Dự đoán hiệu quả khâu cổ tử cung dự phòng sinh non

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Co tien su de non

Nhathuocngocanh – Hở eo cổ tử cung là một biến chứng sản khoa nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai đột ngột. Khâu vòng cổ tử cung là một thủ thật y khoa giúp thu hẹp lỗ trong tử cung, hạn chế tối đa tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Vậy khâu vòng cổ tử cung là gì? và làm thế nào để dự đoán hiệu quả khâu cổ tử cung nhằm dự phòng sinh non?

Hở eo tử cung là tình trạng gì?

Tử cung là một phần rất quan trọng trong hệ thống sinh dục nữ, nó chịu trách nhiệm tạo ra không gian và điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thụ thai, làm tổ cũng như sự phát triển của bào thai.

Thông thường, khi không mang thai cổ tử cung sẽ thường mở ra nhằm để tạo điều kiện cho việc thụ thai và máu kinh thoát ra tạo thành hiện tượng hành kinh ở nữ giới. Tuy nhiên khi mang thai, dịch nhầy sẽ lấp kín lỗ hổng này, tạo ra một không gian khép kín hoàn toàn nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Chỉ đến khi sắp lâm bồn, tử cung mới mở dần ra để em bé ra ngoài.

Hở eo tử cung là một tình trạng hiếm gặp khi tử cung bị suy yếu khiến thai không thể lưu trú được trong tử cung. Triệu chứng của tình trạng này rất mờ nhạt, trong giai đoạn đầu thường không có bất kỳ triệu chứng điển hình nào. Ở tuần thai thứ 14 đến 20 có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Các cơn co thắt nhẹ ở tử cung.
  • Thai phụ đôi lúc sẽ cảm thấy có áp lực đè lên vùng chậu.
  • Đau lưng.
  • Đau bụng thoáng qua.
  • Xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Màu sắc của dịch tiết âm đạo khác với bình thường.
Hở eo tử cung là tình trạng gì?
Hở eo tử cung là tình trạng gì?

Những nguyên nhân chính gây hở eo tử cung

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hở eo tử cung, nhưng tựu chung tình trạng này được chia ra làm hai nhóm nguyên nhân chính là hở eo tử cung bẩm sinh hoặc do chấn thương.

Hở eo tử cung bẩm sinh

Một số bệnh nhân có tử cung ngắn bẩm sinh, bị rối loạn Collagen, tiếp xúc với hóa chất độc hại lâu ngày có thể tạo ra những bất thường ở hệ thống tử cung, từ đó gây ra hở eo tử cung.

Hở eo tử cung gây ra do chấn thương

Phần lớn tình trạng hở eo tử cung đến từ các chấn thương thai sản điển hình như:

  • Bệnh nhân bị rách cổ tử cung trong lần sinh trước đó.
  • Cổ tử cung ở nữ giới bị tổn thương do di chứng của việc nong cổ tử cung để nạo phá thai, ở những lần mang thai trước đó.
  • Do biến chứng của các phẫu thuật liên quan đến cổ tử cung như khoét chóp hay cắt đoạn cổ tử cung.
  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm cổ tử cung khi đang trong giai đoạn mang thai.

Những tính chất đặc trưng của việc sảy thai gây ra do hở eo tử cung: Tính từ tuần thai thứ 16 của thai kỳ trở lên, áp lực trong hệ thống buồng ối sẽ tăng cao lên làm cho cổ tử cung mở dẫn ra, nếu không được can thiệp tình trạng này sẽ tiến triển thành vỡ nước ối và sảy thai.

Đặc điểm của việc sảy thai do hở eo tử cung: Tình trạng sảy thai thường xảy ra một cách đột ngột từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Sảy thai một cách đột ngột mà không có các dấu hiệu báo trước như đau bụng hay chảy máu âm đạo bất thường. Đa phần các trường hợp sản phụ đều đang sinh hoạt bình thường thì đột ngột bị vỡ nước ối, sau những cơ co thắt mạnh thai được đẩy ra ngoài một cách nhanh chóng. Phần lớn thai nhi thường bị đẻ non tháng, và thường mất sau khi sinh. Nếu thai phụ mang thai những lần sau nhưng vẫn bị hở eo tử cung thì thai có xu hướng sảy sớm hơn lần trước đó với trọng lượng và tuổi thai nhỏ hơn.

