Viêm phần phụ là bệnh gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

viem phan phu 1 e1664557123157

nhathuocngocanh.comViêm phần phụ là một bệnh sinh dục thường xảy ra ở nữ giới. Bệnh tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại gây ra mất khả năng sinh sản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về viêm phần phụ trong bài viết dưới đây để có cách phòng ngừa, điều trị thích cho bản thân.

Viêm phần phụ là gì?

Theo giải phẫu học, phần phụ của chị em bao gồm: buồng trứng, vòi trứng (vòi tử cung) và hệ thống dây chằng rộng. Phần phụ ở phái đẹp đảm nhận nhiều chức năng quan trọng:

  • Sản sinh ra trứng (trung bình mỗi tháng 1 trứng) từ sau tuổi dậy thì, tham gia vào quá trình thụ tinh khi giao hợp.
  • Dẫn trứng thụ tinh tới tử cung để làm tổ và phát triển thành phôi.
  • Tiết ra các hormon sinh dục: estrogen và progesteron.
lgi viem phan phu 1
Viêm phần phụ xảy ra khi có thương tổn, nhiễm khuẩn một hoặc một vài bộ phận của phần phụ

Viêm phần phụ xảy ra khi có thương tổn, nhiễm khuẩn một hoặc một vài bộ phận của phần phụ. Khởi điểm ban đầu thường viêm ở vòi trứng sau đó lan ra xung quanh. Bệnh xuất hiện nguyên phát do virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc xuất hiện thứ phát sau các bệnh sinh dục khác như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm tử cung, cổ tử cung… Viêm phần phụ có hai thể là:

  • Viêm phần phụ cấp tính.
  • Viêm phần phụ mãn tính.

Hai thể bệnh đều kèm theo các triệu chứng bất lợi cho sức khỏe.

Triệu chứng của bệnh viêm phần phụ

Tuỳ vào hai thể cấp tính và mãn tính của bệnh mà có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng của viêm phần phụ cấp tính

  • Đau bụng dưới: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh với các cơn đau tuỳ theo mức độ từ âm ỉ tới dữ dội. Mức độ đau nằm trong khả năng chịu đựng của chị em, đồng thời giống với biểu hiện của ngày đầu kinh nguyệt hoặc đau bụng thông thường nên thường bị bỏ qua.
  • Đau hông, mệt mỏi không bao gồm trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Đau khi quan hệ.
  • Sốt cao, có thể lên tới 40 độ. Trong cơn sốt kèm theo ớn lạnh, rùng mình, chóng mặt, buồn nôn.

Triệu chứng của viêm phần phụ mãn tính

  • Dịch tiết âm đạo có mùi tanh hôi, khó chịu; màu sắc dịch tiết khác thường, có thể có mủ.
  • Đi tiểu khó khăn: buốt khi đi tiểu, tiểu rắt, đôi khi có máu.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh kéo dài, kinh nguyệt vón cục, màu đục…

Viêm cấp tính kéo dài không được điều trị hoặc sai phương pháp sẽ chuyển thành dạng mãn tính do đó khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Nguyên nhân gây ra viêm phần phụ

Viêm phần phụ là một dạng bệnh do nhiễm khuẩn hoặc thương tổn phần phụ gây nên. Do đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh phải kể đến là vi khuẩn, virus gây bệnh. Các vi khuẩn gây bệnh thường thấy là vi khuẩn E Coli, vi khuẩn gram (-), lậu, giang mai… Sự lây lan vi khuẩn thường do quan hệ tình dục không an toàn, bừa bãi, không nắm rõ sức khỏe bạn tình.

nguyen viem phan phu 1
Nguyên nhân gây ra viêm phần phụ

Ngoài ra, viêm phần phụ còn do các nguyên nhân:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và thường xuyên: Tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và không tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các bệnh phụ khoa không được điều trị dứt điểm. Một số bệnh có thể gây viêm phần phụ là: viêm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, niệu đạo…
  • Ngồi lâu, ngồi sai tư thế, ít vận động: Chèn ép vào các ống, tuyến của phần phụ trong thời gian dài, gây ra thương tổn.
  • Đẻ hoặc nạo phá thai nhiều lần: Dễ làm cho âm đạo bị tổn thương, kèm theo bệnh viêm phần phụ.
  • Ung thư cổ tử cung: khối u ác tính của bệnh có thể di căn sang khu vực phần phụ, từ đó gây bệnh viêm phần phụ.

Từ các nguyên nhân kể trên, có thể thấy viêm phần phụ hoàn toàn do lối sống không lành mạnh, buông thả gây nên. Hãy thực hiện sống có khoa học để bảo vệ sức khoẻ của mình.

