Tác giả: Tiến sĩ – Bác sĩ Vũ Quốc Đạt
Bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh xin chia sẻ về bệnh đậu mùa khỉ và cách chữa trị bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Monkeypox (Đậu mùa khỉ) là:
- Là bệnh do vi rút lây truyền từ động vật sang người
- Được tìm thấy ở châu Phi, hầu hết quanh khu vực rừng mưa nhiệt đới
- Đặc trưng bởi sốt và phát ban
- Bệnh cảnh lâm sàng từ không triệu chứng tới nặng tử vong
Bệnh đậu mùa khi hiện đang bùng phát ở một số quốc gia nơi trước đây thường không có trường hợp mắc căn bệnh này.
- Phần lớn người mắc đậu mùa khi đèn tự khỏi bệnh mà không cần điều trị nhưng một số trường hợp có thể mắc bệnh nặng
- Vi rút gây bệnh được gọi là “đậu mùa khi” vì lần đầu tiên được tìm thấy ở khỉ
- Mặc dù nguy cơ căn bệnh này trong cộng đồng còn thấp, WHO vẫn coi ứng phó với sự bùng phát dịch này là vấn đề ưu tiên
- Những điều chúng ta biết về dịch bệnh này đang thay đổi nhanh chóng và chúng tôi đang tìm hiểu thêm về căn bệnh này mỗi ngày.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ gồm:
- Phát ban với mụn nước trên mặt, bàn tay, bàn chân, mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục
- Sốt
- Sưng hạch
- Đau đầu
- Đau cơ và đau lưng
- Yếu sức
Thời kì ủ bệnh
- Thời gian: 5-21 ngày
- Không triệu chứng
- Vi rút hiện diện trong máu ở cuối thời kỳ ủ bệnh
Thời kì sốt
- Kéo dài 1-4 ngày
- Sốt + các triệu chứng khác: sưng hạch, đau đầu, ớn lạnh, đau họng, mệt mỏi,
- Virus trong máu
- Tổn thương nhỏ chấm đỏ (anathema) ở miệng, xuất hiện từ trước ra sau
Thời kì phát ban
Giai đoạn phát ban
- Vi rút vào trong máu
- Virus có trong tổn thương ngoài da
- Có thể phát hiện kháng thể trong máu
Giai đoạn hồi phục
- Các triệu chứng cải thiện, bn đỡ mệt, hết sốt
- Xuất hiện kháng thể đặc hiệu
- Có thể để lại sẹo trên da
Biến chứng đậu mùa khỉ
- Nhiễm trùng giác mạc và mất thị lực
- Nhiễm khuẩn thứ phát
- Áp xe và tắc nghẽn đường thở
- Viêm phổi
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm não
- Sảy thai
- Tử vong
Di chứng kéo dài của đậu mùa khỉ
- Sẹo
- Giảm sắc tố da
- Mù lòa
Đậu mùa khỉ, thủy đậu, sởi
Đậu mùa khỉ và thủy đậu
Các yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến bệnh
- Có thể không có triệu chứng
- Yếu tố nguy cơ bệnh nặng
- Trẻ em
- Thiếu hụt miễn dịch
- Đường xâm nhập của vi rút
- Chủng đột biến nhánh Congo
- Basin blade variant
- Yếu tố bảo vệ
- Tiêm vacxin đậu mùa trước đó
- Tỉ lệ tử vong
- Nhánh Congo Basin khoảng 10%
Định nghĩa ca bệnh
- Xác định ca bệnh
- Ca bệnh nghi ngờ: sốt > 38.3°c, đau đầu, hạch lympho, đau lưng, đau khớp, phát ban tiến triển và đặc biệt trên tay, chân
- Ca bệnh có thể: ca bệnh nghi ngờ có yếu tố dịch tễ liên quan tới ca bệnh xác định hoặc có khả năng khác
- Ca bệnh xác định: có kết quả xét nghiệm xác nhận.
Lưu trữ bệnh phẩm
- Giữa bệnh phẩm ở nhiệt độ lạnh (+4°C) trong suốt quá trình vận chuyển
- Cất ở tủ đông (-20 °C) hoặc tủ lạnh và theo dõi nhiệt độ hàng ngày
- Không cất trữ cùng thức ăn, thuốc và vaccine
Kỹ thuật phân tử: PCR
- Polymerase chain reaction (PCR là kỹ thuật thường dùng nhất để khẳng định nhiễm đậu mùa khỉ:
- Bệnh phẩm tổn thương da.
- Phát hiện được virus và định danh nhánh vi rút
Xét nghiệm kháng nguyên
Phát hiện kháng nguyên
- Sử dụng kháng thể trực tiếp chống lại kháng nguyên orthopoxvirus .
- Cung cấp bằng chứng có mặt của vi rút orthopoxvirus => nhiễm cấp
- Bệnh phẩm: tổn thương da
- Không đặc hiệu vi rút đậu mùa khỉ.
