Cửu Lý Hương (Vân Hương)
Tên khoa học
Ruta graveolens L. thuộc họ Cam (Rutaceae)
Tên khác
Cửu Lý Hương còn có tên khác là Vân hương, Hương thảo
Nguồn gốc
Cửu Lý Hương có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và được trồng nhiệt tại Trung Quốc, Ấn Độ. Tại Việt Nam cũng có trồng Cửu Lý Hương nhưng đến nay loài cây này trở nên hiếm dần. Ngoài ra Cửu Lý Hương còn được mọc nhiều ở các nước ôn đới như Bắc Châu Phi, Pháp, Ý. Cửu Lý Hương là cây ưa ẩm có khả năng chịu bóng vì vậy cây có thể trồng xen kẽ được với những loại cây khác. Cửu Lý Hương ra hoa quả hàng năm và cây có thể trồng bằng cành hay hạt. Hoa ra vào tháng 6-8
Đặc điểm thực vật
- Cửu Lý Hương là cây nhỏ, mọc thành bụi dày, thuộc cây sống lâu năm, chiều cao từ 0,8-1 mét. Thân cây được phân nhánh, có màu lục xám.
- Lá cây có cuống dài, mọc so le, xẻ 2-3 lần lông chim thành những thùy nhỏ, mọc so le, đầu tròn, gốc thuôn phiến lá có màu lục chấm và chấm nhỏ trong suốt.
- Hoa của cây mọc ở ngọn thân, hoa đều, màu vàng lục, lưỡng tính, hoa ở giữa mẫu 5, các hoa khác đều mẫu 4 có 4 cánh, 4 lá đài, 8 nhị, bầu 4-5 ô.
- Quả là quả nang, mở ở đỉnh khi chín, có 4-5 khía sâu, màu nâu nhạt, nhiều hạt khum.
- Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của cây là phân trên mặt đất của cây.
Thu hái, chế biến
Phần trên mặt đất của cây được sấy hay phơi khô và sử dụng.
Thành phần hóa học
- Tinh dầu chiếm 0,1% trong đó có 2-nonanol, 2-decanon, undecyl-2 acetat, nonanon, 2-undecanon (methyl-n-nonyl ceton), phenol, acid anisic, 2-heptanon, 2-octanon, monoterpen, coumarin.
- Alkaloid: fagarin, 6-methoxy-dictamnin, graveolin, kokusaginin, skimmianin, rutacridon.
- Flavonoid: 2% rutin
- Coumarin: pangelin, bergapten, rutarin, xanthotoxin, rutamarin, isoimperatorin, psoralen, naphtohermiarin.
- Lá và phần trên của Cửu Lý Hương còn chứa caroten 94,4mg/100g và 479mg/100g acid ascorbic.
- Hạt chứa 36,8% dầu béo, các acid béo là acid stearic, acid palmitic, acid oleic.
- Ngoài ra trong quả và rễ của Cửu Lý Hương còn chứa 1-2% rutozit.
Tác dụng dược lý
- Tinh dầu Cửu Lý Hương có tác dụng kích thích mạnh co bóp tử cung cô lập, chống co thắt và gây sung huyết da khi thử nghiệm trong cả chuột không mang thai và mang thai.
- Trong 1 thử nghiệm lâm sàng có sử dụng tinh dầu Cửu Lý Hương đã được tiến hành trên 115 bệnh nhân gồm cả nam và nữ bị bệnh bạch biến có màu của những mảng bạch biến, thời gian mắc bệnh khác nhau. Cho bệnh nhân dùng bột màu của những mảng bạch biến tán mịn 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1,5g sau bữa ăn, Dùng bột màu của những mảng bạch biến trộn với giấm theo tỷ lệ 1:2 dùng để bôi tại chỗ ngoài da. Phơi ra nắng chỗ da bị bệnh vào buổi sáng 10-15 phút kết quả cho thấy hiệu quả điều trị khá khích lệ.
