Câu Kỷ Tử (Địa cốt tử)
Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Câu kỳ tử
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác:
Khủ khởi, Khởi tử
Tên khoa học: Lycium barharum L. và Lycoum chinense Mill., họ Cà (Solanaceae).
Mô tả cây
Cây nhỡ cao đến 1-2 m, thân có gai, cành cong và ngả xuống. Lá mọc so Je hay vòng 3-5, phiến hình xoan 2-6 cm. Hoa cô độc hay nhóm 3-5 ở nách lá, tràng màu tía có ống ngắn hom cánh hoa. Quả mọng hình trứng dài 2-3 cm màu vàng cam hay đỏ sấm Hạt nhiều nhỏ màu trắng, hình thận dẹt.
Loài Lycium barbarum có lá thuôn hơn, hoa tím, quả thuôn màu vàng- cam, hạt nhỏ màu vàng nâu (2 mm). Loài L. chinense lá bầu hơn, hoa tím nhạt, quả màu đỏ và hạt màu vàng, to hơn (2-3 mm).
Phân bố, sinh thái
Cây của vùng Tây Á , mọc hoang ở Nhật Bản,
Trung Quốc, Triều Tiên được nhập vào trồng ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Thường được trồng làm cây cảnh.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Quả (Fructus Lyciĩ) thường gọi là Câu kỷ tử. Thu hái lúc chín, phơi trong râm, khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi hay sấy nhẹ đến khô. Dược liệu hình trứng thuôn hay xoan, màu vàng cam đến đỏ, mềm, bóng, thường nhăn nheo; vị ngọt hơi chua.
Re {Radix Lyciĩ) thường gọi là Địa cốt bì. Thu hái vào mùa thu, rửa sạch, tách lấy vỏ phơi hay sấy khô.
Lá {Folium Lycii).
Tính vị, quy kinh
Vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Phế, Can, Thận.
Tác dụng
Bổ can thận, sáng mắt
Kỷ tử hiện nay là một vị thuốc được dùng rất phổ biến trên lâm sàng một phần vì tác dụng, một phần vì tạo sự thẩm mỹ trong thang thuốc, màu đỏ đẹp rất bắt mắt trong các thang thuốc. Câu kỷ tử cam bình, chất nhuận, chủ đi vào can thận, chẳng những bổ ích tinh mà còn dưỡng can, làm sáng mắt, có sở trường bình bổ âm dương. Kỷ tử là một trong những thuốc bổ rất sâu vào tinh huyết, đi theo trục của thận âm, mặt khác ngoài bổ thận ra thì lại còn dưỡng can đưa khí huyết lên mắt làm sáng mắt, tăng thị lực. Vì thế trên lâm sàng Kỷ tử được ứng dung nhiều nhất trong bài Lục vị kỷ cúc (lục vị gia kỷ tử và cúc hoa) chữa cực phổ biến các chứng can thận âm hư gây giảm thị lực, quáng gà.
Trong nhóm các vị ích bổ tinh huyết theo trục âm (trục thận âm) thì mạnh mẽ nhất vẫn là Thục địa, còn Kỷ tử bổ ích tinh huyết nhưng không có xu hướng lắng lại tại thận mà đem lên phía trên đầu mặt nên dưỡng mắt, sáng mắt. Vì vậy tác dụng được nhớ nhất của Kỷ tử là ích bổ tinh huyết để minh mục sáng mắt.
LƯU Ý: Trên lâm sàng kỷ tử hiện nay cũng rất khó đoán về chất lượng, tuy nhiên có một vài lưu ý khi chọn lựa dược liệu. Kỷ tử quả đỏ căng, càng lớn tác dụng càng mạnh, khi nếm vị chuẩn là hơi chua chua và ngọt, còn nếu kỷ tử nếm vị đắng thì là hàng bỏ, vứt ngay. Ngoài ra trên thị trường có một loại kỷ tử giá siêu đắt tác dụng thì vô cùng tuyệt vời là Kỷ tử ninh hạ (loại này màu đen, pha nước màu rất đẹp, màu nước xanh xanh vàng vàng, nhìn như kiểu tiên cảnh); loại này giá đắt cỡ vài chục triệu một cân nên lâm sàng khó dùng, chỉ nhà giàu mới dùng được. Còn dùng làm thuốc phổ biến nhất là loại màu đỏ.
Thành phần hóa học
Quả có chứa tinh dầu, carotenoid, betain, acid ascorbic, acid nicotinic. Hạt có nhiều sterol.
Vỏ rễ có betain, lyciumanid, acid malissic.
Cành lá chứa protein 3,5%, lipid 0,72%, glucid 2,25%, giàu vitamin A.
Tác dụng dược lý
Câu kỷ từ làm tăng hồng cầu, tăng tuần hoàn huyết, kích thích rụng trứng, kích thích sinh tinh, điều hòa huyết áp, tăng miễn dịch và đề kháng cơ thể.
Nước sắc của Địa cốt bì có tác dụng hạ sốt, hạ đường huyết, giảm cholesterol trên thỏ thực nghiệm; tác dụng hạ huyết áp trên chó, mèo gây mê; ức chế rõ rệt các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, ức chế virus cúm; độc tính thấp.
Công dụng và cách dùng
Câu kỷ tử được dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy yếu, chuyên chữa bệnh về mắt do suy dinh dưỡng, làm hạ đường huyết. Thường dùng dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Địa cốt bì dùng làm thuốc giải nhiệt, mát huyết, chữa ho, ho ra máu.
Lá dùng làm rau ăn có tác dụng bồi bổ tốt.
Ghi chú
Dược điển Trung Quốc dùng hai loài Câu kỷ Lycỉum chỉnense Mill, và Lycium barbarum L. Dược điển Việt Nam V chỉ ghi loài Lycỉum barbarum L.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hungary
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đài Loan
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam