện nay có 2 loại Đông Trùng Hạ Thảo là Đông Trùng Hạ Thảo phải nhập từ Trung Quốc và Đông Trùng Hạ Thảo của Việt Nam. Tại Trung Quốc, Đông Trùng Hạ Thảo thường được tìm thấy tại các vùng rừng ẩm ướt như Vân Nam, Tứ Xuyên, Tây Khang, Tây Tạng còn ở Việt Nam thì Hòa Bình hay Lạng Sơn là những nơi có bán loại thuốc này. Vùng Tân Cương – Trung Quốc là đáp ứng đủ điều kiện, nên chủ yếu tìm thấy ở vùng này. Tuy nhiên theo ghi chép thì dùng tốt nhất phải tìm được lúc con sâu chưa chết mà cây đã mọc rồi, nhưng đấy chỉ là lý thuyết còn thực tế đa phần tìm thấy khi sâu đã chết mà cây đã mọc rồi. Bản chất chính là một loại nấm mọc ký sinh trong con sâu sau đó phát triển thành một loại cây, cây mọc khi sâu vẫn sông, lấy hoạt chất từ sâu để phát triển thành cây.
Đặc điểm thực vật
- Nấm Đông Trùng Hạ Thảo là 1 giống nấm mọc ký sinh trên thân của Sâu non của 1 loại sâu bướm sau đó sâu và nấm sẽ hợp sinh với nhau khi mùa đông thì con sâu sẽ nằm dưới lòng đất còn nấm phát triển trên toàn thân của con sâu non để hút hết các dưỡng chất của sâu non do đó khiến sâu non chết. Khi mùa hạ đến thì nấm sinh cơ chất và mọc chồi khỏi mặt đất nhưng phần rễ vẫn dính vào đầu còn sâu để nấm xác sâu.
- Con Đông Trùng Hạ Thảo là vị thuốc gồm cả nấm và sâu. Vị thuốc này có phần sâu non có đường kính 3-5 mm, dài 2,5-3 cm màu vàng nâu hay xám nâu. Từ đầu sâu non mọc thân nấm hình trụ có khi 2-3 con sâu. Thân nấm có chiều cao 3-6 cm thậm chí 11cm và đường kính 1,5-4mm, phình to phía trên và cuối cùng thon nhọn. Khi còn non thì đặc và già thì phần thân rỗng. Khi soi dưới kính hiển vi sẽ thấy phần phình to có vỏ sần chứa các hạt nhỏ là tử nang xác nổi lên.
Bộ phận dùng
Đông Trùng Hạ Thảo dùng toàn bộ cả phần sâu dưới đất và phần nấm mọc bên trên.
Thu hái, chế biến
- Thu hái vào đầu mùa Hè khi quả thể nấm nổi lên khỏi mặt đất nhưng chưa phân tán bào tử, đem phơi nắng cho đến khô một phần rồi đem làm sạch chất xơ và các tạp chất dính vào. Dược liệu sau đó được phơi nắng hoặc sấy khô dưới nhiệt độ thấp để tạo thành Đông Trùng Hạ Thảo sấy khô.
- Đông Trùng Hạ Thảo khô tạo thành từ thể quả của nấm mọc ra từ đầu của côn trùng ký chủ. Phần côn trùng có hình dạng tương tự như con tằm, bên ngoài có màu vàng đậm đến nâu vàng. Phần thể quả nấm có dạng hình trụ dài mỏng, bên ngoài có màu nâu đậm đến nâu sẫm; phía trên hơi to ra. Thế chất: cơ thể côn trùng giòn và dễ gãy vỡ, bề mặt trơn nhẵn. Thể quả nấm mềm mại.
Tính vị, quy kinh
Vị ngọt, tính bình, quy kinh phế, thận
Thành phần hóa học
- Đông Trùng Hạ Thảo tươi có chứa khoảng 7% acid cocdizepic 3-4-5 tetraoxyhexahydrobenzoic có cấu trúc tương tự acid quinic, 25% protid. Khi thủy phân Đông Trùng Hạ Thảo thì thu được acid glutamic, histidin, glutamic, valin, arginin, oxyvalin. alanin. Ngoài ra trong Đông Trùng Hạ Thảo còn có 8,4% chất béo trong đó acid béo không no chiếm 82,5%, acid béo no chứa 13%.