Phát hiện kháng thể
- Sử dụng kháng nguyên trực tiếp với kháng
- Giá trị chẩn đoán hạn chế: có phản ứng của cơ thể với vi rút. Không phân biệt được nhiễm cấp hay do tiêm vaccine
- Bệnh phẩm: máu
- Không đặc hiệu cho vi rút đậu mùa khỉ.
An toàn sinh học
- Đánh giá nguy cơ tại chỗ
- Các biện pháp kiểm soát nâng cao + yêu cầu cốt lõi.
- Nhân viên phòng xét nghiệm phải trang bị bảo hộ .
- Tiêm vaccine cho người tiếp xúc với orthopoxvirus
Đậu mùa khỉ
- Dấu hiệu và triệu chứng
- Sốt
- Hạch lympho
- Loét miệng họng
- Phát ban
- Mắt đỏ, ngứa
- Điều trị hỗ trợ các triệu chứng
- Thuốc kháng vi rút: đang nghiên cứu
Các biến chứng đậu mùa khỉ
Diễn biến của bệnh phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe ban đầu của người bệnh
Biến chứng
- Nhiễm khuẩn ở mắt (4%), da (20%)
- Tiêu chảy, nôn => mất nước (7%)
- Áp xe, tắc nghẽn đường thở
- Viêm phế quản phổi
- Viêm não (<1%), nhiễm khuẩn huyết (<1 %)
Dấu hiệu nguy hiểm
- Mất thị lực
- Sảng, rối loạn ý thức, co giật,
- Suy hô hấp
- Chảy máu, suy thận
- Dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết
Di chứng kéo dài
- Di chứng kéo dài
- Rỗ mặt, sẹo, rối loạn sắc tố (bạch tạng)
- Loét giác mạc, mù lòa
- Biến chứng ở phụ nữ có thai
- Chảy máu, sảy thai, sinh non
- Điều trị hỗ trợ tối ưu
- Là cần thiết
- Hỗ trợ cả về sức khỏe tinh thần
Chăm sóc bệnh nhân
- Quản lý sốt và đau
- Chăm sóc da, mắt, mũi miệng
- Chăm sóc đường hô hấp
- Hỗ trợ dinh dưỡng, rối loạn nước điện giải
- Hỗ trợ sức khỏe tâm thần
- Phòng và điều trị các biến chứng
- Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn
Chăm sóc da
Phát ban từ nhẹ tới tổn thương da nặng và mất nước
Chăm sóc da
- Chăm sóc da:
- Tránh tiếp xúc hoặc chà sát lên tổn thương
- Vệ sinh da nhẹ nhàng
- Giữ da sạch và khô
- Bảo vệ da và giữ mất nước bằng đáp gạc ẩm gentian violet hoặc bôi kem nystatin
- Thuốc kháng sinh tại chỗ nếu cần
- Điều trị loét ở vùng bẹn, sinh dục với bằng nước ấm hoặc gạc ẩm
Chăm sóc miệng
Loét miệng
- Vệ sinh miệng bằng nước muối ẩm
- Nếu loét nặng, cân nhắc dùng thuốc bôi hoặc kháng sinh
- Bổ sung vitamin c và multivitamins
Chăm sóc mắt
- Biến chứng gặp là loét, nhiễm trùng,
- Bổ sung vitamin A
- Miếng dán bảo vệ mắt
- Kết hợp kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân
- Kháng sinh nhỏ mắt/ thuốc mỡ tetracycline hoặc trifluridine
- Không sử dụng corticoid
Chăm sóc đường hô hấp
Viêm phế quản phổi gặp ở 1/10 ca bệnh
Tổn thương có thể lan tỏa hoặc đông đặc ở một vùng, có thể kèm theo bội nhiễm vi khuẩn
Điều trị hỗ trợ
- Liệu pháp vật lý hỗ trợ hô hấp: tập thở
- Hỗ trợ oxy
- Điều trị kháng sinh kinh nghiệm
- Thuốc giãn phế quản
- Thông khí hỗ trợ
Dinh dưỡng và rối loạn nước, điện giải
- Đảm bảo bệnh nhân ăn và uống đầy đủ
- Nước, trà, súp, các dung dịch đường uống khác .
- Bổ sung đường tĩnh mạch nếu cần .
- Điều trị các tình trạng ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng như (loét miệng, nôn, tiêu chảy)
- Đối với bệnh nhân trẻ tuổi
Bổ sung vitamin A
Cho bú sữa mẹ hoặc nuôi dinh dưỡng theo tình trạng bệnh nhân
Biện pháp phòng hộ cho người chăm sóc: vệ sinh, đeo khẩu trang
Xem thêm: Hướng Dẫn Điều Trị Ngộ Độc Với Phương Pháp Điều Trị Ngoài Cơ Thể
Tài liệu tham khảo: Monkeypox Virus Infections in Humans, PubMed, truy cập ngày 19/9/2022.
Tuyệt đối KHÔNG BAO GIỜ kỳ thị người khác vì một căn bệnh
Bất kỳ ai đều có thể mắc hoặc lây truyền bệnh đậu mùa khỉ