Bài viết Đặc điểm và kết cục thai kỳ của thai phụ nhiễm COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trong đại dịch COVID-19 tải pdf Tại đây.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hoan (1), Lê Cao Cường (1) và Nguyễn Thiện Huy (2) – (1) Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Việt Nam; (2) Khoa Y tế công cộng, Đại học Debrecen, Hungary.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch COVID-19 đang là vấn nạn toàn cầu, đã và đang cướp đi rất nhiều sinh mạng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới [1],[2]. Tính đến tháng 10/2021 đã có gần 5 triệu người tử vong, chiếm tỷ lệ 1,64% trên tổng số người mắc bệnh (Bộ Y tế Việt Nam). Theo CDC Đồng Nai, từ khi xảy ra đại dịch đến 20/10/2021, toàn tỉnh có tổng số ca nhiễm là 59.726 với 49 002 ca khỏi bệnh hoàn toàn, 10 724 ca đang điều trị, 524 ca tử vong (0,9%). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiễm COVID-19 nặng đối với phụ nữ mang thai và con của họ, thai phụ nhiễm COVID-19 có bệnh suất và tử suất mẹ và con tăng rất cao so với các thai phụ không nhiễm COVID-19 [3], [4]. Đặc biệt một nghiên cứu bệnh chứng đa quốc gia mẫu lớn, 18 nước và 2130 thai phụ (Jose Villar và cs 2021): tử vong mẹ cao gấp 22 lần (RR 22,3; KTC 95%: 2,88 – 172), sinh non cao gấp 1,6 lần (RR 1,59; KTC 95%: 1,30 – 1,94), chỉ số bệnh tật nghiêm trọng và tử vong chu sinh của con cao hơn 2 lần (RR 2,14; KTC 95% 1,66 – 2,75) [4]. Hiện nay, ở Việt Nam, có nhiều báo cáo về tình hình thai sản của các phụ nữ nhiễm COVID-19. Tuy nhiên ở Đồng Nai, là một trong ba tỉnh miền Đông Nam Bộ tp HCM-Bình Dương-Đồng Nai, chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch COVID-19 thứ 4, nhưng chưa có báo cáo về đặc điểm và kết cục thai kỳ của các thai phụ nhiễm COVID-19. Chúng tôi nghĩ rằng nếu được quan tâm và đánh giá đầy đủ về tình hình sản khoa trong giai đoạn này sẽ giúp cải thiện kết cục thai kỳ cho mẹ và con. Với mong muốn này mà chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đặc điểm và kết cục thai kỳ của thai phụ nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trong đại dịch COVID-19”
Mục tiêu cụ thể: mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng-cận lâm sàng và kết cục thai kỳ của các thai phụ nhiễm COVID-19 trong đại dịch COVID-19 tại tỉnh Đồng Nai.
=> Tham khảo: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại Bệnh viện Bình An, Quảng Nam.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các thai phụ nhiễm COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (BVĐK ĐN) trong khoảng thời gian từ 09/07/2021 đến 15/10/2021.
Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu: mẫu có đủ các điều kiện: (1) Có địa chỉ và có số điện thoại liên lạc; (2) Biết nhiễm COVID-19 trước nhập viện và/hoặc khi nhập viện. Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu: mẫu có một trong các yếu tố sau: (1) Đang có các biểu hiện rối loạn tâm thần; (2) Các trường hợp mẫu bị coi là mất dấu: ngưng hợp tác, mất dữ liệu, bỏ trên 20% số câu hỏi của Phiếu thu thập số liệu.
Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu báo cáo hàng loạt ca.
- Phương pháp chọn mẫu: các thai phụ đã biết nhiễm COVID-19 và các thai phụ có khẳng định nhiễm COVID-19 bằng xét nghiệm RT-PCR khi nhập viện. Cỡ mẫu được tính là tất cả các thai phụ nhiễm COVID-19 nhập viện tại BVĐK ĐN từ ngày 9/7/2021 đến 15/10/2021. Tổng số mẫu thu được trong thời gian này là 92 (xem Sơ đồ thu nhận mẫu).
