Tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của da – Bác sĩ Hoàng Văn Tâm

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì

Tác giả Bác sĩ Hoàng Văn Tâm

Bài viết Cấu trúc và chức năng của da được trích trong chương 1 sách Chăm sóc da trọn đời, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. CẤU TRÚC DA

Da là cơ quan lớn nhất, chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể.

Da người bình thường có 3 lớp từ trên xuống dưới: thượng bì, trung bì và hạ bì.

Thượng bì có độ dày thay đổi tùy từng vị trí, từ < 0,1 mm ở mí mắt tới 1mm ở vị trí ngoại vi như tay chân. Trung bì có độ dày thay đổi tùy từng vị trí, khoảng từ 1 mm ở mặt đến xấp xỉ 4 mm ở lưng. Hạ bì có độ dày thay đổi lớn nhất (có thể đến nhiều cm).

Da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì
Da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì

1.1. Thượng bì (epidermis)

Thượng bì chia thành 5 lớp từ trên xuống dưới:

  • Lớp sừng là lớp tế bào không có nhân, đã chết, lớp này bong ra hằng ngày.
  • Lớp sáng (chỉ có ở lòng bàn tay bàn chân): là lớp cũng không có nhân trong tế bào.
  • Lớp hạt: các tế bào của lớp hạt gồm từ 3-4 hàng, chúng có hình dẹt, nằm trên lớp gai. Trong bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin.
  • Lớp gai: có từ 5 đến 10 hàng tế bào, các tế bào nằm sát nhau, nối với nhau bằng các cầu nối gian bào.
  • Lớp đáy: tế bào đáy có hình trụ, nằm trên màng đáy. Các tế bào này nằm sát nhau và dính với nhau bằng các cầu nối gian bào (desmosome) và nửa cầu nối gian bào (hemidesmosome). Trong một số tế bào thường thấy hình nhân Thời gian cần thiết để một tế bào đáy phân chia, biệt hóa, di chuyển tới lớp sừng mất 14 ngày, thời gian từ lớp sừng đến lúc thành vảy và bong ra khoảng 14 ngày nữa. Vậy thời gian để tái tạo lại toàn bộ thượng bì khoảng 4 tuần. Khi sử dụng lột (peel) nông để trẻ hóa da thường chúng ta mất 1 tuần để da phục hồi, nhưng khi lột sâu thì thời gian cần để thay thế hoàn toàn thượng bì mất khoảng 2 tuần. Rải rác, xen giữa những tế bào đáy còn có tế bào hắc tố. Ngoài ra, ở lớp đáy còn có tế bào Merkel là tế bào nhận cảm giác thần kinh.
 Cấu trúc thượng bì với 5 lớp: sừng, sáng, hạt, gai và đáy.
Cấu trúc thượng bì với 5 lớp: sừng, sáng, hạt, gai và đáy.

Tế  bào  hắc  tố  (melanocyte) tổng  hợp  sắc  tố  vận  chuyển   đến các tế bào sừng  thông  qua  các  tua  gai  tạo  thành   đơn   vị sắc tố của thượng bì epidermal melanin unit (1 tế bào hắc tố liên kết với 36 tế bào sừng). Hai loại sắc tố là eumelanin (màu nâu,  đen) và pheomelanin (màu đỏ nâu chứa hàm lượng lưu huỳnh cao hơn) được tế bào hắc tố sản sinh ra.

Đơn vị sắc tố của thượng bì epidermal melanin unit (1 tế bào hắc tố liên kết với 36 tế bào sừng).
Đơn vị sắc tố của thượng bì epidermal melanin unit (1 tế bào hắc tố liên kết với 36 tế bào sừng).

Thượng bì có thể được bóc tách dễ dàng khi dùng laser bề mặt (resurfacing laser): khi dùng laser này lớp thượng bì cũ bị mất, sau đó sẽ được thay thế bởi lớp tế bào mới thông qua cơ chế tự sửa chữa của cơ thể mà không để lại sẹo. Từng vùng của cơ thể có độ dày thượng bì thay đổi nên ta cần sử dụng mật độ năng lượng, mật độ chùm tia khác nhau để có thể bóc tách được lớp thượng bì này.

