[Hé lộ] 3+ Mẹo dân gian trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, an toàn tại nhà

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhathuocngocanh.comViêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Vậy viêm mũi dị ứng có những đặc điểm gì và cách phòng tránh, điều trị bệnh ra sao, mời độc giả cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau đây nha!

Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng hay dân gian còn gọi là sốt cỏ khô. Bệnh có những triệu chứng giống với cảm cúm nhưng yếu tố gây bệnh không phải là do virus mà nguyên nhân chính là phản ứng của cơ thể với tác nhân bên ngoài môi trường. Khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích tế bào mast và bạch cầu ái kiềm sinh ra các chất trung gian hóa học như Histamin, Prostaglandin,…khiến người bệnh có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Vậy câu hỏi đặt ra là dị nguyên đó là gì?

  • Dị nguyên trong nhà: bụi bặm, lông chó mèo, ẩm mốc,…
  • Dị nguyên ngoài không khí như khói bụi từ phương tiện giao thông, phấn hoa cỏ, phấn hoa lúa,…
  • Dị ứng nghề nghiệp: Nguyên nhân này thường xảy ra với nhóm người làm nghề may mặc, làm bánh hay thợ cắt tóc, bác sĩ thú y,…

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mũi dị ứng như:

  • Yếu tố di truyền: Gia đình có bố, mẹ bị viêm mũi dị ứng thì khả năng con cái của họ cũng có thể mắc bệnh này.
  • Thay đổi thời tiết: Viêm mũi dị ứng thường thấy vào thời điểm giao mùa, độ ẩm cao, mưa nhiều,… Khi đó nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột mà cơ thể không kịp thời điều chỉnh được.
  • Một số người có cơ địa dị ứng với thực phẩm như trứng, tôm, cua, sữa,…
  • Dị ứng mỹ phẩm như chất bôi trơn bao cao su, mùi hương liệu từ xà phòng tắm, sữa tắm. ((Causes Allergic rhinitis, NHS, Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2021.))
Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Triệu chứng lâm sàng

Như đã đề cập ở trên, viêm mũi dị ứng là kết quả của sự giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, prostaglandin,… tại vòm họng và niêm mạc mũi.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng được chia ra thành 2 thể là thể không có chu kì và thể có chu kì.

Trước hết, Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ cùng bạn tìm hiểu về viêm mũi dị ứng thể không có chu kì:

  • Đây là thể hay gặp nhất.
  • Người bệnh có các biểu hiện như sáng dậy ngạt mũi, hắt hơi, sau đó hết dần và có thể tái phát các triệu chứng trên nếu gặp một cơn gió hoặc là gặp lạnh, hít phải bụi bặm.
  • Ở giai đoạn đầu nước mũi màu trắng trong, sau đó thì đặc dần lại và có mủ, chảy theo từng đợt trong ngày.
  • Bệnh nhân hắt hơi liên tục, nhiều lần không dứt. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không tập trung làm việc được.
  • Dưới tác động của các chất trung gian hóa học, bệnh nhân không những hắt hơi liên tục mà còn bị ngạt mũi. Tình trạng ngạt mũi kéo dài khiến người bệnh phải thở bằng miệng, dẫn đến nguy cơ mắc viêm phế quản, viêm họng,…

Thể có chu kỳ: Bệnh thường xuất hiện vào thời kỳ giao mùa, đầu mùa nóng hoặc là đầu mùa lạnh với đặc điểm:

  • Hắt hơi liên tục, nhiều lần không ngừng.
  • Cảm giác cay sống mũi, nước mũi nhiều, đỏ mắt, cay mắt, chảy nước mắt.
  • Đau rát vòm họng.
  • Người bệnh cảm thấy uể oải, không muốn làm gì, sợ tiếp xúc với ánh sáng.
  • Khác với thể không có chu kì, viêm mũi dị ứng thể có chu kỳ xuất hiện nhiều đợt trong ngày, đến tối thì dịu nhẹ dần.
  • Bệnh kéo dài khoảng vài tuần rồi tự động biến mất và sẽ quay trở lại vào thời điểm tương tự của năm sau.
  • Đối với người cao tuổi, do bị viêm mũi dị ứng tái phát quá nhiều lần nên có thể bị phù nề, xuất hiện polyp ở mũi.
Triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh viêm mũi dị ứng
Triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Triệu chứng cận lâm sàng

Ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng, người bệnh cũng có thể làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm mũi dị ứng, đồng thời tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị kịp thời, chính xác.

  • Xét nghiệm da: Được thực hiện vào thời kỳ lui bệnh. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách cho dị nguyên tiếp xúc với vùng da trên cơ thể, sau đó đo kích thước, màu sắc của nốt mẩn đỏ trên da, từ đó đánh giá xem nguyên nhân gây bệnh có phải là do dị nguyên hay không.
  • Test kích thích: Gồm có test nhỏ mũi, test nóng, test lạnh,… được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể như thật nếu có dương tính. Đây là phương pháp được đánh giá là dễ thực hiện và không gây nguy hiểm.
  • Phết tế bào mũi: Khi chất tiết niêm mạc mũi có sự có mặt của Eosinophil.

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Mặc dù viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, không tập trung trong công việc được.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như hen suyễn, viêm xoang, thậm chí là sốc phản vệ.

Đối với bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng kéo dài nhiều năm như người cao tuổi niêm mạc mũi có thể bị thoái hóa dẫn đến phù nề, xương xoăn mũi to lên tạo điều kiện hình thành polyp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Hiện nay, viêm mũi dị ứng có rất nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, điều trị theo dân gian và một số thuốc thay thế. Người bệnh nên đến cơ sở uy tín để được bác sĩ tư vấn và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất với mình.

