Acid béo không no (LCPUFAs) cho trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Những trẻ không bú sữa mẹ được đề nghị bổ sung acid béo không no chuỗi dài (LCPUFAs) để cải thiện outcome, đặc biệt là sự phát triển tâm thần kinh. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu bổ sung LCPUFAs vào chế độ ăn của trẻ đủ tháng và trẻ đẻ non không bú sữa mẹ thì có lợi ích hay không. Bài viết này sẽ xem xét các bằng chứng về việc liệu rằng bổ sung hay không bổ sung LCPUFAs ở trẻ không bú mẹ là có lợi.

Chuyển hóa và chức năng

LCPUFAs được cấu tạo bởi các cấu trúc n-6 và n-3 (còn được gọi là omega-6 và omega-3). ở acid béo n-6 thì nối đôi đầu tiên là ở C6. Ở acid béo n-3 thì vị trí nối đôi đầu tiên là ở C3.

LCPUFAs được tổng hợp ở lưới nội chất và peroxisome ở gan, nhờ một loạt các enzym khử và elongase.

Sinh tổng hợp phụ thuộc vào sự có mặt của tiền chất và hoạt động của enzyme, là những chất có thể bị hạn chế ở trẻ sơ sinh bị bệnh hoặc đẻ non.

Docosahexaenoic acid (DHA) và các LCPUFA n-3 khác

DHA là sản phẩm cuối cùng có hoạt tính sinh học của acid alphalinolenic, là một acid béo cần thiết vì chỉ có thể cung cấp qua chế độ ăn. DHA chủ yếu có nguồn gốc từ cá, đặc biệt là cá có dầu như cá trích, cá ngừ, và cá hồi, cũng như gà ăn omega-3 và trứng của chúng. Eicosapentaenoic acid (EPA) là thiền chất của DHA, và được chuyển hóa thành DHA ở gan.

DHA rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh vì đây là một thành phần không thể thiếu cảu màng phospholipid của tế bào não và võng mạc. DHA và EPA cũng đóng vai trò trong tổng hợp eicosanoid/docosanoid chống viêm.

DHA được ưu tiên liên hợp vào giai đoạn phát triển nhanh của não và võng mạc lúc 3 tháng cuối thai kỳ và 24 tháng đầu của cuộc đời, và tiếp tục tích lũy trong suốt thời ấu thơ. Khám nghiệm tử thi ước tính thai nhi tích lũy khoảng 50-60 mg DHA/ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ước tính dự trữ DHA khi sinh đủ tháng là khoảng 1050 mg. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nhũ nhi tích lũy DHA với tốc độ khoảng 20 mg/ngày và khoảng 1/2 lượng DHA qua chế độ ăn được liên hợp ở não. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần phải tiêu thụ đủ LCPUFA n-3 qua chế độ ăn để đảm bảo đủ DHA cho thai nhi và sữa mẹ.

Arachidonic acid (ARA) và các LCPUFA n-6 khác

ARA là sản phẩm cuối cùng có hoạt tính sinh học của acid alpha-linoleic, là một acid béo cần thiết vì chỉ có thể cung cấp thông qua chế độ ăn. ARA có thể được lấy trực tiếp từ thực phầm nguồn gốc động vật, hoặc từ dầu hạt, là nguồn giàu acid linoleic n-6, tiền chất của ARA. Sữa mẹ thường chứa nhiều ARA hơn DHA, và lượng này thì không thay đổi đáng kể qua chế độ ăn của mẹ.

Arachidonic acid (ARA) và các LCPUFA n-6 khác
Arachidonic acid (ARA) và các LCPUFA n-6 khác

ARA là thành phần chính của phosphoglyceride não, thường ở nồng độ cao hơn DHA. Ngoài ra, ARA có vai trò tổng hợp eicosanoid/docosanoid gây viêm. Do đó, thừa tương đối LCPUFA n-6 trong chế độ ăn có ảnh hưởng đến quá trình gây viêm.

Nhu cầu gợi ý trong chế độ ăn

0-6 tháng

– Viện y học Mỹ

  • acid béo n-6: 4.4 g/ngày.
  • acid béo n-3: 0.5 g/ngày.

