Giảm đau (Opioid)
OPIOID KHÔNG VƯỢT TRỘI HƠN PARACETAMOL VÀ NSAID TRÊN PHẪU THUẬT NHỎ ĐẾN TRUNG BÌNH
Một tổng quan phân tích gộp bao gồm 47 RCT được đăng trên The Lancet tháng 06/2022 nhằm so sánh hiệu quả và an toàn của việc sử dụng giảm đau opioid so với không opioid khi xuất viện trên người bệnh trải qua các phẫu thuật nhỏ (răng miệng, da…) hoặc trung bình (phẫu thuật tổng quát, chấn thương chỉnh hình xâm lấn tối thiểu…).
Các opioid được kê đơn chủ yếu bao gồm codeine (43%), hydrocodone (23%) và tramadol (19%). So với giảm đau không opioid (chủ yếu là NSAID và paracetamol), sử dụng opioid không có khác biệt về điểm đau tính bằng thang điểm VAS (visual analog scale) tại ngày 1 xuất viện hoặc tại các thời điểm khác trong vòng 30 ngày kể từ khi xuất viện cũng như không khác biệt về tỷ lệ hài lòng người bệnh. Tuy nhiên, opioid làm tăng có ý nghĩa thống kê nguy cơ gặp ADR như nôn (RR 4.5), buồn nôn (RR 2.37), táo bón (RR 1.63) và chóng mặt (RR 2.22).
Kiểm soát đau tốt là một yếu tố quan trọng giúp tăng khả năng hồi phục và mức độ hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật. Opioid luôn được xem là trụ cột trong giảm đau hậu phẫu, tuy nhiên thực hành hiện tại nhấn mạnh vào chiến lược giảm đau đa mô thức, vốn phối hợp các thuốc giảm đau với nhiều cơ chế và đường đưa thuốc khác nhau nhằm giảm đến mức tối đa nhu cầu sử dụng opioid.
Kết quả từ nghiên cứu này cung cấp thông tin đáng tin cậy hỗ trợ cho người làm lâm sàng trong việc tư vấn tiền phẫu cho người bệnh về chiến lược giảm đau không opioid hậu phẫu. Bác sĩ có thể cung cấp cho người bệnh các thông tin như: ngay cả những opiod yếu cũng có thể khiến người bệnh gặp ADR, thuốc giảm đau không opiod có thể đủ để kiểm soát đau cho các phẫu thuật nhẹ đến trung bình và người bệnh có quyền từ chối sử dụng opioid nếu được kê đơn.
Cần phải lưu ý rằng kết quả từ nghiên cứu không thể được áp dụng cho các phẫu thuật lớn và phức tạp, vốn xâm lấn hơn khiến cho người bệnh đau nhiều và kéo dài sau phẫu thuật. Trong trường hợp đó, opioid có thể được sử dụng một cách thận trọng trong chiến lược giảm đau đa mô thức nhằm giảm thiểu nguy cơ gặp ADR và lệ thuộc thuốc.
Link fulltext: https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(22)00582-7/fulltext
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Germany
Xuất xứ: Cyprus
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ba Lan
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Slovenia
Xuất xứ: Bỉ
Xuất xứ: Bỉ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ấn Độ