1.2.  Trung bì (dermis)

Trung bì gồm các phần:

– Những sợi chống đỡ, sợi tạo keo là những sợi thẳng không phân nhánh, được cấu tạo bởi những chuỗi polypeptide. Sợi chun là những sợi lớn hơn có phân nhánh, nó bắt nguồn từ sợi tạo keo. Sợi lưới tạo thành mạng lưới mỏng bao bọc quanh mạch máu, tuyến mồ hôi. Cấu trúc của nó giống hệt sợi tạo

– Chất cơ bản là một màng nhầy gồm tryptophan,..

– Tế bào:

  • Tế bào có tua trung bì: được cho là có nguồn gốc từ các tế bào tủy xương, liên quan đến sự xuất hiện các kháng nguyên, trên mô học thông thường có dạng hình thoi giống như các nguyên bào xơ.
  • Tế bào lympho: thường xuất hiện với số lượng ít quanh các phức hợp mạch máu bề mặt, 80% tế bào lympho T, 20% tế bào lympho B…
  • Dưỡng bào: thường quanh các mạch máu trong phức hợp mạch máu nông bề mặt, có thể hình thoi và giống nguyên bào sợi.

– Mạch máu: mạch máu trung bì chia làm 3 hệ thống:

  • Mạch máu bề mặt chia ra các nhánh từ trung bì lưới song song đến bề mặt của da.
  • Các mạch máu nhánh theo hướng vuông góc với bề mặt thượng bì, kết nối những phức hợp mạch máu sâu và bề mặt.
  • Mạch máu sâu tạo thành mạng lưới tại vị trí tiếp nối giữa trung bì lưới và mô mỡ.
Các dải collagen ái toan chạy song song với bề mặt da trong lớp lưới trung bì.
Các dải collagen ái toan chạy song song với bề mặt da trong lớp lưới trung bì.

 

Mô sợi chun xuất hiện nhiều hơn khi tiếp xúc kéo dài với ánh nắng.
Mô sợi chun xuất hiện nhiều hơn khi tiếp xúc kéo dài với ánh nắng.

1.3.  Hạ bì (Hypodermis)

Mô nằm giữa trung bì và cân hoặc  màng xương.

Hạ bì là tổ chức đệm biệt hóa thành tổ chức mỡ, có nhiều ô ngăn cách bởi những vách nối liền với trung bì, trong mỗi ô có mạch máu, thần kinh, tế bào mỡ, tế bào tròn, tế bào sáng.

Lớp mỡ chứa nhiều tế bào gốc mỡ thuộc tế bào gốc trung mô. Tế bào gốc mỡ này có khả năng tự đổi mới, biệt hóa thành tế bào mỡ, tế bào sụn… Tế bào gốc mỡ là một trong những hướng phát triển mới trong da liễu thẩm mỹ.

Mô mỡ cấu tạo bởi các thùy mỡ.
Mô mỡ cấu tạo bởi các thùy mỡ.

==>> Xem thêm: Các kiến thức cơ bản về làn da Tại đây.

1.4.  Phần phụ của da

Gồm có thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông và móng.

Thần kinh da được chia làm 2 loại: có vỏ bọc myelin (thần kinh não tuỷ) và thần kinh không có vỏ myelin (thần kinh giao cảm). Có 5 loại tiểu thể: tiểu thể Vater Pacini có nhiều ở lòng ngón tay cảm thụ cảm giác xúc giác, tiểu thể Golgi-Mazzoni, tiểu thể Ruffini cảm thụ cảm giác nóng, đĩa Merkel-Ranvier và tiểu thể Meissner cho cảm giác tiếp xúc; tiểu thể Krause cho cảm giác lạnh.

