Tiêm bắp là gì? Ưu nhược điểm của tiêm bắp là gì?

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Ưu nhược điểm của tiêm bắp

Nhathuocngocanh.com – Tiêm bắp hiện nay đang được dùng ngày càng phổ biến để đưa thuốc vào cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết lý do các nhân viên y tế lựa chọn đường đưa thuốc này. Thông qua bài viết về “Ưu nhược điểm của tiêm bắpnhà thuốc Ngọc Anh gửi tới bạn dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về đường dùng này.

Ưu nhược điểm của tiêm bắp
Ưu nhược điểm của tiêm bắp

1, Tiêm bắp là gì?

Tiêm bắp là kỹ thuật tiêm sử dụng kim tiêm đâm vào sâu bên trong cơ bắp để đưa thuốc vào cơ thể người bệnh. Tiêm bắp được sử dụng rất phổ biến bởi cách tiêm đơn giản, thuốc qua đường tiêm bắp cũng được hấp thu một cách nhanh chóng vào cơ thể.

Các thuốc hay được sử dụng theo đường tiêm bắp thường là những loại dung dịch đẳng trương nghĩa là nồng độ chất tan trong môi trường và ở bên trong nội bào là tương đương nhau nên khi tiêm vào cơ thể thì thuốc sẽ khuếch tán vào trong tế bào một cách dễ dàng mà không khiến cho tế bào bị phù, co rút hay vỡ.

Các vị trí hay tiêm bắp:

Có 5 vị trí trên cơ thể rất thích hợp để đưa thuốc qua đường tiêm bắp đó là:

  • Cơ delta.
  • Vị trí đùi ngoài.
  • Tại cơ thẳng đùi.
  • Tại mông sau ngoài.
  • Tại mông sau.

Lý do mà các vị trí trên hay được ưu tiên tiêm bắp là bởi vì các vị trí này đều có dây thần kinh và đều được cung cấp máu đều đặn nhưng đặc biệt lại khá xa vị trí của các mạch máu và dây thần kinh nên rất an toàn để tiêm bắp. Bên cạnh đó, do cánh tay và đùi là những bộ phận phải di chuyển và hoạt động rất thường xuyên nên sẽ giúp cho thuốc được hấp thu một cách nhanh chóng.

2, Quy trình tiêm bắp diễn ra như thế nào?

Giai đoạn chuẩn bị

  • Trước khi tiêm bắp hay tiến hành bất kỳ đường đưa thuốc nào trên cơ thể bệnh nhân thì các bác sĩ đều phải giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về lý do, lợi ích, độ an toàn và phải được bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đồng ý thì mới tiến hành tiêm.
  • Do một số bệnh nhân sợ tiêm nên có thể sẽ không bình tĩnh, căng thẳng, cử động quá mạnh khi tiêm thì sẽ có thể gây tiêm lệch vị trí. Vì thế mà nhân viên y tế khi tiêm nên nói chuyện trấn an bệnh nhân và nhân lúc bệnh nhân và tiến hành tiêm nhanh chóng.
  • Dựa vào loại thuốc, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, thói quen của bệnh nhân mà nhân viên y tế sẽ cân nhắc lựa chọn vị trí tiêm phù hợp.
  • Trước khi tiêm cần khám sàng lọc xem bệnh nhân có dị ứng, bị bệnh lý nền nào không, có đủ sức khỏe để tiêm hay không.
  • Kiểm tra thuốc cẩn thận trước khi tiêm để đảm bảo dùng đúng thuốc, thuốc còn nguyên vẹn, đảm bảo chất lượng, hạn sử dụng và nhớ là ho cả bệnh nhân kiểm tra xong rồi mới tiêm.
  • Cho bệnh nhân ngồi thoải mái, lấy tay xác định vị trí tiêm.
ngoccanhblognta 84
Quy trình tiêm bắp diễn ra như thế nào?

Tiến hành tiêm

  • Rửa tay sạch sẽ, lau khô, đeo găng tay cẩn thận.
  • Lấy bông sạch thấm cồn isopropyl 70% làm sạch vùng da chuẩn bị tiêm đã xác định được trước đó rồi để khô.
  • Lấy thuốc cần tiêm bằng một ống tiêm sạch.
  • Tiêm bằng tay thuận và tay còn lại thì giữ da bệnh nhân để không bị lệch khi tiêm.
  • Khi tiêm thì phải giữ tiêm thẳng, vuông góc với vị trí tiêm và chọc mũi kim sâu đến ½ hoặc 2/3 độ dài mũi kim rồi bóp biston đưa thuốc vào cơ thể.
  • Khi rut nhẹ kim tiêm ra mà thấy có máu thì hãy rút kim ra vứt đi rồi lấy bông thấm máu rồi lấy kim mới và xác định vị trí khác để tiêm. Nếu không chảy máu thì tiến hành tiêm thuốc, xong thì rút kim ra, rồi dán urgo vào vị trí vừa tiêm.
  • Khi tiêm xong thì không nên vận động nhiều để thuốc có thời gian ngấm vào cơ thể.
  • Quan sát bệnh nhân trong ít nhất 30 phút xem có bất thường gì hay sốc xảy ra không.