– Tổ chức y tế thế giới

  • ARA: 0.4-0.6% acid béo (%FA).
  •  DHA: 0.2-0.36% FA

 6-24 tháng

Tổ chức y tế Thế giới

  • Acid linoleic: 3-4.5% năng lượng.
  • DHA: 10-12 mg/kg trọng lượng cơ thể.

Trẻ đẻ non

Hội tiêu hóa và dinh dưỡng nhi châu Âu (EPSGHAN)

  • DHA: 12-30 mg/kg.
  • Â: 18-42 mg/kg.
  • Acid linolenic (tiền chất của DHA): >55 mg/kg.
  • Acid linoleic (tiền chất của AA): 385-1540 mg/kg.

Khuyến cáo này của ESPGHAn tập trung vào trẻ sơ sinh có cân nặng từ 1000g-1800g.

HÀM LƯỢNG LCPUFA TRONG SỮA

Sữa mẹ

Hàm lượng LCPUFA rất khác nhau giữa các bà mẹ và phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ và dự trữ trong cơ thể. Ví dụ, nồng độ DHA so với các acid béo khác dao động từ 0.1 % trọng lượng (g/100g tổng acid béo) ở một phụ nữ suy dinh dưỡng, đến 2% trọng lượng ở một người phụ nữ có cá là nguồn thức ăn chính (tăng đến 20 lần).

Hàm lượng LCPUFA trong sữa mẹ
Hàm lượng LCPUFA trong sữa mẹ

Nồng độ DHA trong sữa mẹ tăng lên khi tăng tiêu thụ cá. Thủy ngân trong thủy sản là mối lo ngại chính với các loài cá đánh bắt từ nước bị ô nhiễm. Do đó, theo guideline của Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) khuyến cáo bà mẹ cho con bú tiêu thụ 1-3 bữa cá 1 tuần để đảm bảo đủ hàm lượng DHA trong sữa mẹ. Khuyến cáo này nhằm đạt được lượng DHA đưa vào trong chế độ ăn ít nhất 200-300 mg/ngày.

Sữa công thức

Trong những năm 1980 và những năm đầu 1990, một số nghiên cứu đã chứng minh nồng độ LCPUFA n-3 trong huyết tương và hồng cầu ở trẻ dùng sữa công thức thấp hơn trẻ bú mẹ.

Vì vậy, LCPUFA sau khi được công nhận là an toàn bởi FDA đã được thêm vào các công thức sữa cho trẻ đủ tháng và trẻ đẻ non. Phần lớn sữa bột đều có chứa LCPUFAs, mặc dù nồng độ là khác nhau dựa trên quyết định của nhà sản xuất.
Sữa công thức chứa DHA thường cung cấp 0.15-0.32% trọng lượng (tức là % trong tổng acid béo). Nhằm mục đích cung cấp gần tương đương lượng DHA thấy trong sữa mẹ. Tuy nhiên, lợi ích lâm sàng đáng kể của bổ sung LCPUFA (hoặc DHA) vẫn còn đang tranh cãi.

==>> Xem thêm: 10 câu hỏi thường gặp khi kê kháng sinh cho trẻ em

Có nên bổ sung DHA cho con hay không?

Có nên bổ sung DHA cho con hay không
Có nên bổ sung DHA cho con hay không

Các số liệu hiện có chưa khẳng định được lợi ích của bổ sung LCPUFA n-3 trong sữa công thức của cả trẻ đủ tháng và trẻ đẻ non.. Tuy nhiên, có bằng chứng rõ ràng rằng thêm LCPUFA là an toàn và không có bất kỳ tác dụng xấu nào lên sựu phát triển.

Ủng hộ việc thêm LCPUFA dựa trên các nghiên cứu chứng minh rằng LCPUFA n-3 là thành phần quan trọng của sựu phát triển của não và võng mạc trong 3 tháng cuối thai kỳ và 2 năm đầu của cuộc đời.

