Bệnh trĩ ở nữ giới có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bệnh trĩ ở nữ giới có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Bệnh trĩ là một căn bệnh gây ám ảnh cho đa số người dân, đặc biệt rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Vậy làm thế nào để chị em có thể nhận biết mình đã bị trĩ và phải xử lý khi mắc phải căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu ngay dưới đây để biết cách nhận biết và phòng tránh bệnh trĩ ở nữ giới phiền toái này. 

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Giai đoạn đầu của bệnh trĩ không có những dấu hiệu nhận biết đặc hiệu nên người bệnh dễ bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển và để lại các biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Có 5 biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ thường gặp:

  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Xảy ra khi búi trĩ bị sa ra ngoài và cọ sát vào quần khiến cho búi trĩ bị rách phần da bảo vệ bên ngoài gây chảy máu, đồng thời chất dịch nhầy tiết ra khiến cho búi trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Sa nghẹt hậu môn: Ống hậu môn bị tắc do các búi trĩ có kích thước lớn chèn ép gây khó khăn cho bệnh nhân khi đi đại tiện. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng lở loét, nhiễm trùng nặng.
  • Tắc mạch trĩ: Xảy ra khi mạch máu ở búi trĩ bị chèn ép và bị phá vỡ. Sự chèn ép mạch máu đến búi trĩ làm cho búi trĩ không có máu nuôi dưỡng, lâu dần sẽ nhiễm khuẩn và hoại tử
  • Nhiễm trùng máu: Búi trĩ để lâu không được điều trị sẽ ở trong tình trạng viêm nhiễm nặng. Sự xâm nhập của vi khuẩn vào máu sẽ gây hiện tượng nhiễm trùng máu và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bệnh nhân xuất hiện biến chứng này là bệnh đã ở tình trạng nặng, rất khó điều trị.
  • Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Búi trĩ bị viêm nhiễm nặng khiến vi khuẩn ăn sâu vào bên trong trực tràng, hình thành khối u trực tràng, ung thư ruột kết.

Các biến chứng của bệnh trĩ xuất hiện khi bệnh trĩ không được điều trị và kiểm soát. Tùy theo loại biến chứng và mức độ biến chứng mà xử lý khác nhau tuy nhiên dù là biến chứng nào cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nữ giới

Những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nữ giới
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nữ giới

Theo thống kê mới nhất của bộ Y tế, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trĩ cao gấp 2 lần nam giới. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên:

  • Thói quen ăn uống: Nữ giới có xu hướng ham mê đồ ăn vặt và có thói quen ăn uống ít lành mạnh hơn đàn ông. Những thực phẩm cay nóng,nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn…gây nóng trong người từ đó ảnh hưởng không tốt tới trực tràng, dẫn tới tình trạng táo bón phổ biến ở nữ giới. Bên cạnh đó, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ sẽ làm cho phân khô, cứng, chèn ép tĩnh mạch hậu môn hậu quả là hình thành búi trĩ.
  • Ngồi quá lâu: Thực tế tỷ lệ nữ giới làm các công việc văn phòng, những công việc ít phải  vận động, thường xuyên phải ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, tiếp tân, công nhân nhà máy…cao hơn nam giới. Tình trạng này kéo dài dẫn đến dồn áp lực lên các dây thần kinh ở thành hậu môn, cản trở máu nuôi dưỡng gây phình to tĩnh mạch vùng ống hậu môn, hình thành nên các búi trĩ.
  • Mang thai ở phụ nữ: Phụ nữ mang thai và sau sinh có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Nguyên nhân là do khi mang thai, trọng lượng của thai nhi cùng với các phần phụ của thai như: nước ối, bánh rau tạo áp lực đè nén lên vùng chậu. Thời gian mang thai kéo dài gây phình to các mạch máu ở trực tràng từ đó hình thành nên các búi trĩ.
  • Phụ nữ sau sinh bị trĩ nguyên nhân do khi sinh, chị em cần rặn mạnh để đẩy thai ra ngoài, áp lực lòng ống hậu môn tăng cao gây phình to búi trĩ và làm chúng sa ra ngoài.
  • Táo bón: Nữ giới với lối sống sinh hoạt và thói quen ăn uống kém lành mạnh hơn nam giới dẫn đến nguy cơ bị táo bón cao hơn. Những người bị táo bón khi đại tiện cần dùng sức rặn lớn, cũng giống như khi sinh, điều này làm tăng áp lực lòng ống hậu môn, từ đó làm búi trĩ phình to và sa ra ngoài. Táo bón còn gây nứt kẽ hậu môn và đại tiện ra máu, khiến cho tình trạng bệnh trĩ ngày càng nặng nề.

Những dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới mà bạn cần biết

Bệnh trĩ được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại, tuy nhiên triệu chứng của 2 thể bệnh ở cả nam giới và nữ giới không khác nhau nhiều. Đọc những dấu hiệu dưới đây để nhận biết xem bản thân đang có nguy cơ bị bệnh trĩ hay không nhé!

Nhận biết 4 cấp độ bệnh trĩ

Cấp độ 1: Búi trĩ mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính.

Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng tự thu lên được.

Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, phải đẩy mới thu lên được.

Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ: Bệnh trĩ nhẹ hay trĩ cấp độ 1 là khi búi trĩ còn nhỏ, ít chảy máu khi đi đại tiện, hậu môn đau rát nhẹ. Ở cấp độ này bệnh nhân dễ chủ quan bỏ qua.