3, Ưu điểm của tiêm bắp

Tiêm bắp được lựa chọn để đưa thuốc vào cơ thê là do một số điểm ưu việt hơn các đường dùng khác như:

Với đường uống: Một số thuốc có thể bị giảm tác dụng hay bị phá hủy bởi niêm mạc đường tiêu hóa mà điểm này khi tiêm bắp lại hoàn toàn khắc phục được.

Với đường tiêm tĩnh mạch (tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch): Kỹ thuật tiêm này khó hơn so với tiêm bắp. Bên cạnh đó, một số thuốc khi dùng đường này có thể gây vỡ hay kích thích tĩnh mạch và đường đưa thuốc vào máu cũng được cho là đường khá mạo hiểm vì thuốc sẽ vào máu và đi khắp cơ thể nên không phải thuốc nào cũng an toàn để tiêm tĩnh mạch.

Đường tiêm dưới da: So với tiêm dưới da thì tiêm bắp sẽ giúp cho thuốc được hấp thu và đạt hiệu quả nhanh hơn. Bởi vì máu được đưa đến mô cơ nhiều hơn là máu ở dưới da nên thuốc sẽ theo máu và được hấp thu trong thời gian ngắn hơn.

4, Nhược điểm của tiêm bắp

Nhược điểm của tiêm bắp gây ra bởi kỹ thuật tiêm, loại thuốc tiêm và những tính chất riêng chỉ có ở tiêm bắp như:

Kim tiêm bị cong, gãy: Do khi tiêm bắp kim tiêm phải vuông góc, mũi kim đi vào da khá sâu nên kim tiêm có thể bị gãy hoặc cong nếu thiếu kinh nghiệm tiêm hoặc do người bệnh không ngồi yên nên khá nguy hiểm.

Kim tiêm đâm vào dây thần kinh khi tiêm mông: Có thể là do kỹ thuật tiêm không đúng, xác định sai vị trí tiêm nên kim có thể đâm vào dây thần kinh hông to.

ngoccanhblognta 81
Nhược điểm của tiêm bắp

Dễ xảy ra tắc mạch: Khi tiêm các thuốc dạng nhũ tương hay dạng dầu nếu mà tiêm quá nhanh thì có thể gây tắc mạch.

Nguy cơ áp xe: Có thể gặp phải với các dạng thuốc khó tan như dạng nhũ tương hay dạng dầu hoặc là do khi tiêm mà quên sát trùng hay không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình tiêm.

Da bị tổn thương, hoại tử: Một số thuốc như caci clorua nếu không biết mà dùng đường tiêm bắp có thể gây hoại tử da.

Sốc phản vệ: Do thuốc được hấp thu nhanh vào cơ thể nên có thể khiến người bệnh bị sốc.

Để khắc phục được những nhược điểm trên thì nhân viên y tế phải được huấn luyện để có kỹ thuật tiêm thành thạo, phải nắm rõ thuốc nào có thể được tiêm bắp, thuốc nào thì không cũng như được huấn luyện kỹ càng về xử trí nếu như có bất kỳ tình huống ngoài ý muốn nào xảy ra.

5, Các trường hợp chống chỉ định tiêm bắp

Không được tiêm bắp với những bệnh nhân đang được chỉ định điều trị bằng các thuốc chống đông máu cũng như các thuốc làm tiêu fibrin.

Những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng sốc phản vệ, bệnh nhân đang có hiện tượng giảm vận chuyển máu đến ngoại vi.

Những loại thuốc gây hoạt tử, có khả năng gây kích ứng mạnh khi tiêm, dung dịch thuốc ưu trương, dung dịch có tính acid mạnh hoặc kiềm mạnh thì không được tiêm bắp.

Không tiêm bắp cho trẻ sơ sinh vì trẻ nên có hệ thống cơ bắp chưa phát triển nên rất khso để xác định vị trí tiêm cũng như làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự hấp thu của thuốc nên sẽ làm gia tăng nguy hiểm cho trẻ.

 

ngoccanhblognta 83
Các trường hợp chống chỉ định tiêm bắp

6, Lưu ý khi tiêm bắp

  • Nhân viên y tế tiến hành tiêm phải có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật tiêm dày dặn và phải tuân thủ đúng mọi yêu cầu, nguyên tắc khi tiêm.
  • Để không gây ra áp xe thì với người lớn không nên tiêm quá 10ml trong 1 lần tiêm.
  • Với các dung môi để tiêm mà không phải là nước thì nên dùng bơm thủy tinh để tiêm hoặc dùng bơm tiêm nhựa thì không được để dung môi trong ống tiêm trong thời gian dài.
  • Cách làm giảm đau khi tiêm bắp là thêm một ít lidocain(0,5-0,8%) hoặc alcol benzylic 3% khi tiêm nhưng nhớ là tuyệt đối không được làm thế khi tiêm tĩnh mạch vì rất nguy hiểm.

Trên đây là một số ưu nhược của việc đưa thuốc qua đường tiêm bắp để bạn đọc có dù là bệnh nhân hay bác sĩ cũng sẽ có những cái nhìn cụ thể hơn khi quyết định áp dụng đường tiêm này.

Tài liệu tham khảo

Intravenous injection: Uses, equipment, sites, and more, MedicalNewToday, truy cập ngày 10/6/2023.

Xem thêm:

Một số cách đưa thuốc theo đường tiêm.

1 thoughts on “Tiêm bắp là gì? Ưu nhược điểm của tiêm bắp là gì?

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here