Bệnh viêm phần phụ có nguy hiểm không?

Các chuyên gia y tế chia sẻ rằng viêm phần phụ không ảnh hưởng lớn tới tính mạng người bệnh và hoàn toàn có thể điều trị khỏi được. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà chúng ta coi rằng đây là một bệnh không nguy hiểm. Bởi lẽ, bệnh kéo dài dễ xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng tới thể trạng, sức khoẻ người phụ nữ như:

  • Khả năng mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con) tăng cao. Khi đó, thai thường khó giữ và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người mẹ.
  • Vô sinh: viêm phần phụ làm mất khả năng phóng thích trứng của buồng trứng.
  • Viêm nhiễm các bộ phận khác: viêm phần phụ kéo dài thường kèm theo tổn thương các khu vực lân cận.
  • Hoại tử đường sinh dục.
  • Nhiễm trùng huyết: xuất hiện khi viêm nhiễm ở giai đoạn nặng, gây tổn thương các mạch máu xung quanh.

Do đó, không thể xem nhẹ các triệu chứng ban đầu của bệnh. Khi có các biểu hiện đau bụng dưới âm ỉ, kinh nguyệt không đều, chị em cần đến khám ngay tại cơ sở y tế chuyên môn đề được chẩn đoán điều trị. Đừng ngại ngùng che dấu tình trạng sức khoẻ, sinh lý của mình cho bác sĩ vì nó có thể gây bất lợi cho chẩn đoán và điều trị.

Điều trị bệnh viêm phần phụ

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sẽ khác nhau tùy vào tình trạng, mức độ cũng như biểu hiện triệu chứng của bệnh. Thông thường, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm dịch âm đạo, nước tiểu hay máu để xác định bệnh. Khi đã nắm được nguyên nhân gây bệnh, chuyên gia y tế sẽ có giải pháp thích hợp:

  • Sử dụng kháng sinh, các thuốc tiêu diệt vi khuẩn lậu, giang mai… gây bệnh. Áp dụng khi bệnh xuất hiện do nhiễm khuẩn.
  • Dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân có biểu hiện sốt cao.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm phòng ngừa viêm lan rộng.
  • Thay đổi dung dịch vệ sinh phụ nữ để cân bằng pH và hệ vi sinh âm đạo.

Bốn phương án trên là phương pháp điều trị nội khoa giúp điều trị bệnh viêm phần phụ hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này cần có lưu ý nhất định khi áp dụng. Có nhiều chị em bị dị ứng với một số thuốc, cần thông báo cho bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa dị ứng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng hạn chế sử dụng thuốc Tây, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi.

Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, các biện pháp điều trị nội khoa nói trên không mang lại tác dụng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Phẫu thuật, kỹ thuật xâm lấn như đốt điện, phương pháp áp lạnh và phương pháp đốt laser theo quy trình là những kỹ thuật được chỉ định. Bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện phương pháp điều trị này, tránh gặp phải nhiễm trùng hay biến chứng hậu phẫu thuật

Kết hợp với thực hiện các lời khuyên về sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân sẽ mau chóng đẩy lùi tình trạng viêm phần phụ.

dieu viem phan phu 1
Điều trị bệnh viêm phần phụ

Cách phòng ngừa bệnh viêm phần phụ

Phòng ngừa viêm phần phụ luôn được các chuyên gia đặt lên trên tất cả và là lời khuyên hàng đầu cho phái đẹp. Bởi lẽ phòng bệnh không chỉ ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ mà còn góp phần duy trì cơ thể khỏe mạnh. Một số biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, nhất là vùng kín.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có pH phù hợp, tránh làm mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín. Các chuyên gia chỉ ra rằng dung dịch có pH từ 4 – 6 có mức pH đảm bảo nhất.
  • Hạn chế ngồi lâu.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu bia, khói thuốc.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết (trung bình khoảng 2 lít/ngày).
  • Không mặc quần áo lúc ẩm, nhất là quần chíp.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ.
  • Không dùng xà phòng, các chất tẩy rửa quá mạnh cho vùng kín.

Bài viết trên đây cung cấp thông tin tới bạn đọc về bệnh viêm phần phụ. Hy vọng rằng sau bài viết này, chị em sẽ có phương án phòng ngừa và điều trị sức khỏe thích hợp cho bản thân mình.

Xem thêm:

Những thông tin cần biết về bệnh viêm âm đạo do nấm Candida

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Valinda Riggins Nwadike, Pelvic inflammatory disease, NHS, đăng ngày 06 tháng 08 năm 2018. Truy cập ngày 07 tháng 12 năm 2021.

1 thoughts on “Viêm phần phụ là bệnh gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here