Các kỹ thuật làm đầy tầng dưới của khuôn mặt

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Các kỹ thuật làm đầy tầng dưới khuôn mặt

Quyển: Kỹ thuật tiêm filler an toàn của tác giả: Won Lee.

Để tải file pdf đầy đủ chương 9 Các kỹ thuật làm đầy tầng dưới của khuôn mặt vui lòng click Tại đây.

Các đường Marionette

Các đường Marionette (các rãnh môi – hàm) không giống như rãnh mũi má. Biểu hiện của các đường này thường là da chảy xệ ở khoảng trống trước cơ cắn. So với rãnh mũi má, khó có thể điều chỉnh được chỉ bằng phương pháp tiêm chất làm đầy khi mà điểm tính theo thang WRSR ở mức 4,5, do các rãnh môi hàm thường đi kèm tình trạng chảy xệ da kết hợp với chảy xệ khoang mỡ vùng hàm trên. Bởi vậy, sự giới hạn của kết quả thủ thuật phải được giải thích cho bệnh nhân trước khi tiến hành tiêm [1].

=> Tham khảo: Kỹ thuật ABC dự phòng biến chứng do tiêm chất làm đầy.

Dây chằng giữ xương hàm dưới được biết đến là một dây chằng thực thụ, có nguyên uỷ ở xương hàm dưới, bám tận tại lớp da và đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành nên rãnh môi hàm . Tiêm chất làm đầy kết hợp với loại bỏ vùng da chảy xệ sẽ cho ra kết quả có tính thẩm mỹ cao hơn (Hình 9.1) [2]. Cần cân nhắc mối quan hệ với các cơ quanh miệng gồm cơ vòng môi, cơ gò má lớn, cơ cười, cơ bám da cổ và cơ hạ góc miệng.

Hình 9.1 Tiêm chất làm đầy vào đường Marionette
Hình 9.1 Tiêm chất làm đầy vào đường Marionette

Một chất làm đầy không cần thiết phải có độ đàn hồi cao, mà tốt hơn là nên có độ kết dính cao (Bảng 9.1).

Bảng 9.1 Kết quả test lưu biến của chất làm đầy HA Lorient
Sản phẩm G′ (Pa) G″ (Pa) Độ nhớt phức hợp (μ) Tan delta Độ kết dính (N)
Lorient No. 2 203 41 1,673,007 0.20 0.4401
Lorient No. 4 338 95 2,795,776 0.28 0.4237
Lorient No. 6 413 121 3,423,232 0.29 0.4454
Tác giả sử dụng No. 2 or No. 4 để làm đầy các đường marionette

Động mạch mặt thường chạy phía ngoài các đường marionette. Động mạch môi dưới thường nằm sâu trong cơ (Hình 9.2 và 9.3). Kỹ thuật tiêm làm đầy đường marionette thường được thực hiện tại lớp hạ bì [3].

Hình. 9.2 Quan hệ giữa động mạch môi dưới và đường marionette
Hình. 9.2 Quan hệ giữa động mạch môi dưới và đường marionette
Hình. 9.3 siêu âm Doppler đánh giá đường marionette
Hình. 9.3 Siêu âm Doppler đánh giá đường marionette

Kỹ thuật độn cằm

Đường Rickettes là một đường tưởng tượng nối từ đỉnh mũi xuống cằm [4]. Đường Riclettes biến đổi khi miệng nhô ra trước hoặc thụt vào trong, nên trên phương diện thẩm mỹ thì đường này có vai trò rất quan trọng. Phẫu thuật được thực hiện thông qua phương pháp phẫu thuật trượt cằm (độn cằm tự thân) hoặc độn cằm nhân tạo. So với phẫu thuật thì tiêm chất làm đầy là thủ thuật dễ thực hiện hơn rất nhiều và chỉ cần tiêm một lượng nhỏ chất làm đầy là đã có thể khiến khuôn mặt trông thu hút hơn. Điều quan trọng là phải quyết định xem tiêm chất làm đầy nhằm nâng cằm hay kéo dài cằm ra. Cần cân nhắc bởi kéo dài cằm quá mức có thể gây ra hiện tượng “cằm phù thuỷ”.