- Khi chiết xuất người ta thu được acid cordycepic chứng minh là D-mannitol.
- Từ Đông Trùng Hạ Thảo nuôi dưỡng trong môi trường đặc biệt chiết được corsycepin 3’-deoxyadenosine.
Tác dụng của nấm Đông Trùng Hạ Thảo
Đông Trùng Hạ Thảo có tác dụng gì?
- Đông Trùng Hạ Thảo đã được Brester và Aisberg tiến hành nghiên cứu từ năm 1917 cho thấy khi tiêm mạch máu hay tiêm dưới da thuốc Đông Trùng Hạ Thảo vào chuột nhắt trắng hay thỏ thì thấy hiện tượng ức chế. Với liều cao Đông Trùng Hạ Thảo có thể gây tăng hô hấp và mạch đập nhanh hơn rồi khiến động vật thí nghiệm quằn quại cuối cùng là chết.
- Năm 1952, Trinh Phu Vũ và Trịnh Táo Kiệt đã nghiên cứu thấy Đông Trùng Hạ Thảo có tác dụng trên 1 số vi trùng nhất định.
- Hai tác giả người Trung Quốc là Trương Bá Thạch và Trương Sỹ Thiện đã nghiên cứu kỹ tác dụng của Đông Trùng Hạ Thảo và đi đến 1 số kết luận sau:
- Nước sắc 1/10 Đông Trùng Hạ Thảo có tác dụng ức chế đối với tim cô lập của thỏ và ếch. Tim đập chậm lại nhưng không tăng sức bóp cơ tim. Kết quả này cho thấy lượng chất dầu béo trong Đông Trùng Hạ Thảo cao thì gây ức chế ngược lại với tỉ lệ dầu béo thấp thì lúc đầu có hiện tượng ức chế trong thời gian rất ngắn rồi mới gây hưng phấn. Với tim cô lập của thỏ, thuốc Đông Trùng Hạ Thảo gây tăng lượng huyết qua tim rõ rệt.
- Kết quả trên thí nghiệm ở chó gây mê cho thấy nếu dùng Đông Trùng Hạ Thảo tiêm tĩnh mạch theo liều 1ml/kg hay 0,1-0,5 ml thì đều thấy tác dụng hạ huyết áp rõ rêt. Sau 10 phút thì huyết áp trở lại bình thường. Tuy nhiên khi dùng đường tiêm vào bụng hay đường uống thì không thấy ảnh hưởng lên huyểt áp.
- Thí nghiệm trên khí quản và phổi của chuột bạch cho thấy Đông Trùng Hạ Thảo làm giãn khí quản nếu dùng chung với hoạt chất của thượng thận thì tác dụng của hoạt chất thượng thận tăng đáng kể. Từ đó cho thấy Đông Trùng Hạ Thảo có công dụng tiêu đờm, chữa ho, bảo vệ phổi.
- Tác hại của Đông Trùng Hạ Thảo: Độ đọc của Đông Trùng Hạ Thảo cũng đã được nghiên cứu với liều 5g/kg chuột bạch thì không thấy hiện tượng ngộ độc. Khi dùng liều 10-20g/kg thì thấy chuột bị chết, liều 30-50g/kg thì chuột cũng tử vong. Triệu chứng ngộ độc ở chuột như sau: Sau 2,5 phút tiêm thuốc chuột không nhanh nhẹ, sau 4 phút thì chuột bị chậm hô hấp sau 6 phút chuột bị tê liệt và sau đó gây co quắp, ức chế hô hấp rồi tử vong.