Ngoài ra, nhận thức ở những trẻ bú sữa mẹ cũng tốt hơn 1 chút so với trẻ dùng sữa công thức dựa trên sữa bò, loại có hàm lượng LCPUFA n-3 thấp hơn sữa mẹ.

Cho đến khi có các kết quả từ nghiên cứu tương lai, thì có các gợi ý sau về dinh dưỡng LCPUFA cho trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng:

Khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Nên ăn 1-3 bữa/tuần các loại thủy sản có lượng LCPUFA n-3 cao và thủy ngân thấp *danh sách các loại thủy sản nếu các bạn thích thì comment bên dưới mình sẽ đăng nhé*.

Hoặc có thể ăn các nguồn LCPUFA n-3 khác cung cấp ít nhất 200 mg DHA/ngày. Mục tiêu này nhằm cung cấp đủ lượng LCPUFA n-3 đảm bảo cho thai nhi và trẻ nhũ nhi.

Khuyến cáo tất cả trẻ nhũ nhi được bú sữa mẹ

Nếu không có sữa mẹ, thì đề nghị cung cấp sữa từ người cho hơn là sữa công thức, nếu có nguồn sữa an toàn và thích hợp.

Với trẻ đẻ non

Đề nghị chú ý đặc biệt đến hướng dẫn về chế độ ăn LCPUFA n-3 ở những bà mẹ cho con bú. Mục tiêu đưa vào của những bà mẹ này tương tự như mẹ có con đủ tháng (ít nhất 200 mg DHA/ngày).

Mặc dù trẻ đẻ non có liên quan đến dự trữ DHA thấp hơn, nhưng không có bằng chứng cụ thể về lợi ích của việc dùng các sản phẩm bổ sung thêm LCPUFA n-3 cho mẹ hoặc bổ sung trực tiếp cho trẻ. Tuy nhiên, bổ sung cho mẹ bằng dầu cá (3g/ngày), hoặc bổ sung DHA và acid arachidonic (AA, mỗi 30 mg/ 100 mL sữa mẹ) vào sữa mẹ vắt ra đã được dùng tỏng các thử nghiệm lâm sàng và dường như là an toàn. Sữa công thức cho trẻ đẻ non cũng được bổ sung LCPUFAs n-3.

==>> Xem thêm: Thói quen sử dụng sản phẩm công nghệ cho trẻ

Cơ sở của bổ sung LCPUFA

Có một số bằng chứng, nhưng không nhất quán rằng bú mẹ so với ăn sữa công thức thì bú mẹ có liên quan đến sự cải thiện nhận thức (3-5 điểm trong bài test nhận thức), và thị lực ở trẻ đẻ non.

Mặc dù cơ chế của ảnh hưởng này thì chưa rõ, nhưng được giả định là do ít nhất 1 phần có sự khác biệt về hàm lượng acid docosahexaenoic (DHA), chất có trong sữa người mà không có trong sữa bò.

LCPUFA, và đặc biệt là DHA là một thành phần quan trọng với sựu phát triển của não và võng mạc, tích lũy đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ và 6 tháng đầu đời.

Trẻ bú mẹ có nồng độ LCPUFA ở vỏ não cao hơn những trẻ dùng sữa công thức chuẩn. Ngoài ra, những tác động chống viêm của LCPUFAs n-3 đã dẫn đến giả thuyết rằng bổ sung DHA để trẻ đẻ non có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh 1 lúc.
Những quan sát này đã dẫn đến giả thuyết bổ sung LCPUFAs vào sữa công thức nguồn gốc sữa bò sẽ cải thiện nhận thức và thị lực, và có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh cùng lúc ở trẻ đẻ non.

Thêm DHA vào sữa mẹ hoặc uống bổ sung cho bà mẹ cho con bú cũng được đề nghị ở trẻ đẻ non để bù lại sự mất tích lũy tỏng 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, những thử nghiệm lâm sàng không chứng minh được bổ sung LCPUFA cải thiện outcome ở trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng. Tuy nhiên, phần lớn sữa công thức đều được bổ sung LCPUFA ở các mức độ khác nhau.

Link bài viết: Acid béo không no (LCPUFAs) cho trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng

Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa nhi Trần Linh.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here