Cằm là một vị trí khá an toàn để tiêm chất làm đầy, nhưng các bác sĩ phải lưu ý mối quan hệ của cơ cằm và cơ vòng môi. Cơ cằm hỗ trợ cho vận động của môi dưới nhưng sự hoạt động quá mức của nó có thể gây ra hiện tượng “cằm đá cuội” (collebstone apperance). Vì vậy khuyến cáo tiến hành kết hợp cùng phương pháp tiêm độc tố botulinum.

=> Tham khảo: Đặc tính của chất làm đầy Axit Hyaluronic và Hyaluronidase.

Cơ cằm có nguyên uỷ là hố răng cưa của xương hàm dưới và bám tận ở phần da mà đường chính giữa mặt đi qua, tạo thành một hình nón. Phần thấp nhất của cơ cằm bắt chéo tại đường chính giữa mặt, và lớp mỡ dưới cằm nằm giữa cơ cằm và xương hàm dưới [6]. Vị trí này chính là điểm đích để tiêm chất làm đầy. Nhưng do hoạt động liên tục của cơ cằm mà một chất làm đầy có Hình 9.4 Hình ảnh siêu âm vùng cằm và các lớp có thể tiêm làm đầy. (A) Lớp mỡ nông (Khoang mỡ cằm), (B) Lớp dưới cằm (Mỡ dưới cằm), và (C) Lớp màng ngoài xương (Mỡ dưới cằm) độ đàn hồi cao sẽ được ưu tiên sử dụng. Ngoài ra không nên tiêm một lượng lớn chất làm đầy vì sẽ tạo ra các u hạt [7]. Mối quan hệ giữa sự hình thành u hạt và quá trình tiêu xương còn chưa được khoa học chứng minh, nhưng tiêm ở nhiều lớp vẫn được khuyến cáo (Hình 9.4) [8].

Hình 9.4 Hình ảnh siêu âm vùng cằm và các lớp có thể tiêm làm đầy. (A) Lớp mỡ nông (Khoang mỡ cằm), (B) Lớp dưới cằm (Mỡ dưới cằm), và (C) Lớp màng ngoài xương (Mỡ dưới cằm)
Hình 9.4 Hình ảnh siêu âm vùng cằm và các lớp có thể tiêm làm đầy. (A) Lớp mỡ nông (Khoang mỡ cằm), (B) Lớp dưới cằm (Mỡ dưới cằm), và (C) Lớp màng ngoài xương (Mỡ dưới cằm)

Lựa chọn chất làm đầy: Chất làm đầy cần phải có G’ cao tương tự như trong trường hợp tiêm mũi (Bảng 9.2).

Bảng 9.2 Kết quả test lưu biến của chất làm đầy Lorient
Sản phẩm G′ (Pa) G″ (Pa) Độ nhớt phức hợp (μ) Tan delta Độ kết dính (N)
Lorient No. 2 203 41 1,673,007 0.20 0.4401
Lorient No. 4 338 95 2,795,776 0.28 0.4237
Lorient No. 6 413 121 3,423,232 0.29 0.4454
Tác giả sử dụng No. 6 để làm đầy cằm

Kỹ thuật: Tiêm vuông góc tại vị trí đường chính giữa mặt đi qua cằm bằng kim nhọn là một kỹ thuật hữu dụng và dễ thực hiện để tạo hình cằm. Nhánh động mạch dưới cằm có thể đi lên trên ở đường chính giữa, nên có thể sử dụng cannula sau khi đã tạo điểm đầu vào ở đường chính giữa. Điều quan trọng nhất lúc này là quyết định xem nên nâng cằm hay kéo dài cằm và làm sao để tạo ra sự cân đối phù hợp. Nếu rãnh môi cằm xuất hiện giữa cằm và môi dưới, có thể tiêm một chất làm đầy có độ đàn hồi thấp vào lớp hạ bì (Hình 9.5) [9].