Công dụng của Đông Trùng Hạ Thảo
Đông Trùng Hạ Thảo công dụng:
- Với tác dụng bổ thận ích phế, ôn thận nạp khí bình suyễn thì cáp giới và trùng thảo là giống nhau. Đều có chung đặc điểm là tăng cường chức năng nạp khí của thận, khí được nạp giữ tại thận thì suyễn được ngừng. Trùng thảo cũng chữa rất tốt các chứng thận hư không nạp được khí mà gây ra khí suyễn. Tuy nhiên với cáp giới thì có riêng tác dụng trợ dương ích tinh huyết để chữa các chứng liệt dương, thận hư, tinh thiếu,…. Còn trùng thảo thì có thêm tác dụng ích phế đế hóa đàm, bình thường có Bán hạ và Xuyên bối mẫu đều có tác dụng hóa đàm, Bán hạ táo thấp hóa đàm (nghĩa là có tính ôn, ôn đến nỗi mà táo), còn Xuyên bối mẫu thì nhuận phế hóa đàm (nghĩa là có tính lương, lương đến nỗi nhuận). Trùng thảo tính bình nằm giữa bán hạ và xuyên bối mẫu nên rất dễ dùng. Có thể nói Trùng thảo là vị thuốc tốt nhất cho tạng Phế. Tuy nhiên về thực tế lâm sàng với mỗi tác dụng của trùng thảo thì đều có vị thuốc khác thay thế được, nên gần như có rất ít bài thuốc sử dụng trùng thảo, với bổ thận nạp khí thì có thể dùng cáp giới, với hóa đàm thì tùy tình trạng bệnh nhân mà dùng bán hạ hoặc xuyên bối mẫu.
- Mặt khác nữa trong hệ thống các thuốc y học cổ truyền hiện nay thì Trùng thảo là vị thuốc đắt nhất. Trên thị trường về mặt giá cả không có vị thuốc nào so sánh được với trùng thảo, kể cả nhân sâm cũng chỉ vài chục triệu một kg. Riêng giá trùng thảo theo tác giả cập nhập thì cũng rơi vào khoảng vài trăm triệu đến cả tỷ môt kilogram. Nên đề sử dụng trùng thảo dùng trong các bài thuốc gần như là khá khó khăn.
- Cách dùng phổ biến nhất hiện nay là dùng đơn độc trùng thảo, thường có thể pha hãm chè để uống nước và ăn cả con, hoặc phổ’ biến và hay nhất là nấu cháo ăn, đặc biệt tầm mùa thu đông nấu cháo ăn là tốt nhất, được gọi là canh dưỡng sinh mùa đông. Vì trùng thảo tính bình nên gần như tất cả các bệnh nhân đều có thể sử dụng được, dùng đặc biệt tốt với các bệnh nhân có bệnh lý về hệ hô hấp như lao phổi, COPD, hen phế quản,…
- Phụ nữ uống đông trùng hạ thảo có tốt không? Đông Trùng Hạ Thảo còn được dùng để tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, tăng cường trẻ đẹp và giúp giảm mệt mỏi, suy nhược, điều hoà nội tiết tố cho phụ nữ.
Liều dùng
- Mỗi ngày nên uống bao nhiêu đông trùng hạ thảo? Khuyến cáo ngày nên dùng 6-12g Đông Trùng Hạ Thảo nếu dùng dưới hình thức ngâm rượu.
- Uống Đông Trùng Hạ Thảo bao lâu thì có tác dụng? Thời gian uống Đông Trùng Hạ Thảo thường sẽ từ 3-4 tháng để mang lại hiệu quả.
Những ai không nên uống đông trùng hạ thảo?
- Người đang bị sốt vì Đông Trùng Hạ Thảo có tính ấm nên khi dùng cho những bệnh nhân bị sốt vốn có thể ấm trong người sẽ khiến bệnh bị nặng thêm.
- Trẻ nhỏ < 5 tuổi.
- Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp vì Đông Trùng Hạ Thảo gây tăng các triệu chứng viêm khớp do tăng hoạt động hệ miễn dịch của cơ thể.
- Người bị rối loạn đông máu, máu khó đông, người phẫu thuật: Đông Trùng Hạ Thảo chứa hoạt chất Cordyceps khiến máu khó đông và gây nguy hiểm cho những đối tượng này.
- Phụ nữ có thai.