- Công cụ thu thập số liệu: là phiếu thu thập số liệu gồm có 40 câu hỏi (biến số) sắp xếp trong 7 mục.
- Địa điểm thu thập số liệu: nghiên cứu được chọn thực hiện tại BVĐK ĐN bởi vì hầu hết các thai phụ nhiễm COVID-19 trong tỉnh Đồng Nai chưa hoặc có chuyển dạ sinh đều được chuyển về BVĐK ĐN, do BV có đủ tháp ba tầng điều trị COVID-19.
- Thực hiện: nhóm nghiên cứu trực tiếp phỏng vấn và thu thập thông tin. Xử lý và phân tích số liệu: SPSS 26.
- Đạo đức nghiên cứu: các thai phụ tự nguyện tham gia nghiên cứu được dấu tên và bí mật thông tin; nghiên cứu không gây ảnh hưởng đến lợi ích của các thai phụ (thể chất, tinh thần, tài chính).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ của thai phụ nhiễm COVID-19
Nghiên cứu 92 thai phụ nhập viện tại BVĐK ĐN trong thời gian 09/07/2021 – 15/10/21, với 54,3% (n = 50) có triệu chứng COVID-19 và 45,7% (n = 42) thai phụ không triệu chứng COVID-19. Chúng tôi thu được các kết quả được trình bày trong các bảng sau đây:
Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ của thai phụ nhiễm COVID-19
Đặc điểm | Tổng
(N = 92) |
Triệu chứng COVID-19 | p | |
Có (N1 = 50) | Không (N2 = 42) | |||
Nhóm tuổi | ||||
< 18 | 4 (4,3) | 1 (25,0) | 3 (75,0) | 0,26 |
19 – 34 | 83 (90,2) | 45 (54,2) | 38 (45,8) | |
> 35 | 5 (5,4) | 4 (80,0) | 1 (20,0) | |
Cư trú | ||||
Nội thành | 26 (28,8) | 13 (26,0) | 13 (31,0) | 0,30 |
Ngoại thành | 66 (71,2) | 37 (74,0) | 29 (69,0) | |
Nghề nghiệp | ||||
Công, viên chức | 4 (4,3) | 4 (100,0) | 0 (0,0) | 0,16 |
Công nhân | 61 (66,3) | 32 (52,5) | 29 (47,5) | |
Nông nghiệp | 1 (1,2) | 1 (100,0) | 0 (0,0) | |
Kinh doanh | 5 (5,4) | 1 (20,0) | 4 (80,0) | |
Nội trợ, Không nghề | 21 (22,8) | 12 (57,1) | 9 (45,7) | |
Lý do nhập viện | ||||
Chỉ định sản khoa | 65 (70,6) | 26 (40,0) | 39 (60,0) | 0,000 |
Bệnh do COVID-19 | 24 (26,1) | 23 (95,8) | 1 (4,2) | |
Các lý do khác | 3 (3,3) | 1 (33,3) | 2 (66,7) | |
Nơi đến nhập viện | ||||
Ở nhà tự đến | 43 (46,7) | 22 (51,2) 20 | 21 (48,8) | 0,74 |
BV dã chiến | 33 (35,9) | (60,6) | 13 (39,4) | |
Khu phong tỏa | 3 (3,3) | 2 (66,7) | 1 (33,3) | |
BV khác | 13 (14,1) | 6 (46,2) | 7 (53,8) | |
Thời điểm phát hiện nhiễm COVID-19 | ||||
Đang mang thai | 57 (62,0) | 38 (66,7) | 19 (33,3) | 0,002 |
Đang chuyển dạ | 35 (38,0) | 12 (34,3) | 23 (65,7) | |
Nguồn lây nhiễm | ||||
Gia đình | 2 (2,2) | 1 (50,0) | 1 (50,0) | 0,44 |
Cộng đồng | 3 (5,4) | 2 (66,7) | 1 (33,3) | |
Cơ sở y tế | 5 (3,3) | 1 (20,0) | 4 (80,0) | |
Không biết | 82 (89,1) | 46 (56,1) | 36 (43,9) | |
Vaccine COVID-19 | ||||
Không | 87 (94,6) | 49 (56,3) | 38 (43,7) | 0,11 |
Có (1 mũi) | 5 (5,4) | 1 (20,0) | 4 (80,0) |
Có sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm, có và không có nhiễm COVID-19, ở các đặc điểm Lý do nhập viện và Thời điểm phát hiện nhiễm COVID-19, có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05.