Hình 9.5 Làm đầy rãnh môi cằm
Hình 9.5 Làm đầy rãnh môi cằm

Động mạch dưới cằm tách ra từ động mạch mặt, động mạch môi dưới tách ra từ động mạch mặt và động mạch cằm tách ra từ động mạch cảnh ngoài, chúng nối thông với nhau ở vùng cằm (Hình 9.6) [10]. Động mạch cằm lên có thể được thấy từ đoạn kéo dài của động mạch dưới cằm, và khi tình trạng tắc động mạch lưỡi xảy ra sẽ có thể dẫn đến hậu quả là hoại tử bên trong miệng [11]. Sau khi đọc kết qủa trêm siêu âm Doppler thì tiến hành tiêm và ở đây kỹ thuật tiêm vuông góc tại đường chính giữa được khuyến cáo (Hình 9.7).

Hình 9.6 Siêu âm Doppler đánh giá vùng cằm
Hình 9.6 Siêu âm Doppler đánh giá vùng cằm
Hình 9.7 Tiêm vuông góc ở đường chính giữa bằng kim nhọn sau khi xác định động mạch dưới cằm trên siêu âm Doppler
Hình 9.7 Tiêm vuông góc ở đường chính giữa bằng kim nhọn sau khi xác định động mạch dưới cằm trên siêu âm Doppler

Tiêm độc tố botulinum vào cơ cằm có thể được thực hiện kết hợp (Hình 9.8). 9.3 Tiêm môi Làm đầy môi là thủ thuật tiêm chất làm đầy phổ biến ở các quốc gia phương Tây [12]. Một đôi môi dày căng mọng trông sẽ quyến rũ hơn trong văn hoá của người phương Tây. Nhưng đối với các bệnh nhân người phương Đông, đa phần họ có đôi môi với bề ngang dài, miệng hơi nhô ra trước và cằm nhỏ [13]. Bởi vậy ở các đối tượng này, tiêm chất làm đầy như thế nào là thích hợp còn tùy thuộc vào sự hài hoà giữa đôi môi và khuôn mặt (Hình 9.9). Làm đầy môi một cách thích hợp và mở rộng đường viền môi không những giúp cải thiện vẻ bề ngoài cho những bệnh nhân có đôi môi nhỏ mà còn cả cho những bệnh nhân đang xuất hiện các nếp nhăn quanh miệng do quá trình lão hoá. Hậu quả của sự lão hoá chính là những nếp nhăn nhỏ quanh miệng và đường viền môi bị mờ dần. Ngoài ra, kỹ thuật nâng cao khóe miệng cũng đã được tiến hành rộng rãi trong thời gian gần đây. Do đó các mô tả về mở rộng đường viền môi, làm đầy môi và nâng khoé miệng sẽ được trình bày trong chương này.

=> Xem thêm: Tiêm chất làm đầy vùng trán: Lưu ý chung và các bước thực hiện.

Hình. 9.8 Tiêm độc tố botulinum. (a) Phía dưới (b) Phía trên (sâu), (c) Bên phải và (d) Bên trái
Hình. 9.8 Tiêm độc tố botulinum. (a) Phía dưới (b) Phía trên (sâu), (c) Bên phải và (d) Bên trái
Hình. 9.9 Cấu trúc giải phẫu của môi
Hình. 9.9 Cấu trúc giải phẫu của môi

Tỉ lệ lý tưởng là 1:1.5. Đối với kỹ thuật mở rộng đường viền môi, có thể tiến hành thủ thuật khi bệnh nhân ở tư thế nằm. Nhưng với kỹ thuật làm đầy môi thì bệnh nhân phải ở tư thế ngồi thẳng. Phải luôn chú ý tới giải phẫu của hệ mạch máu (Hình 9.10 và 9.11).

Hình 9.10 Kiểm tra giải phẫu của hệ mạch máu
Hình 9.10 Kiểm tra giải phẫu của hệ mạch máu
Hình 9.11 Kiểm tra giải phẫu của hệ mạch máu
Hình 9.11 Kiểm tra giải phẫu của hệ mạch máu

Phương pháp vô cảm

Thường sử dụng thuốc mỡ để gây tê tại chỗ hoặc phong bế thần kinh để gây tê vùng. Đối với hình thức gây tê vùng, phong bế thần kinh dưới ổ mắt nếu làm thủ thuật ở môi trên, và phong bế thần kinh cằm nếu làm thủ thuật ở môi dưới (Hình 9.13).