Hở eo tử cung thường là một tình trạng hiếm gặp và chỉ chỉ chiếm khoảng từ 1% đến 2% ở tất cả các lần mang thai. Khi thăm khám thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn cần báo lại với bác sĩ tiền sử sảy thai hoặc dọa sảy thai liên tiếp để có phương án điều trị sớm. Thông thường khi xuất hiện tình trạng này, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định khâu eo tử cung.

Hở eo tử cung do bẩm sinh hoặc chấn thương
Hở eo tử cung do bẩm sinh hoặc chấn thương

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Ảnh hưởng của tình trạng tăng thanh thải trên liều dùng kháng sinh ở bệnh nhân nhi hồi sức

Khâu cổ tử cung dự phòng sinh non do hở eo tử cung

Cổ tử cung là một hệ thống có hình dạng giống cái phễu, nằm giữa xương chậu và ngay trước bàng quang. Tử cung có lỗ tử cung có thể thông giữa tử cung và âm đạo. Chiều dài của cổ tử cung thường là từ 4cm đến 5cm. Khi mang thai cổ tử cung sẽ được hệ thống chất nhờn lấp kín, nhằm bảo vệ thai và đảm bảo cho thai phát triển toàn diện. Chỉ khi lâm bồn cổ tử cung mới mở để thai có thể ra ngoài, tuy nhiên cổ tử cung mở quá sớm sẽ gây ra tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Những thai có tuổi thai ít hơn 28 tuần tuổi thường có tỷ lệ sống không cao.

Khâu vòng cổ tử cung là một biện pháp can thiệp y khoa dự phòng cổ tử cung mở quá sớm khi thai chưa đủ tuần tuổi, và là lựa chọn đầu tay ở những ca bệnh nghi ngờ có hở eo tử cung.

Phương pháp khâu cổ tử cung sử dụng một loại chỉ khâu đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vòng quanh cổ tử cung nhằm cho lỗ cổ tử cung đóng lại. Thủ thuật này thường được thực hiện ở tuần thứ 14 đến tuần thứ 18 của thai kỳ, trong một số trường hợp cũng được cân nhắc thực hiện ở những ca có tuổi thai lớn hơn.

Siêu âm cổ tử cung
Siêu âm cổ tử cung

Khi nào thì cần tiến hành khâu vòng cổ tử cung?

Khi nào cần tiến hành khâu vòng cổ tử cung? Cổ tử cung quá yếu hay hở eo tử cung là những nguyên nhân chính khiến cho cổ tử cung mở quá sớm, từ độ gia tăng tỷ lệ sảy thai hoặc sinh non. Trong những trường hợp này khâu vòng cổ tử cung sẽ được lựa chọn để dự phòng sinh non. Để xác định được tình trạng của cổ tử cung thai phụ cần được thăm khám chuyên sâu và siêu âm đo chiều dài của cổ tử cung. Khi nào thì được chỉ định khâu vòng cổ tử cung? có lẽ là câu hỏi của rất nhiều thai phụ. Thông báo lại với bác sĩ nếu bạn đã từng gặp những vấn đề sau:

  • Có tiền sử bị sảy thai hoặc đẻ non trước tuần thứ 28 của thai kỳ, có đặc điểm chuyển dạ nhanh không có các cơn đau dữ dội từ trước đó, không có chảy máu bất thường.
  • Có các yếu tố hở eo cổ tử cung từ trước đó như: Khoét chóp hoặc sinh thiết lõi cổ thử cung, có tiền sử nạo phá thai khiến cổ tử cung bị nong,…
  • Chiều dài của cổ tử cung dưới 25mm ở tuần thứ 24 của thai kỳ đi theo đó là những yếu tố nguy cơ hở eo cổ tử cung.
  • Đã có tiền sử khâu cổ tử cung ở lần mang thai trước.

Dự đoán hiệu quả khâu cổ tử cung dự phòng sinh non bằng phân tích chất trung gian trong dịch âm đạo – cổ tử cung

Tiền sử sinh non và chiều dài kênh cổ tử cung ngắn là những yếu tố đã được chứng minh làm tăng nguy cơ sinh non. Đối với những bệnh nhân được chỉ định khâu cổ tử cung nhằm dự phòng sinh non thường có cổ tử cung ngắn dần (<25 mm).

Trước đây, một vài nghiên cứu cho rằng nồng độ cao fetal fibronectin (FFN) hoặc chất trung gian gây viêm chứa trong dịch âm đạo – cổ tử cung có liên quan đến sinh non nhiều lần, nhưng vẫn chưa xác định sự liên quan giữa yếu tố kênh cổ tử cung (CTC) ngắn dần và sự hiện diện các chất này.

Nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân có tiền sử sinh non và khâu cổ tử cung

Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Sản Phụ khoa Mỹ tháng 1/2018 về đối tượng bệnh nhân có tiền sử sinh non và khâu cổ tử cung khi chiều dài kênh cổ tử cung <25mm vừa được công bố. Theo đó, những thai phụ có tiền căn sinh non, chiều dài kênh cổ tử cung <25mm, được nhập viện khâu cổ tử cung, đồng thời được xét nghiệm dịch âm đạo – cổ tử cung.

Bằng phương pháp phân tích các yếu tố IL-1ß, IL-4, IL-6, IL-8, IL-10, MMP-1, TNF-alpha, MCP1, định lượng nồng độ FFN, phân tích tương quan giữa khâu cổ tử cung và tuổi thai lúc sinh.

Nghiên cứu tiến hành phân tích trên nhóm 230 bệnh nhân, trong đó có 123 bệnh nhân được chỉ định khâu cổ tử cung và 107 bệnh nhân thuộc nhóm chứng. Kết quả cho thấy các yếu tố được phân tích không dự đoán được hiệu quả khâu cổ tử cung cũng như dự đoán tình trạng sảy thai lặp lại, chỉ có khâu cổ tử cung là phương pháp có khả năng kéo dài thai kỳ trên nhóm bệnh nhân có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn.

Trong tất cả các chất trung gian được phân tích, chỉ riêng nhóm bệnh nhân có sự hiện diện của IL-6 với nồng độ thấp trong dịch âm đạo – cổ tử cung. Khâu cổ tử cung mang đến kết quả kéo dài thai kỳ hiệu quả nhất. Ngược lại, nhóm bệnh nhân có nồng độ cao IL-6, khâu cổ tử cung không liên quan đến việc sinh sớm hơn. Việc phân tích những chất trung gian chỉ điểm viêm trong dịch âm đạo – cổ tử cung và vai trò của những yếu tố này có liên quan như thế nào đến kết cục thai kỳ có lẽ là đề tài nghiên cứu đáng quan tâm trong thời gian sắp tới.

Thời điểm thích hợp để thực hiện khâu vòng cổ tử cung

Khi thăm khám thai định kỳ, nếu xuất hiện tình trạng suy yếu cổ tử cung bác sĩ sẽ chỉ định khâu vòng cổ tử cung. Thủ thuật này sẽ được thực hiện tốt nhất ở tuần thai thứ 14 đến tuần thai thứ 18. Nếu khâu sau tuần thứ 24 sẽ làm gia tăng nguy cơ vỡ ối và có thể khiến em bé chào đời sớm hơn nhiều so với ngày dự sinh.

Khâu vòng cổ tử cung được thực hiện tại phòng mổ và cần thực hiện bởi những bác sĩ sản khoa có chuyên môn.

Khâu cổ tử cung ngả âm đạo

Khâu cổ tử cung ngả âm đạo là kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung phổ biến nhất thường được áp dụng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng đặt vào âm đạo để cổ tử cung lộ ra rồi sau đó tiến hành khâu vòng quanh nó bằng chỉ khâu y tế chuyên biệt. Sau khi khâu xong, vết khâu sẽ được thắt chặt và buộc lại, điều này sẽ giúp cho cổ tử cung được đóng kín, đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh. Sau khi khâu cổ tử cung xong, nếu bệnh nhân thấy tình hình sức khỏe ổn có thể ra viện, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hạn chế biến chứng về sau bạn nên theo dõi ở bệnh viện 1 ngày.

Đến khi thai đã đạt đủ số tuổi yêu cầu hoặc khi tử cung xuất hiện những đợt co bóp, cơn gò chuyển dạ chỉ khâu dùng trong lần can thiệp trước sẽ được cắt bỏ để hạn chế tình trạng rách hoặc vỡ cổ tử cung.

Khâu vòng cổ tử cung không làm gia tăng nguy cơ mổ lấy thai hoặc sinh sớm.

Khâu cổ tử cung
Khâu cổ tử cung

Phương pháp khâu cổ tử cung ngả bụng

Phương pháp khâu cổ tử cung ngả bụng không phổ biến và thường được chỉ định nếu bệnh nhân đã từng thực hiện khâu cổ tử cung ngả âm đạo từ trước đó. Tuy nhiên biện pháp này nhưng không đem lại hiệu quả cao như kỳ vọng, hoặc do cổ tử cung của bệnh nhân quá ngắn nên không thể thực hiện được phương pháp này. Khâu cổ tử cung được thực hiện thông qua vết mổ trên bụng hoặc thông qua phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng. Ở phương pháp khâu cổ tử cung ngả bụng, đường khâu sẽ không được cắt bỏ như ở khâu ngả âm đảo. Bé sẽ được sinh bằng biện pháp sinh mổ lấy thai.