Đặc điểm lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID-19
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID-19
Đặc điểm | Tổng (N = 92) | Triệu chứng COVID-19 | p | |
Có (N1 = 50) | Không (N2 = 42) | |||
Triệu chứng COVID 19 | 92 (100) | 50 (54,3) | 42 (45,7) | |
Ho | 37 (40,2) | 37/50 (74,0) | ||
Sốt | 33 (35,9) | 33 (66,0) | ||
Khó thở | 25 (27,2) | 25 (50,0) |
Mức độ nhiễm COVID -19 ở thời điểm nhập viện | ||||
Không triệu chứng/Nhẹ | 73 (79,4) | 31 (42,5) | 42 (57,5) | |
Trung bình | 11 (11,9) | 11 (100,0) | 0 (0,0) | |
Nặng, nguy kịch | 8 (8,7) | 8 (100,0) | 0 (0,0) | |
Mức độ nhiễm COVID-19 khi đang điều trị ở BV (thời điểm bệnh nặng nhất) | ||||
Nhẹ | 56 (60,9) | 14 (26,8) | 42 (73,2) | 0,000 |
Trung bình | 20 (21,7) | 20 (100,0) | 0 (0,0) | |
Nặng, nguy kịch | 16 (17, 4) | 16 (100,0) | 0 (0,0) | |
Biến chứng do COVID-19 | ||||
Không | 57 (62,0) | 17 (29,8) | 40 (70,2) | |
Có: | 35 (38,0) | 33 (94,3) | 2 (5,7) | |
Viêm phổi | 31 (33,7) | 30 (96,8) | 1 (3,2) | |
Suy hô hấp cấp | 19 (20,7) | 19 (100,0) | 0 (0,0) | |
Nhiễm trùng thứ phát | 18 (19,6) | 16 (88,9) | 2 (11,1) | |
Thở oxy | ||||
Có | 29 (31,5) | 29 (100,0) | 0 (0,0) | |
Không | 63 (68,5) | 21 (33,3) | 42 (66,7) | |
Mask, cannula | ||||
Có | 16 (17,4) | 16 (100,0) | 0 (0,0) | |
Không | 76 (82,6) | 34 (44,7) | 42 (55,3) | |
HFNC | ||||
Có | 5 (5,4) | 5 (100,0) | 0 (0,0) | |
Không | 87 (94,6) | 45 (51,7) | 42(48,3) | |
NIPPV | ||||
Có | 2 (2,2) | 2 (100,0) | 0 (0,0) | |
Không | 90 (97,8) | 48 (53,3) | 42 (46,7) |
Thở máy xâm lấn | |||
Có
Không |
6 (6,5)
86 (93,5) |
6 (100,0)
44 (51,2) |
0 (0,0)
42 (45,7) |
Lọc máu | |||
Có | 8 (8,7) | 8 (100,0) | 0 (0,0) |
Không | 84 (91,3) | 42 (50,0) | 42(50,0) |
ICU | |||
Không | 82 (89,1) | 40 (48,8) | 42 (51,2) |
Có: | 10 (10,9) | 10 (10,9) | 0 (0,0) |
Khi nhập viện | 1 (1,1) | 1 (100,0) | 0 (0,0) |
Khi tiến triển nặng | 9 (9,8) | 9 (100,0) | 0 (0,0) |
Có sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm, có và không có nhiễm COVID-19, ở đặc điểm Mức độ nhiễm COVID-19 khi đang điều trị ở BV (thời điểm bệnh nặng nhất), có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05.