Dấu hiệu bệnh trĩ nặng: Bệnh trĩ nặng hay trĩ từ cấp độ 3 trở lên, búi trĩ phát triển lớn, máu chảy nhiều thành giọt hoặc phun thành tia, người bệnh cảm giác đau đớn ở hậu môn cho dù không đi đại tiện.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới

Đau rát và ngứa hậu môn: Người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy khi búi trĩ bị sa ra ngoài. Trường hợp bệnh nặng khiến hậu môn bị nứt kẽ, bít tắc, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn khi đi đại tiện.

Chảy máu: Ống hậu môn bị viêm nhiễm, tổn thương dẫn đến chảy máu. Đây là dấu hiệu đầu tiên khi bị trĩ, máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc thành tia khiến cho bệnh nhân rất sợ phải đi đại tiện.

Sa búi trĩ ra ngoài tại hậu môn: Búi trĩ sưng to và sa ra ngoài ở bệnh trĩ cấp độ nặng. Người bệnh có thể soi gương hoặc sờ thấy phần thịt thừa xuất hiện ở rìa hoặc kẽ hậu môn. Thường hay gặp là búi trĩ sa ở vị trí giữa cửa hậu môn và tầng sinh môn. Khi bệnh nhân hoạt động, sự cọ xát giữa búi trĩ sa ra ngoài và quần áo gây ra nhiều khó chịu và đau đớn.

Dấu hiệu khác: Bệnh nhân có thể cảm nhận được sự tăng tiết dịch nhầy khiến cho vùng hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu. Đây là điều kiện tốt để cho vi khuẩn xâm nhập, làm nặng nề thêm tình trạng bệnh. Hậu quả là bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau đớn, suy kiệt và thiếu máu

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai các dấu hiệu khi bị bệnh trĩ cũng giống như ở nữ giới bình thường. Bệnh trĩ phổ biến hơn ở tuần thai thứ 28 trở đi, đa số trường hợp bệnh trĩ sẽ biến mất hoàn toàn mà không cần điều trị sau khi sinh em bé.

Mặc dù mắc trĩ trong lúc mang thai không phải vấn đề nghiêm trọng,không gây ảnh hưởng đến sự an toàn của  mẹ và thai nhi. Tuy nhiên bệnh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt bình thường của mẹ bầu nên cần được quan tâm và điều trị sớm, đúng cách nhằm hạn chế tiến triển các biến chứng nguy hiểm.

Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu nêu trên cần đi khám và nhận lời khuyên của bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Mẹo chữa bệnh trĩ từ cây thầu dầu tía đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu

Ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với nữ giới

Ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với nữ giới
Ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với nữ giới

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt bình thường của người bệnh. Cụ thể trong bài viết này nêu lên những ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với nữ giới bao gồm:

  • Thiếu máu: Tình trạng chảy máu từ búi trĩ kéo dài dẫn đến cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ và các vấn đề sức khỏe khác. Đối với một số bạn nữ cơ thể yếu mắc bệnh trĩ, cần đặc biệt thận trọng khi đến kỳ kinh nguyệt vì khi đó cơ thể sẽ mất một lượng máu đáng kể.
  • Đau đớn, mất tập trung trong công việc: Cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, vướng víu khiến người bệnh luôn thấy bất an, tự ti làm giảm mạnh năng suất làm việc.
  • Giảm ham muốn tình dục: Cảm giác đau đớn, khó chịu vùng hậu môn khiến chị em tự ti, mất khoái cảm và ảnh hưởng lớn tới đời sống tình dục.
  • Bệnh phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung nguyên nhân do hậu môn luôn trong tình trạng nhầy ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
  • Ung thư trực tràng: Gặp cả ở nữ giới và nam giới. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, có thể di căn và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Cách khắc phục bệnh trĩ cho nữ giới từ các chuyên gia

Cách khắc phục bệnh trĩ cho nữ giới từ các chuyên gia
Cách khắc phục bệnh trĩ cho nữ giới từ các chuyên gia

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu bạn không muốn phải đau đớn nằm trên bàn phẫu thuật cắt búi trĩ hay phải uống thật nhiều các loại thuốc trị trĩ thì nên tự phòng ngừa cho bản thân bằng lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia cho nữ giới để phòng ngừa bệnh trĩ:

  • Uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp đủ từ 1,5-2 lít/ ngày ( đã bao gồm cả nước từ thực phẩm) nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và làm khối phân mềm hơn, đại tiện dễ dàng hơn.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám hoặc men vi sinh nhằm cung cấp chất xơ. Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại thức ăn có lợi cho hệ tiêu hóa như khoai lang, diếp cá, vừng đen… giúp cơ thể thanh mát, dễ tiêu, giảm nguy cơ táo bón.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, khó tiêu hay uống đồ uống có cồn.
  • Dành thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thường xuyên bằng những bài tập vừa sức, tránh gây áp lực cho hậu môn, không ngồi hay đứng quá lâu.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và giữ cho vùng hậu môn được khô thoáng, tránh gây tổn thương vùng hậu môn.

Nguồn tài liệu tham khảo: 

Hemorrhoids: Causes, treatments, and prevention, Medicalnewstoday, truy cập ngày 3/6/2023.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here