=> Đọc thêm thông tin: Làm đầy nếp nhăn gian mày: Giải phẫu, chuẩn bị và tiến hành tiêm.

Hình 9.13 Phong bế thần kinh dưới ổ mắt nếu làm thủ thuật ở môi trên, và phong bế thần kinh cằm nếu làm thủ thuật ở môi dưới
Hình 9.13 Phong bế thần kinh dưới ổ mắt nếu làm thủ thuật ở môi trên, và phong bế thần kinh cằm nếu làm thủ thuật ở môi dưới
Hình 9.13 Tiếp
Hình 9.13 Tiếp

Mở rộng đường viền môi

Đường viền son môi (vermillion border) cần phải rõ thì mới tạo được hiệu ứng bờ môi thu hút. Khi chúng ta già đi, đường viên môi cũng ngày càng mờ đi, nên mở rộng đường viền môi là điều cần thiết để có thể khiến đôi môi trông trẻ trung và thu hút trở lại.

Nên tiến hành tiêm từ ngoài vào trong (Hình 9.14) Nếu tiêm theo hướng ngược lại thì chất làm đầy có thể chảy về phía điểm tiêm trước đó.

Hình. 9.14 Mở rộng đường viền môi trên (a) Bắt đầu tiêm từ phía ngoài (b) dịch chuyển dần vào khu vực bên trong
Hình. 9.14 Mở rộng đường viền môi trên (a) Bắt đầu tiêm từ phía ngoài (b) dịch chuyển dần vào khu vực bên trong

=> Tham khảo thêm: Kỹ thuật làm đầy các vùng của tầng giữa khuôn mặt.

Làm đầy môi

Môi, nhất là môi dưới, sẽ trông thu hút khi được “độn” phía bên trong thật tốt. Nên tiến hành tăng thể tích môi cho môi dưới (Hình 9.15). Khi tiêm để tăng thể tích thì tiêm vào lớp nông sẽ tốt hơn là tiêm vào lớp cơ. Động mạch môi trên và động mạch môi dưới đều chạy ở lớp cơ nên sẽ khá an toàn khi chỉ tiêm nông ở lớp hạ bì.

Hình. 9.15 Làm đầy môi dưới. Cần sử dụng nhiều chất làm đầy hơn so với môi trên
Hình. 9.15 Làm đầy môi dưới. Cần sử dụng nhiều chất làm đầy hơn so với môi trên

Khi làm đầy môi dưới, cần chú ý đến hai phần gờ nhô lên hình trái cherry ở hai nửa môi dưới (Hình 9.16). Sau cùng, làm đầy môi quá mức sẽ gây ra hiện tượng “môi xúc xích” hoặc “môi vịt” [14]. Có thể thấy làm đầy gờ hai bên môi dưới là một kỹ thuật hữu dụng [15]. Nhưng do đây là kỹ thuật tiêm bolus nên các bác sĩ phải chú ý tới tình trạng mẫn cảm với chất ngoại lai hoặc hình thành u hạt sau khi tiêm.

Hình. 9.16 Tiêm bolus vào phần gờ hai bên môi dưới
Hình. 9.16 Tiêm bolus vào phần gờ hai bên môi dưới

Nâng góc miệng

Gần đây nhiều bệnh nhân mong muốn được nâng khoé miệng. Đây là một thủ thuật gồm nhiều bước nhằm nâng phần ngoài của môi trên lên, hỗ trợ làm mờ đường marionette và làm suy yếu cơ hạ góc miệng bằng độc tố botulinum [16]. Điều thú vị là, cơ cắn cũng tham gia vào cử động hạ góc miệng nên tiêm botulinum vào cơ cắn cũng nên được thực hiện kết hợp.

Các bước trong kỹ thuật nâng khoé miệng (Các hình. 9.17, 9.18, 9.19, 9.20, 9.21, và 9.22).