Đặc điểm triệu chứng COVID-19: có 3 triệu chứng thường gặp nhất là ho, sốt và khó thở. Các triệu chứng khác như nhức đầu, đau cơ, nôn ói, mất vị giác, mất khứu giác, tiêu chảy…, mỗi triệu chứng chỉ chiếm tỷ lệ 1 đến 3%.
Đặc điểm Biến chứng do COVID-19: có 3 biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi, suy hô hấp cấp và nhiễm trùng thứ phát. Các biến chứng khác chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp như rôi loạn đông máu 9%, huyết khối tĩnh mạch 1%, suy gan- thận hoặc tim 1%, suy đa tạng 3%, sốc 4%.
Đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID-19
Bảng 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID-19
Đặc điểm | Tổng
(N = 92) |
Triệu chứng COVID-19 | P | |
Có (N1 = 50) | Không (N2 = 42) | |||
n (%) | ||||
Lymphocyte | ||||
Tăng | 4 (4,4) | 3 (75,0) | 1 (25,0) | 0,01 |
Giảm | 21 (22,8) | 17 (81,0) | 4 (19,0) | |
Bình thường | 67 (72,8) | 30 (44,8) | 37 (55,2) | |
Tiểu cầu | ||||
Tăng | 18 (19,6) | 13 (72,2) | 5 (27,8) | 0,178 |
Giảm | 8 (8,7) | 3 (37,5) | 5 (62,5) | |
Bình thường | 66 (71,7) | 34 (51,5) | 32 (48,5) | |
CRP | ||||
Tăng | 69 (75,0) | 44 (63,8) | 25 (36,2) | 0,005 |
Bình thường | 2 (2,2) | 0 (0,0) | 2 (100,0) | |
Không làm | 21 (22,8) | 6 (28,6) | 15 (71,4) | |
D Dimer | ||||
Tăng | 85 (92,4) | 49 (57,6) | 36 (42,4) | 0,027 |
Không XN | 7 (7,6) | 1 (14,3) | 6 (85,7) | |
Fibrinogen | ||||
Tăng | 52 (56,5) | 31 (59,6) | 21 (40,4) | 0,003 |
Giảm | 0 (0,0) | 10 (10,9) | 0 (0,0) | |
Bình thường | 21 (22,8) | 15 (71,4) | 6 (28,6) | |
Không XN | 19 (20,7) | 4 (21,1) | 15 (78,9) | |
Bão cytokin | 9 (9,8) | 9 (100,0) | 0 (0,0) | |
X quang phổi | 39 (42,4) | |||
Viêm phổi | 27 (29,3) | 21 (77,8) | 6 (22,2) | 0,01 |
Bình thường | 12 (13,1) | 4 (33,3) | 8 (66,7) | |
Không chụp | 53 (57,6) | 25 (47,2) | 28 (52,8) |
Đặc điểm cận lâm sàng: có sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm, có và không có nhiễm COVID-19, ở các đặc điểm được khảo sát với các giá trị p < 0,05; ngoại trừ đặc điểm tiểu cầu không cho thấy có sự khác biệt (p = 0,18).
Đặc điểm kết cục thai kỳ của thai phụ nhiễm COVID-19
Bảng 3.4. Đặc điểm kết cục thai kỳ của thai phụ nhiễm COVID-19
Đặc điểm | Tổng (N = 92) | Triệu chứng COVID-19 | P | |
Có (N1 = 50) | Không (N2 = 42) | |||
Tuổi thai | n (%) | |||
22 – 366/7 tuần | 31 (33,7) | 24 (77,4) | 7 (22,6) | 0,002* |
> 37 tuần | 61 (66,3) | 26 (42,6) | 35 (57,4) | |
Thai kỳ nguy cơ cao (liên quan thiếu oxy máu) | ||||
Đái tháo đường | 6 (6,5) | 5 (83,3) | 1 (16,7) | 0,25 |
Cao HA | 4 (4,3) | 3 (75,0) | 1 (25,0) | |
Thiếu máu nặng | 1 (1,2) | 0 (0,0) | 1 (100,0) | |
Không có nguy cơ | 81 (88,0) | 42 (51,9) | 39 (48,1) | |
Phương pháp sinh | ||||
Chưa sinh | 15 (16,3) | 13 (86,7) | 2 (13,3) | 0,001 |
Sinh ngã âm đạo | 40 (43,5) | 14 (35,0) | 26 (65,0) | |
Sinh mổ | 37 (40,2) | 23 (62,2) | 14 (37,8) | |
Mổ chủ động | 5 (13,5) | 3 (60,0) | 2 (40,0) | 0,64* |
Mổ cấp cứu | 32 (86,5) | 20 (62,5) | 12 (37,5) | |
Mổ cấp cứu do sản khoa | 24 | 14 (56,0) | 10 (44,0) | 0,11 |
Mổ cấp cứu do COVID | 8 | 7 (87,5) | 1 (12,5) | |
Mổ cấp cứu do NN khác | 0 | 0 (0,0) | 0 (0,0) | |
Tử vong mẹ | n = 2/92 (2,2%) | |||
NN do sản khoa | 0 (0,0) | 2 (100,0) | 0 (0,0) | |
NN do COVID19 | 2 (100) | |||
Sức khỏe của con | n = 79 (77+2) | |||
Khoẻ | 72 (91,1) | 33 (45,8) | 39 (54,2) | 0,21 |
Bệnh lý, dị tật | 4 (5,1) | 3 (75,0) | 1 (25,0) | |
Chết lưu/mẹ bị COVID-19 | 2 (2,5) | 2 (100,0) | 0 (0,0) | |
Chết sau sinh (cực non) | 1 (1,3) | 1 (100,0) | 0 (0,0) | |
Con nhiễm COVID-19 | n = 76 (77-1) | |||
RT-PCR (+) 2 lần | 2 (2,6) | 1 (50,0) | 1 (50,0) |
(*): Chính xác Fisher
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ của thai phụ nhiễm COVID-19
Nhân khẩu: tỷ lệ phụ nữ ở nhóm 15 – 34 tuổi chiếm 90,2% và tỷ lệ phụ nữ làm công nhân chiếm 66,3%. Công nhân là nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 bởi vì họ làm việc trong môi trường tập trung và đa số là người nhập cư sống trong không gian hẹp ở các khu tập thể của nhà máy, công ty hoặc khu nhà trọ. Đồng thời họ có quan hệ xã hội rộng rãi nên tăng nguy cơ lây nhiễm cho nhau và cho cộng đồng. Lý do nhập viện: 70,6% thai phụ nhập viện vì chỉ định sản khoa và 26,1% vì bệnh do COVID-19. Trong đó, 46,7% là tự đến và 53,3% được chuyển đến từ BV dã chiến, khu phong tỏa, hoặc cơ sở y tế khác. Thời điểm biết nhiễm COVID-19: 62% nhiễm trong mang thai, 38% khi chuyển dạ. Trong đó gần 90% thai phụ không biết rõ nguồn lây từ đâu. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine: trong nghiên cứu này chỉ 5,4% thai phụ được tiêm chủng mũi 1, thời điểm này chưa có triển khai đợt tiêm chủng mũi 2 trên toàn quốc.
Gần 50% (n = 42) phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, tương tự NC của Villar J [4] và ít hơn của Elizabeth A [5]. Như vậy, nếu chỉ xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ở thai phụ có triệu chứng thì sẽ bỏ sót nhiều trường hợp thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng. Việc xác định sớm COVID-19 ở những phụ nữ mang thai khi nhập viện giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản, hạn chế thân nhân đến thăm nhằm, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mẹ-con [6].