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi:

  • Người bệnh được chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi có tác dụng làm thuyên giảm tức thì triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,…
  • Hiện nay, corticoid được sử dụng để làm giảm các triệu chứng sưng, viêm mà không gây ra phản ứng tái lại. Chính vì thế, những sản phẩm dạng xịt có chứa corticoid được chỉ định điều trị lâu dài cho bệnh nhân.

Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin dựa trên cơ chế bệnh sinh gây ra viêm mũi dị ứng. Khi được đưa vào trong cơ thể, thuốc ngăn cản histamin kết hợp với receptor đặc hiệu của chúng dẫn đến làm giảm triệu chứng hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi.

Thuốc chống xung huyết (decongestant):

  • Nếu như Corticoid được dùng để làm giảm triệu chứng của bệnh trong thời gian dài thì thuốc chống xung huyết chỉ được chỉ định trong khoảng 3 ngày, việc sử dụng nhiều lần có thể gây ra hiệu ứng tái lại rất nghiêm trọng.
  • Một số thuốc chống xung huyết thường dùng đó là: Phenylephrine (Sudafed PE), Pseudoephedrine (Sudafed), Oxymetazoline (Afrin).

Liệu pháp miễn dịch học:

  • Phương pháp này được bác sĩ chỉ định khi các thuốc điều trị trên không có tác dụng. Thay đổi miễn dịch học được thực hiện bằng cách đưa vào cơ thể một lượng dị nguyên tăng dần với mục đích làm giảm các triệu chứng khi cơ thể tiếp xúc thật với dị nguyên.
  • Đây là phương pháp duy nhất tác động đến gốc rễ gây bệnh viêm mũi dị ứng.

Mẹo dân gian giúp trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian vừa hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Trị viêm mũi dị ứng tức thì bằng tỏi mật ong

Tỏi là “thần dược” có tác dụng kháng khuẩn,  tiêu viêm vô cùng hiệu quả. Khi tỏi kết hợp với mật ong sẽ giúp quá trình đào thải vi khuẩn, bụi bặm cũng như dịch tiết chất nhày ra khỏi cơ thể tốt hơn, từ đó giúp đường thở thông thoáng, các triệu chứng thuyên giảm.

Hướng dẫn cách làm tỏi mật ong trị viêm mũi dị ứng:

  • Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một nhánh tỏi, sau đó bóc sạch và đem giã nhuyễn.
  • Tiếp theo, bạn trộn với mật ong nguyên chất và dùng bông y tế thấm hỗn hợp lên mũi

Trị viêm mũi dị ứng đúng cách bằng cây giao

Theo y học cổ truyền, cây giao có tính mát, vị chua. Mủ của cây giao có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, kháng virus và đào thải dịch tiết chất nhày ra khỏi cơ thể.

Hướng dẫn cách trị viêm mũi dị ứng bằng cây giao:

  • Trước hết bạn cần chuẩn bị cho mình găng tay và kính bảo hộ.
  • Bạn đặt cành cây giao ở gần miệng nước ấm và cắt thành từng khúc nhỏ dài từ 3-4 cm.
  • Tiếp đến đổ nước ngập cây giao và đun khoảng 15-20 phút.
  • Sau đó bạn tự tạo cho mình một cái phễu bằng giấy cứng hoặc tờ lịch và để vào miệng siêu nước cây giao và xông hơi.
  • Nên xông khoảng 20 phút để đạt được hiệu quả cao bạn nhé.

Trong những ngày bị viêm mũi dị ứng, bạn nên lặp lại các bước trên khoảng 2 lần, trong lần thứ 2 bạn chỉ cần đổ thêm nước vào cây giao cũ rồi đun lên là được.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc có tốt không?

Hoa ngũ sắc là thành phần chính trong nhiều loại thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng xịt như Agerhinin, thuốc nhỏ mũi Flanos bởi lẽ, tinh dầu của hoa ngũ sắc có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng tấy, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Hướng dẫn trị viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc:

  • Đầu tiên, bạn lấy 15-20 cây hoa ngũ sắc tươi, mang về loại bỏ phần rễ, chỉ lấy phần thân và hoa.
  • Sau đó đem thân và hoa đi rửa sạch, phơi khô và xay nhuyễn lấy phần nước cốt.
  • Bạn dùng tăm bông chấm nước cốt lên mũi, để nguyên khoảng 10-15 phút và rửa lại bằng nước sạch.

Một lưu ý xíu xíu đó là tinh dầu hoa ngũ sắc gây kích thích dây thần kinh số 5 nên có thể gây ra xót mũi.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc có tốt không?
Chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc có tốt không?

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng

Ngoài biện pháp dùng thuốc điều trị, bạn cũng có thể chủ động phòng tránh viêm mũi dị ứng cho mình với một số thói quen như:

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ: Sử dụng nước muối sinh lí hằng ngày, không đưa nay lên mũi hoặc dụng cụ chọc ngoáy gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Giữ ẩm cổ, họng vào mùa lạnh.
  • Không uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Khi thấy bệnh trở nặng hơn, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là chia sẻ của bài viết về Viêm mũi dị ứng. Hy vọng bạn sớm cải thiện được tình trạng của mình!

Tài liệu tham khảo

Kristeen Moore — Updated on March 7, 2019, Allergic Rhinitis, Healthline, Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2021.

Xem thêm:

Viêm mũi xoang: Không tự khỏi – Dễ biến chứng

1 thoughts on “[Hé lộ] 3+ Mẹo dân gian trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, an toàn tại nhà

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here