- Cao chiết rễ, lá, thân Cửu Lý Hương dùng dung môi cloroform có tác dụng chống sinh sản rõ trên động vật thí nghiệm là chuột cống trắng khi cho thuốc vào dạ dày ngày 10 ngày sau khi giao hợp. Tiến hành tách phân đoạn cao này thì sẽ phân lập được chalepensin hơi độc.Cao chiết lá Cửu Lý Hương dùng dung môi ethylic 50% trên 6 chuột cống trắng với liều 125 mg/kg/ngày từ ngày 11 đến ngày 13 trong thời kỳ mang thai. Đến ngày thứ 14 cho thấy 3/6 chuột bị chảy máu âm đạo. Khi tiến hành phẫu thuật ổ bụng vào ngày 20 thì quan sát được không có bào thai nào ở 4/6 chuột từ đó cho thấy Cửu Lý Hương gây sẩy thai ở 66%.
- Cửu Lý Hương có tác dụng gây viêm da ánh sáng. Các nghiên cứu đã cho thấy có 56% tổng lượng furanocoumarin và nồng độ psoralen, xanthotoxin, bergapten 720 mcg/g có trong lá Cửu Lý Hương. Với liều lượng như vậy tinh dầu của Cửu Lý Hương có thể gây ngủ, chất cay, liều cao có thể gây mệt lả, chàm, yếu tim, lạnh các chi, viêm dạ dày ruột, sưng tấy lưỡi, khó thở, sưng tấy lưỡi, chảy nước bọt, sảy thai.
- Cao chiết rễ Cửu Lý Hương bằng dung môi cồn có tác dụng diệt Entamoeba histolytica ở nồng độ 1: 10 000 trên in vitro.
Công năng chủ trị
- Trong y học cổ truyền Việt Nam có ít kinh nghiệm về việc sử dụng Cửu Lý Hương.
- Ở Trung Quốc, Cửu Lý Hương được dùng lá để bảo quản đồ uống và chè, lá có khả năng làm thuốc phòng chống sâu bọ, muỗi, giải độc rắn cắn.Cây Cửu Lý Hương được dùng làm thuốc trị đau đầu, chống viêm có liên quan đến co thắt mạch máu, dùng cho trẻ em bị viêm phổi, co giật hay người bị vô kinh.
- Phối hợp Cửu Lý Hương với 1 số dược liệu khác có thể điều trị thấp khớp, yếu ớt, mệt lử.
- Cửu Lý Hương tán mịn dùng đường ngoài da có khả năng trị ngứa hay 1 số bệnh ngoài da khác.
- Trong Ấn Độ, tinh dầu Cửu Lý Hương được dùng làm thuốc chống co thắt, trị giun sán, gây sung huyết da, chống động kinh, điều kinh. Cửu Lý Hương còn được dùng để chữa bệnh bạch biến.
- Miền nam Itaha, Cửu Lý Hương còn được sắc dùng để làm thuốc lợi tiêu hóa, điều kinh, chống thối rữa.
- Nước hãm lá Cửu Lý Hương cùng với ngọn cây Mentha suaveolens, Origanum vulgare để trị giun.
- Lá dùng với tỏi và phần trên mặt đất của mùi tây đem nghiền này có khả năng chữa vết thương ngoài da.
- Nước sắc lá có tác dụng trị đau trong viêm khớp, chống co thắt, làm thuốc tan máu.
- Dùng theo đường ngoài da, dịch ép cây tươi dùng để lột da.
- Nghiền nát lá tươi với muối có khả năng bị sâu răng đau răng.
- Tại Brazil, Cửu Lý Hương giúp điều kinh, gây kích thích tử cung sảy thai.
- Tại Peru, uống nước sắc lá, hoa, thân giúp trị đầy hơi đặc biệt khi dùng cho trẻ 1 tháng tuổi.
Liều dùng
Mỗi lần uống 0,25-0,5 g Cửu Lý Hương dưới dạng bột hay dưới dạng chè 20-30g.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Cửu Lý Hương. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 69. Truy cập ngày 31/07/2024.
- Đỗ Huy Bích (2006), Cửu Lý Hương, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 593. Truy cập ngày 31/07/2024