Sự phân bố mẫu giữa hai nhóm thai phụ nhiễm COVID-19, không triệu chứng và có triệu chứng, ở các đặc điểm lý do nhập viện, thời điểm phát hiện nhiễm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cụ thể, các thai phụ không có triệu chứng nhập viện vì lý do sản khoa (60%) nhiều hơn so với ở các thai phụ có triệu chứng (40%), ngược lại 95,8% thai phụ có triệu chứng nhập viện vì bệnh lý COVID-19, cao hơn rõ rệt so với nhóm thai phụ không có triệu chứng (4,2%). Đa số thai phụ có triệu chứng phát hiện nhiễm COVID-19 trong khi mang thai (66,7%); trong khi phần lớn các thai phụ không triệu chứng chỉ biết bị nhiễm khi nhập viện sinh (66,7%). Điều này cho thấy nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở nhóm người không triệu chứng rất cao do không được phát hiện sớm. Các đặc điểm còn lại, sự phân bố mẫu ở hai nhóm không khác biệt.
Đặc điểm lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID-19
Trong số 92 thai phụ nhập viện có 38% có biến chứng với chủ yếu là viêm phổi, hội chứng suy hô hấp, nhiễm trùng thứ phát và có 7 trường hợp rất nặng suy đa tạng hoặc sốc. Mức độ nhiễm COVID-19 khi nằm viện giữa hai nhóm không triệu chứng và có triệu chứng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Cụ thể, 100% thai phụ nhóm không triệu chứng ở mức nhẹ, trong khi đó 72% (n = 36) thai phụ nhóm có triệu chứng ở mức trung bình hoặc nặng. Xử trí lâm sàng: 31,5% (n = 29) thai phụ phải hỗ trợ oxy, 8,7% (n = 8) lọc máu, 10,9% (n = 10) nhập ICU.
Mức độ nhiễm COVID-19 từ không triệu chứng/nhẹ, trung bình đến nặng/nguy kịch ở thời điểm nhập viện theo thứ tự là 79,4%, 11,9% và 8,7% [5],[6] thấp hơn so với thời điểm nặng nhất trong thời gian nằm viện với các tỷ lệ tương ứng là 60,9%, 21,7% và 17, 4% [6],[7],[8]. Mức độ nhiễm COVID-19 khi nằm viện giữa hai nhóm không triệu chứng và có triệu chứng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Trong nhóm thai phụ có triệu chứng thì ho (74%), sốt (66%), khó thở (50%) là các triệu chứng thường gặp nhất, tương tự báo cáo của CDC Hoa Kỳ [6] và Ludwig [9]. Tỷ lệ thai phụ có biến chứng do COVID-19 chiếm 38%, với 3 biến chứng chiếm ti lệ cao là viêm phổi (33,7%), suy hô hấp (20,7%) và nhiễm trùng thứ phát (19,6%). Đặc biệt là có tới 20% thai phụ phải nhập ICU, cao hơn so với tỷ lệ 16,2% trong một báo cáo của CDC Hoa Kỳ năm 2020 [6]; 12% thở máy xâm lấn và 2,2% tử vong vì biến chứng nặng do COVID-19 [6]. Nghiên cứu chúng tôi cũng cho thấy kết cục thai kỳ có thể nghiêm trọng hơn ở những thai phụ nhập viện vì nguyên nhân COVID-19 so với những thai phụ nhập viện vì chỉ định sản khoa. Không có kết cục bất lợi nào xảy ra ở những phụ nữ mang thai không có triệu chứng.
Đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID-19
Sự thay đổi các giá trị cận lâm sàng, không gồm xét nghiệm tiểu cầu, giữa hai nhóm thai phụ nhiễm COVID-19 có triệu chứng và không triệu chứng ở đặc điểm cận lâm sàng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với các giá trị p < 0,05.
Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong nghiên cứu này cũng có sự thay đổi khác nhau giữa các lần xét nghiệm, giữa hai nhóm nhiễm COVID-19, với xu hướng bất lợi ở nhóm thai phụ có triệu chứng đó là các xét nghiệm lympho bào, CRP D dimer, fibrinogen và X quang phổi.