Phương pháp này được thực hiện trước khi mang thai hoặc đang mang thai trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Trẻ em biếng ăn do lạm dụng sữa tươi – Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang

Phương pháp khâu cổ tử cung cấp cứu là gì?

Trong một số trường hợp thai phụ có thể sẽ được chỉ định khâu cổ tử cung như một thủ thuật khẩn cấp sau khi cổ tử cung đã mở, để hạn chế tối đa tình trạng sảy thai hoặc sinh non thiếu tháng. Phương pháp khâu cổ tử cung cấp cứu có tỷ lệ rủi ro cao hơn những phương pháp khác, trong khi tính hiệu quả lại không được đánh giá quá cao.

Khi nào thì không được khâu cổ tử cung?

Phương pháp khâu cổ tử cung không nên thực hiện trong các trường hợp:

  • Thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, điển hình là những cơn gò của tử cung.
  • Bệnh nhân đang có gặp tình trạng xuất huyết tử cung không kiểm soát được.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng tử cung nặng, bị viêm nhiễm màng ối hoặc viêm âm đạo cấp tính.
  • Thai nhi bị chẩn đoán là có dị tật thai nghiêm trọng.
  • Thai phụ đã bị vỡ túi ối và sa vào âm đạo.

Một số nguy cơ, biến chứng gặp phải khi tiến hành khâu cổ tử cung

Biến chứng sau khâu eo tử cung mà bạn có thể gặp phải là:

  • Xuất huyết bất thường.
  • Gây nhiễm trùng hoặc viêm màng ối.
  • Tình trạng vỡ ối non hoặc tạo thành những tổn thương ở bàng quang.
  • Rách cổ tử cung hoặc thậm chí là vỡ cổ tử cung.
  • Thai phụ bị chuyển dạ và sinh non.

Theo dõi bệnh nhân sau khi tiến hành khâu cổ tử cung

Trong những ngày đầu tiên sau khi khâu cổ tử cung bạn có thể gặp một số dấu hiệu như:

  • Ra máu ở âm đạo nhưng với lượng ít.
  • Bệnh nhân thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới ở vị trí tử cung, cảm giác khó chịu tăng lên khi đi tiểu.

Những triệu chứng này thường là rất bình thường và chỉ là những tình trạng điển hình sau khi tiến hành khâu cổ tử cung. Những triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm dần và hết sau vài ngày. Nếu cơn đau khiến bạn quá khó chịu thì có thể sử dụng thêm Paracetamol để giảm đau.

Báo lại ngay với bác sĩ điều trị nếu bạn có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Đau bụng dữ dội kèm theo những cơn co tử cung.
  • Xuất hiện nước ối, huyết tương ra nhiều và ồ ạt.
  • Dịch tiết âm đạo có màu sắc bất thường hoặc mùi hôi.

Nếu có các tình trạng trên cần phải báo lại ngay với bác sĩ hoặc đi thăm khám lại, đôi khi bạn sẽ có thể phải cắt chỉ khâu cổ tử cung sớm.

Thăm khám thường xuyên
Thăm khám thường xuyên

Sau khi tiến hành khâu vòng cổ tử cung bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường, xuất viện sớm hoặc theo dõi thêm trong 24 giờ đồng hồ. Sau khi xuất viện trong 7 ngày đầu tiên bạn cần hạn chế đi lại và làm việc nặng, tăng cường các nhóm chất dinh dưỡng. Thăm khám định kỳ và báo lại với bác sĩ những dấu hiệu bất thường mà bạn gặp phải.

Tài liệu tham khảo

1.Cervical stitch (cerclage) in combination with other treatments for preventing spontaneous preterm birth in singleton pregnancies, nguồn NCBI, truy cập ngày 13, tháng 4, năm 2023.

2.Patients with acute cervical insufficiency without intra-amniotic infection/inflammation treated with cerclage have a good prognosis, nguồn NCBI, truy cập ngày 13, tháng 4, năm 2023.

3.Comparison of transvaginal cervical cerclage versus laparoscopic abdominal cervical cerclage in cervical insufficiency: a retrospective study from a single centre, nguồn NCBI, truy cập ngày 13, tháng 4, năm 2023.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here