Bài thuốc Lý Trung Hoàn – Ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài thuốc Lý Trung Hoàn

Bài viết Bài thuốc Lý Trung Hoàn – Ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ  – Trích trong sách 60 phương tễ dùng nhiều bậc nhất trong Y học Cổ truyền.

Tác giả: Bác sĩ Trịnh Văn Cường

“Chữa trung tiêu ấy Lý Trung Thang

Cam thảo, Nhân sâm, Truật, hắc Khương

Đau bụng, âm hàn, nôn, ỉa chảy

Hoặc gia Phụ tử đề hồi dương”

“Chữa trung tiêu có Lý trung

Nhân sâm, Cam tháo vái cùng hắc Khương

Nôn, đau bụng, ỉa chảy, hàn thương

Gia thêm Phụ tử hồi dương tuyệt vời”

Cách nhớ

1. “Can khương tân nhiệt làm QUÂN

Ông THẦN bổ khí đó là Nhân sâm

Bạch truật táo thấp kiện tỳ

Cam tháo TÁ, SỨ cả làng đều ưa”

2.”Sâm Khương Truật Thảo”

3. “Tứ quân bỏ Bạch thêm Khương”

Thành phần

Gồm có 04 vị Can khương, Chích cam thảo, Bạch truật, Nhân sâm.

Cách dùng

Các thuốc trên cùng nghiền thành bột mịn, luyện mật đế làm hoàn. Mỗi lần uống 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần uống với nước chín. Có thể đổi thành thang, sắc lấy nước, liều dùng căn cứ theo nguyên phương mà qui định.

Công dụng

Ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ.

Chủ trị trung tiêu hư hàn, ỉa lỏng, không khát, nôn mửa đau bụng, không muốn ăn uống, thổ tả,…. Dương hư mất huyết

==>> Xem thêm: Bài thuốc Tiêu Dao Tán – Sơ can giải uất, kiện tỳ hòa dinh

PHÂN TÍCH

Tỳ vị chủ về việc vận hóa tiêu hóa đô ăn thủy cốc, để quá trình được diễn ra bình thường cần có sự ôn ấm của dương khí ở trung tiêu. Nay vì bất kỳ nguyên nhân gì làm cho xuất hiện hàn chứng ở tỳ vị trung tiêu như hàn tà trúng thẳng vào trong, do hàn tà ở biểu không giải truyền vào trong, hoặc do bên trong dương hư sinh hàn,… Tất cả làm cho tỳ vị hư hàn mà gây ra đau bụng, nôn mửa, đại tiện lỏng, trung khí mất kiện vận làm cho đại tiện ra nguyên thức ăn,… Giống như khi nấu cơm bếp củi, phải có lửa đốt dưới đáy nồi thì cơm mới chín, nay không có lửa thì cơm sống, không chín, quá trình vận hóa bị ngăn trở tinh hoa thủy cốc không chuyển hóa được cứ thế chuyển xuống đại trường mà ra ngoài.

Bài Lý trung hoàn gồm có 4 vị, trong đó CAN KHƯƠNG là quân dược của bài thuốc, vị cay nóng là vị thuốc hàng đầu vè ôn ấm trung tiêu, chủ yếu đi vào tỳ vị nên là vị thuốc hàng đàu vè ôn ấm tỳ vị, giữ lửa dưới đáy nồi từ đó mà cơm mới được chín, thủy cốc mới được chuyển hóa. Phối hợp với Can khương có NHÂN SÂM bổ khí kiện tỳ, ích tỳ làm tăng chức năng vận hóa của tỳ. Trường hợp này dùng Nhân sâm với tác dụng kiện tỳ ích khí nên có thể dùng Đẳng sâm thay thế được. BẠCH TRƯẬT kiện tỳ táo thấp, giúp tăng cường chức năng vận hóa của tỳ. CAM THẢO ích khí hòa trung. Bốn vị thuốc này phối hợp có được cái tân nhiệt mà khử lạnh ở trung tiêu, có cái cam ôn mà phục được trung tiêu hư, thanh dương thì thăng mà trọc âm thì giáng, củng cổ được sự vận hoá mà trị được trung tiêu, cho nên gọi là “Lý trung”. Ngoài ra bài Lý trung còn có thể dùng trong trường hợp dương hư mất máu, khi dương hư có các biểu hiện hàn chứng nên có thể dùng. Tuy nhiên bài này không có tác dụng cầm máu, nên trong một sổ trường hợp phải thay Can khương bằng Thán khương để gia tăng tính chỉ huyết.

Nhìn chung cả bài này tác dụng chính là ôn ẫm trung tiêu, tỳ vị. Bài này dùng dự phòng và có thể dùng kéo dài rất tốt đối với các trường hợp tỳ vị hư hàn, dương hư khuy tổn mạn tính thời gian dài. Còn nếu dùng để cắt cơn, cắt ngay triệu chứng thì bài này tác dụng chậm. Cơ chế của bài này là làm ẩm trung tiêu tỳ vị, trung tiêu được ôn ấm thì mới tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị được, tỳ vị được vận hóa thì thủy cốc mới được chuyến hóa mà không bị dôn xuống đại trường gây ỉa chảy sống phân được. Do đó mà khả năng giải quyết ngay lập tức triệu chứng là rất hạn chế, vì bệnh nhân đang đau bụng, đi ỉa lỏng, sống phân muốn cắt triệu chứng thì phải dùng các vị thuốc lý khí chỉ thống, cắt ỉa chảy thì mới dừng được. Mặt khác nữa dương khí ở tỳ vị lại có liên quan mật thiết đến thận dương, vì thận dương nuôi dưỡng tỳ dương, do đó mà khi dương khí ở tỳ vị hư gần như chắc chắc dương khí ở thận cũng ít nhiều có vấn đề. Nên trong một số trường hợp phải kểt hợp với Phụ tử để giúp ôn tỳ thận dương gọi là bài PHỤ TỬ LÝ TRUNG THANG.

Do đó chung quy lại bài này dùng hay nhất với các trường hợp tỳ vị hư hàn mạn tính, người bệnh ăn vào không tiêu, không chuyển hóa được mà hay bị lạnh bụng sống phân, người gầy mệt mỏi,… Bài này làm thành dạng viên hoàn cho bệnh nhân uống, có thế dùng kéo dài, hiệu quả rất tốt, tỳ vị trung tiêu lúc nào cũng được ôn ấm nên ăn uống ngon miệng, người khỏe khoắn, tinh thăn phấn chẩn lên rất nhiều.

==>> Xem thêm: Sài Hồ Sơ Can Tán – Sơ can hành khí, hòa huyết chỉ thống

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here