Có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không? Mặc dù Đông Trùng Hạ Thảo đem lại nhiều lợi ích sức khỏe tuy nhiên không nên dùng thường xuyên và quá liều mà nên dùng ngắt quãng rồi ngừng dùng 1 thời gian nếu không có thể gây khô miệng và môi, rối loạn chảy máu, thị lực giảm, ngứa, nhịp tim không đều.
Một số bài thuốc có chứa Đông Trùng Hạ Thảo
Thuốc chữa người già suy nhược, viêm khí quản mạn
10g Đông Trùng Hạ Thảo + 6g Khoản Đông Hoa + 8g Tang Bạch Bì + 3g Cam Thảo + 2g Tiểu hồi + 600ml nước. Tất cả đem sắc đến khi còn 200ml nước Đông Trùng Hạ Thảo thì ngừng sắc và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Thuốc bổ Đông Trùng Hạ Thảo
15 con Đông Trùng Hạ Thảo + 1 con vịt già (đã bỏ ruột, lông sạch sẽ). Lấy vịt đem bổ đôi đầu rồi cho Đông Trùng Hạ Thảo vào bên trong, lấy dây gai buộc kín lại và cài đầu vào bụng vịt rồi thêm gia vị sau đó đem hầm để cho người ốm mới khỏi dậy uống.
Phân biệt Đông Trùng Hạ Thảo thật và giả
Đông Trùng Hạ Thảo thật | Đông Trùng Hạ Thảo giả | |
Quan sát | Đông Trùng Hạ Thảo thật có bộ phận đầu thảo và đầu sâu non được gắn với nhau 1 cách tự nhiên không nhìn thấy chỗ nối, dạng sâu có 3 vân mỗi vân làm thành 1 gấp và các nếp gấp xếp thành hàng, vân phía đầu rất sâu. Đông trùng hạ thảo thật có màu sắc và kích thước không đều nhau.
Chân sâu non của Đông Trùng Hạ Thảo thật có 8 chân đối xứng, mặt cắt dọc khi tách ra thấy các vân rõ nét và có lõi màu đen giống hình chữ V phía giữa đông trùng hạ thảo |
Đông Trùng Hạ Thảo giả khi nhìn sẽ thấy có vết nốt rất không tự nhiên giữa sâu non và đầu thảo. Đông Trùng Hạ Thảo giả 1 mặt lộ rõ các điểm khác biệt không có vân đều nhau và các nếp gấp giao nhanh bằng phẳng chứ không xếp thành hàng. Kích thước của Đông trùng hạ thảo giả sẽ đều nhau và 10 con như 10 có màu vàng sậm.
Đông Trùng Hạ Thảo giả số lượng chân của sâu non không cố định 8 chân như hàng thật, có con có 8 chân có con lại ít hơn. Mặt cắt dọc của Đông Trùng Hạ Thảo giả không có lõi màu đen giống chữ V |
Phân biệt bằng khứu giác | Đông Trùng Hạ Thảo thật có mùi giống mùi nấm rơi và lẫn với mùi tanh của nấm hương rất rõ | Đông Trùng Hạ Thảo giả không có mùi thanh của nấm hương, mùi nấm rơi mà là mùi tanh của cá hay không mùi, mùi nước hoa giả và mùi nguyên liệu hóa học |
Phân biệt bằng cảm giác khi sờ tay vào | Đông Trùng Hạ Thảo thật khi đặt trên tay lắc nhẹ thấy cảm giác nhẹ như cỏ khô | Đông Trùng Hạ Thảo giả khi đặt trên lòng bàn tay sẽ thấy nặng, mắt, vân và chân trên sâu non không tự nhiên |
Mùi vị | Đông Trùng Hạ Thảo thật khi nhau sẽ vụn như hạt đậu nành, tấm khi càng nhau lâu thì càng thấy thơm trong miệng như mùi thịt gà | Đông Trùng Hạ Thảo giả khi nhai sẽ thấy cứng và sau khi nhai nước bọ sẽ khi tiết ra có vị như bột đất sét đên khi không thể nhai được nữa thì sẽ không có mùi thơm mà là mùi đất rất nồng |
Tài liệu tham khảo
Đỗ Tất Lợi (2006), Đông Trùng Hạ Thảo . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 882. Truy cập ngày 19/03/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam