Hiển thị kết quả duy nhất

Swertia (Mật Gấu, Đại Tử Đương Dược)

Tên khoa học

Swertia chirayita thuộc họ Long đởm thảo (Gentianaceae)

Tên khác

Hoa Swertia còn có tên khác là Chi Pâu, Mật Gấu, Đại Tử Đương Dược.

Nguồn gốc

  • Cây Swertia là loại cây được miêu tả lần đầu vào năm 1883, nó là 1 loại thảo mộc dùng làm thuốc dân gian được sử dụng nhiều tại các vùng Qúy Châu, Vân Nam, Tây Tạng của Trung Quốc. Hiện nay loài hoa này đã được di thực đến Việt Nam và được dân mình gọi là hoa chi pâu nó có nhiều ở vùng đỉnh Tà Chì Nhù ở Yên Bái, Ngọn núi này thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có chiều cao 2979m và là 1 trong 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam.
  • Chi Swertia có khoảng 135 loài. Ở Ấn Độ, 40 loài Swertia đã được ghi nhận
  • Cây Swertia là loại dược thảo phổ biến bản địa ở vùng ôn đới Himalaya. Ở Ấn Độ, 40 loài Swertia đã được ghi nhận, trong đó Swertia chirayita được coi là quan trọng nhất.

Đặc điểm thực vật

  • Swertia chirayita là loại cây thân thảo hàng năm 0,6–1,5 m, có thân thẳng, dài khoảng 2–3 ft, phần trên có hình tứ giác có một đường đứt gãy nổi bật ở mỗi góc, phần giữa có hình trụ. Thân của Hoa Swertia có màu nâu cam hoặc màu tía, phần lõi lớn màu vàng. Lá hình mác, không có cuống, nhọn, mọc thành từng cặp đối nhau, có hình dây ở gốc, dài 4 cm. Rễ cây hơi vàng, hơi xiên hoặc có hình dạng thuôn nhọn và ngắn thường dày nửa inch, dài gần 7–8 cm.
  • Hoa nhỏ, nhiều, xanh lục hoặc trắng, màu vàng lục và nhuốm lông màu tím tùy vào từng giống, hình tứ giác, chùy lá lớn. Đài hoa có nhiều lá với bốn thùy, bốn thùy tràng hoa xoắn và xếp chồng lên nhau, gộp lại ở gốc và có các cặp mật hoa trên mỗi thùy được bao phủ bởi những sợi lông dài. Nhị 4, đối diện với thùy tràng hoa, ở gốc tràng hoa. Nhụy hoa đơn bào có noãn ở đỉnh nhụy. Tràng hoa nhiều màu. Quả nang có hình trứng, 2 van, có vỏ trong suốt màu vàng. Hạt rất nhỏ , nhiều và có màu nâu sẫm.
Swertia
Swertia

Bộ phận dùng

Toàn bộ cây Swertia được sử dụng rộng rãi.

Thu hái, chế biến

Rễ, thân, lá của cây Swertia có thể thu hái quanh năm còn hoa của cây sẽ nở rộ vào tháng 10-11 hàng năm, khi đó là mùa thu hoạch hoa.

Đặc điểm cây Swertia
Đặc điểm cây Swertia

Tính vị, quy kinh

Swertia có vị đắng do các thành phần hóa học khác nhau như swerchirin, swertiamarin, amarogentin và các hợp chất hoạt tính sinh học khác.

Thành phần hóa học

  • Swertia chứa các hóa chất 1,3,5,8-tetrahydroxyxanthone, balanophonin , 1-hydroxyl-2,3,4,6-tetramethoxyxanthone, 1,5,8-trihydroxy-3-methoxyxanthone, 1-hydroxy-3,5,8-trimethoxyxanthone, axit oleanolic , axit maslinic và axit sumaresinolic, 1,8-dihydroxy-3,5-dimethoxyxanthone,1-hydroxy-2,3,5,7-tetramethoxyxanthone, amarogenitine, sawertiamarine , mangeferin, 1-hydroxy-2,3,4,7-tetramethoxyxanthone, 1,7-dihydroxy-3,8- dimethoxyxanthone.
  • Swertia chứa nhiều alkaloid, chất chống oxy hóa và glycoside như gentiopicrin, xanthones, swertanone, swerchirin, axit stearic, chiratanin, chiratol, axit oleic, axit palmitic, swertiamarin, amarogentin.

Tác dụng dược lý

  • Nghiên cứu trước đây chứng minh rằng chiết xuất Swertia chirayita thể hiện nhiều hoạt động sinh học, như chống đái tháo đường và chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, kháng virus, chống ung thư, kháng nấm.
  • Các dữ liệu invivo và in vitro cho thấy sử dụng dịch chiết xuất nước, rượu và metanol của Swertia chirayita có một số đặc tính dược lý như hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm, chống virus viêm gan B trên dòng tế bào HepG 2.2.15.
  • Toàn bộ cây Swertia chirayita đã được báo cáo về hoạt tính chống viêm và hạ đường huyết, dịch chiết xuất ethanol 70% của Swertia chirayita có hoạt tính thể hiện hoạt tính bắt gốc DPPH cao.
  • Các hoạt tính sinh học của Swertia chirayita được cho là do các thành phần có hoạt tính sinh thuộc các nhóm khác nhau như xanthone và các dẫn xuất xanthone như lignan, secoiridoid, alkaloid,terpenoid, iridoid, flavonoid và các hợp chất khác như chiratin, axit oleic và axit stearic, ophelicaxit, axit palmitic, amaroswerin, amarogentin, swerchirin, sweroside, swertiamarin, mangiferin.
  • Amarogentin được báo cáo là có tác dụng chống bệnh tiểu đường, chống ung thư và chống bệnh tật.
  • Swertiamarin đã được thử nghiệm về tác dụng chống viêm gan, hoạt động chống viêm khớp, chống ung thư, chống bệnh tiểu đường.
  • Mangiferin cũng được báo cáo là có tác dụng chống tiểu đường, chống và ngăn ngừa ung thư, chống HIV, chống xơ vữa động mạch, chống hội chứng Parkinson.
  • Swerchirin được biết đến là thuốc chống sốt rét, bảo vệ gan, hỗ trợ tạo máu, hạ đường huyết. Swerchirin ở các nồng độ khác nhau làm tăng đáng kể sự giải phóng insulin kích thích glucose.
  • Sweroside được báo cáo là có tính kháng khuẩn, phòng ngừa trong điều trị tăng sắc tố, bảo vệ gan, trị liệu loãng xương.
  • Amaroswerin được biết đến với tác dụng bảo vệ dạ dày nhờ vị đắng.
  • Chiết xuất Swertia chirayita ở cả dạng liposomal và niosomal không gây độc hại rõ ràng ở chuột vì không có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ cơ thể, trọng lượng cơ thể giữa nhóm được điều trị và nhóm đối chứng.
  • Gần đây, chiết xuất Swertia cho thấy hoạt động chống virus viêm gan B.

Công năng chủ trị

Hoa Swertia được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh như sốt rét và tiểu đường, rối loạn gan, viêm gan, viêm dạ dày, táo bón, giun đường ruột, bệnh ngoài da, điều trị sốt, rối loạn gan,đau dạ dày, chán ăn, táo bón và ung thư, điều trị bệnh viêm gan, hen phế quản, rối loạn nhiễm độc gan, viêm nhiễm và các bệnh về tiêu hóa, điều trị sốt mãn tính, sốt rét, u sầu, và một số loại rối loạn tâm thần, thiếu máu, khó tiêu, bệnh ngoài da, loét, nước tiểu ít, tăng huyết áp, giun, động kinh, bài tiết mật, lọc máu và tiểu đường. Theo truyền thống, nước sắc của loài này được sử dụng để trị giun sán,kháng khuẩn, kích thích tim, bảo vệ gan, chống sốt rét, kháng nấm, hạ đường huyết, chống mệt mỏi, chống lão hóa, chống tiêu chảy, chống viêm như một chất bảo vệ tim và cũng giúp giảm lượng đường trong máu, huyết áp.

Dược liệu Swertia
Dược liệu Swertia

Một số bài thuốc có chứa

  • Để chữa đau đầu và huyết áp: lá và thân cây Swertia cắt nhỏ ngâm trong nước qua đêm thu được hỗn hợp sệt đem lọc và thu lấy nước uống trong 2-3 ngày.
  • Đối với bệnh sốt run : toàn bộ cây Swertia được cắt thành từng miếng nhỏ và đun sôi trong 500ml nước cho đến khi thể tích giảm xuống còn ½ thì lọc lấy dịch rồi đem đựng trong chai thủy tinh và uống dần, mỗi ngày uống nửa thìa cad uống trong 2 ngày đối với trẻ em, đối với người lớn thì dùng liều 1 thìa một lần trong ngày trong 2 ngày và thay đổi thành ba lần một ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Chữa sốt rét: Lấy Chirata sống hoặc khô, đun sôi với 1 cốc nước cho đến khi nước còn 1/4 lượng ban đầu sau đó lọc lấy dịch nước này và uống 3-4 thìa cà phê hai lần một ngày sau bữa ăn để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh sốt rét.
  • Chữa chàm, mụn trứng cá: cây Swertia đem sấy hoặc phơi khô rồi nghiền thành bột nhão rồi đắp lên vùng da cần điều trị. Nước sắc thu được từ Hoa Swertia có thể chữa phát ban trên da.
  • Giảm táo bón: Lấy Swertia chirata sống hoặc khô (cả cây), đem đun sôi với 1 cốc nước cho đến khi nước còn 1/4 lượng ban đầu sau đó lọc lấy nước này và uống 3-4 thìa cà phê hai lần một ngày sau bữa ăn để thoát khỏi táo bón.
  • Điều trị nhiễm giun: Lấy 1-3g bột Swertia đã được sấy hay phơi khô, trộn với đường thốt nốt để giảm vị đắng sau đó nuốt với nước một hoặc hai lần một ngày để loại bỏ giun ký sinh và kiểm soát sự xâm nhập của kí sinh trùng gây giun.

Tài liệu tham khảo

Vijay Kumar , Johannes Van Staden (2016) , A Review of Swertia chirayita (Gentianaceae) as a Traditional Medicinal Plant, pubmed. Truy cập ngày 06/12/2023.

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 2.700.000 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 50ml

Thương hiệu: Murad

Xuất xứ: Mỹ