Tuyến mồ hôi bao gồm 2 tuyến sau:

  • Eccrine chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân. Tuyến này không có ở môi, môi bé, tuyến dương vật. Tuyến eccrine bao gồm phần chế tiết và ống dẫn xuất phát từ tuyến cuộn trong trung bì sâu đổ trực tiếp vào thượng bì.
  • Apocrine tập trung chủ yếu ở nách, bẹn, hậu môn, sinh dục, tuyến Moll ở mí mắt và các tuyến ceruminous ở Tuyến này cũng có 2 phần là phần chế tiết và phần ống dẫn đổ trực tiếp vào nang lông tại cổ nang lông (khác với tuyến eccrine đổ trực tiếp vào thượng bì).

Tuyến bã không có ở lòng bàn tay, bàn chân, nhưng có nhiều ở mặt, đặc biệt là mũi. Nếu tuyến bã ở môi gọi là fordyce spot, trên mí mắt gọi là tuyến Meibomian, các hạt Montgomery trên quầng vú, tuyến Tyson gần hãm quy đầu (khác với hạt ngọc quy đầu). Tuyến bã gồm 2 phần chế tiết và ống dẫn:

  • Phần chế tiết: cấu trúc dạng nang, nhiều thuỳ, bên trong các thuỳ là các tế bào hốc sáng, bào tương chứa đầy chất béo, chu vi ngoài là hàng tế bào biểu mô dạng đáy.
  • Ống dẫn với biểu mô vảy phân tầng đổ vào trong đơn vị nang lông tuyến bã.
Mô tả nang  lông  tuyến  bã,  tuyến eccrine.
Mô tả nang  lông  tuyến  bã,  tuyến eccrine.

 

Tuyến  bã  mở  vào  nang lông  tại cổ nang lông.
Tuyến  bã  mở  vào  nang lông  tại cổ nang lông.

Nang lông: là phần lõm sâu xuống của thượng bì chứa sợi lông và tiếp cận với tuyến bã. Nang lông ở rải rác khắp da trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mỗi nang lông có 3 phần:

  • Phễu nang lông tính từ nơi đổ vào của ống tuyến bã đến bề mặt thượng bì.
  • Eo nang lông được giới hạn từ vùng cơ dựng lông cho đến nơi đổ vào của ống tuyến bã.
  • Hành nang lông nằm trong nhú trung bì và chứa phần matrix, nơi các mạch máu dẫn vào phần mầm lông.
Mô hình cấu trúc nang lông
Mô hình cấu trúc nang lông
Mô hình cấu trúc nang lông
Mô hình cấu trúc nang lông

2. CHỨC NĂNG CỦA DA

Da có chức năng quan trọng nhất là bức tường bảo vệ cơ thể khỏi nước, vi khuẩn, hóa chất, ánh nắng…

Chức năng thứ hai là giữ cân bằng nội môi thông qua điều hòa thân nhiệt, giảm sự mất nước cũng như có chức năng nội tiết, ngoại tiết. Vai trò nội tiết thông qua tổng hợp vitamin D của cơ thể ở trong tế bào sừng dưới tác động của tia cực tím. Chức năng ngoại tiết thông qua điều tiết mồ hôi và sản sinh bã nhờn.

Da cũng là nơi tiếp nhận các cảm giác về xúc giác, đau, nóng, lạnh… từ đó giúp cơ thể có sự điều chỉnh phù hợp.

Và tất nhiên, da đẹp giúp chúng ta tự tin tỏa sáng hơn và làn da cũng thể hiện sức khỏe toàn thân của một con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David Weedon (2002). Skin pathology London: Churchill Livingstone, 1158 pages.

2. Raymond Barnhill, et al (2004), Textbook of dermatopathology, McGraw-Hill, New York

3. Kasia Masterpol, Adrea Primiani, Lyn M Duncan (2016). Atlas of essential dermatopathology. Springer, 105 pages.

4. Phạm Đình Hòa (2016). Tổn thương cơ bản mô bệnh học của da. Bệnh học da liễu tập 3. Nhà xuất bản Y học: 291- 29

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here