Hình. 9.17 Tăng thể tích nửa ngoài môi trên
Hình. 9.17 Tăng thể tích nửa ngoài môi trên
Hình. 9.18 Lớp niêm mạc nửa ngoài môi trên cần được bộc lộ nhiều hơn
Hình. 9.18 Lớp niêm mạc nửa ngoài môi trên cần được bộc lộ nhiều hơn
HÌnh. 9.19 Tăng thể tích môi dưới
HÌnh. 9.19 Tăng thể tích môi dưới
HÌnh 9.20 Nửa trên của đường marionette, tiêm 0.1 ~ 0.15 mL HA để nâng cao khoé miệng
HÌnh 9.20 Nửa trên của đường marionette, tiêm 0.1 ~ 0.15 mL HA để nâng cao khóe miệng
Hình. 9.21 Tiêm vào đường marionette với kỹ thuật căng da để tăng thêm sức nâng khoé miệng
Hình. 9.21 Tiêm vào đường marionette với kỹ thuật căng da để tăng thêm sức nâng khoé miệng
Hình. 9.22 Itiêm 4U botulinum ở 2 bên, mỗi bên tiêm từ 2 đến 3 vị trí. Nên kết hợp tiêm cơ cằm (Hình. 9.8)
Hình. 9.22 Tiêm 4U botulinum ở 2 bên, mỗi bên tiêm từ 2 đến 3 vị trí. Nên kết hợp tiêm cơ cằm (Hình. 9.8)

Lựa chọn chất làm đầy

Gần đây một số filler có từ lips trong tên sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường. Điều này có nghĩa là số lượng bệnh nhân làm đầy môi đang gia tăng. Như tôi đã mô tả phía trên, khi tiêm môi nên tiêm ở lớp nông, và phải chú ý tới khả năng tạo khối và màu sắc của chất làm đầy. Thường thì một chất làm đầy có độ đàn hồi thấp và độ kết dính cao sẽ được lựa chọn bởi môi là một cấu trúc có tính di động cao khi ta ăn và nói chuyện. Do đó một chất làm đầy tương đối “mềm” sẽ không thể giúp môi cảm nhận được tác động của các vật thể bên ngoài. Lorient No.2 được sử dụng trong làm đầy môi (bảng 9.3).

Bảng 9.3 Kết quả test lưu biến của chất làm đầy Lorient
Sản phẩm G′ (Pa) G″ (Pa) Độ nhớt phức hợp (μ) Tan delta Độ kết dính (N)
Lorient No. 2 203 41 1,673,007 0.20 0.4401
Lorient No. 4 338 95 2,795,776 0.28 0.4237
Lorient No. 6 413 121 3,423,232 0.29 0.4454
Tác giả sử dụng Lorient No.2 khi tiêm môi.
Hình. 9.23 Một bệnh nhân 29 tuổi được nâng khoé miệng (a) Góc mặt nhìn thẳng trước tiêm (b) Góc mặt nhìn thẳng sau tiêm 2 tuần. Nửa trái của môi trên còn thấp so với nửa phải nên sau đó khoé miệng bên trái đã được tiêm để nâng cao thêm
Hình. 9.23 Một bệnh nhân 29 tuổi được nâng khoé miệng (a) Góc mặt nhìn thẳng trước tiêm (b) Góc mặt nhìn thẳng sau tiêm 2 tuần. Nửa trái của môi trên còn thấp so với nửa phải nên sau đó khoé miệng bên trái đã được tiêm để nâng cao thêm
Hình. 9.24 Ảnh chụp gần của môi (a) trước và (b) sau thủ thuật
Hình. 9.24 Ảnh chụp gần của môi (a) trước và (b) sau thủ thuật
Hình. 9.25 Một bệnh nhân nữ 29 tuổi được nâng khoé miệng (a) Góc mặt nhìn thẳng trước thủ thuật và (b) Góc mặt nhìn thẳng 2 tuần sau thủ thuật. Vùng rãnh lệ cũng đã được làm đầy
Hình. 9.25 Một bệnh nhân nữ 29 tuổi được nâng khoé miệng (a) Góc mặt nhìn thẳng trước thủ thuật và (b) Góc mặt nhìn thẳng 2 tuần sau thủ thuật. Vùng rãnh lệ cũng đã được làm đầy
Hình. 9.26 Ảnh chụp gần của môi (a) trước và (b) sau thủ thuật
Hình. 9.26 Ảnh chụp gần của môi (a) trước và (b) sau thủ thuật

2 thoughts on “Các kỹ thuật làm đầy tầng dưới của khuôn mặt

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here