Đặc điểm kết cục thai kỳ của thai phụ nhiễm COVID-19
Thời điểm kết thúc nghiên cứu có tổng số 92 thai phụ nhiễm COVID-19 nhập viện, có 33,7% (n = 31) nhập viện khi thai chưa trưởng thành với 77,4% có triệu chứng COVID-19. Tỷ lệ thai kỳ nguy cơ cao chiếm 12% (n = 11). Kết cục thai kỳ có 16,3% chưa sinh, 43,5% sinh ngã âm đạo và 40,2% sinh mổ. Tỷ lệ trẻ sinh ra khỏe chiếm 91,1%, có 2 thai chết lưu, và 2 trẻ nhiễm COVID-19. Phân bố dân số giữa hai nhóm thai phụ nhiễm COVID-19, không triệu chứng và có triệu chứng, ở các đặc điểm tuổi thai, phương pháp sinh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các giá trị p lần lượt là 0,002 và 0,001.
Về phương pháp sinh, kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm thai phụ có triệu chứng tỷ lệ sinh ngã âm đạo chiếm 37,8% (14/37) thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 65% (26/40) ở nhóm không triệu chứng. Trái lại, tỷ lệ mổ lãy thai ở nhóm có triệu chứng (62,2%) cao hơn ở nhóm không triệu chứng (35%). So sánh tỷ lệ sinh ngã âm đạo 51,9% và sinh mổ 48,1% ở nhóm thai phụ nhiễm COVID-19 với tỷ lệ sinh ngã âm đạo 52,4% và sinh mổ 47,6% tại khoa Phụ Sản BVĐK ĐN cùng thời điểm nghiên cứu, thì có không có khác biệt rõ rệt. Nguyên nhân mổ lấy thai chủ yếu là do chỉ định cấp cứu vì lý do sản khoa (75%, 24/32) nhiều hơn vì tình trạng bệnh COVID-19 diễn tiến nguy kịch (25%, 8/32).
Khi xuất viện có 77 (83,7%) người đã sinh, trong đó 91,1% (n = 72) sinh sống, 5,1% (n = 4) thai dị tật, 2,5% (n = 2) chết lưu do mẹ tử vong vì COVID-19, và 1,3% (n = 1) chết do sinh cực non. Tỷ lệ sinh non chiếm 20,8% (n = 16), chủ yếu ở nhóm có triệu chứng, cao hơn 3,5 lần so với tỷ lệ sinh non trung bình hàng năm (5,7%) ở khoa sản BVĐK ĐN và cũng cao hơn so với tỷ lệ sinh non (12,6%) ở thai phụ nhiễm COVID-19 tại Hoa Kỳ năm 2018. Có 2 trường hợp tử vong mẹ (2,2%) do thai phụ bị biến chứng COVID-19 quá nặng, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ 1,6% trong báo cáo của Villar J. [4]. Có 2 trường hợp (2,6%) con bị nhiễm COVID-19 khi nằm với mẹ.
=> Đọc thêm: Nguyên bào nuôi sau đẻ di căn gan: báo cáo ca bệnh và tổng quan.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn đỉnh dịch tại tỉnh Đồng Nai từ ngày 9/7/2021 đến 15/10/2021, nghiên cứu 92 thai phụ nhiễm COVID-19 nhập viện tại BVĐK ĐN gồm 50 thai phụ có triệu chứng COVID-19 và 42 thai phụ không có triệu chứng nhiễm COVID-19. Chúng tôi nhận thấy có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), giữa 2 nhóm này trong sự phân bố một số yếu tố ở ba đặc điểm: dịch tễ, lâm sàng- cận lâm sàng và kết cục thai kỳ.
Hạn chế nghiên cứu:
Do số lượng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn nên nghiên cứu của chúng tôi chỉ mô tả khái quát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ của các thai phụ nhiễm COVID-19. Hy vọng trong nghiên cứu tới, với cỡ mẫu đủ lớn, chúng tôi có thể phân tích được các yếu tố nguy cơ cho mẹ và con khi mẹ nhiễm COVID-19.