Trẻ mấy tháng thì ăn dặm? Bé bắt đầu ăn dặm nên cho ăn gì?

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhathuocngocanh.com – Nhiều mẹ luôn phân vân không biết nên cho trẻ mấy tháng ăn dặm, nên cho con mình ăn dặm sớm hay ăn dặm muộn là tốt? Chính vì vậy trong bài viết này, Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bố mẹ giải đáp những câu hỏi liên quan đến vấn đề cho trẻ ăn dặm.

Trẻ mấy tháng có thể cho ăn dặm

Bà mẹ nào nuôi con cũng mong con phát triển toàn diện, lo lắng tìm cách cho con tăng cân đều. Với những trẻ cân nặng ít hoặc cân nặng tăng chậm thì lại càng khiến nhiều bố mẹ sốt ruột hơn. Thường thì các mẹ sẽ tìm hiểu thêm các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để giúp bổ sung các dưỡng chất cho bé. Và ăn dặm là cách được nhiều mẹ nghĩ đến trước tiên. Nhiều bà mẹ thường cho trẻ ăn dặm khi chúng mới 4-5 tháng tuổi. Hoặc có những gia đình sống chung với ông bà nên có thể lựa chọn nuôi con theo kiểu truyền thống từ ngày xưa, khi con mình được 3-4 tháng tuổi thì bắt đầu tập cho con của mình ăn nước cháo loãng. Với độ tuổi này hệ tiêu hoá của con còn khá yếu ớt và chưa phát triển hoàn thiện nên cho ăn dặm sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá của con. Vì vậy những câu hỏi như trẻ 3 tháng ăn dặm được chưa? Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa? Thì câu trả lời là không nên cho con ăn ở độ tuổi này nhé.

Từ 6 tháng trở lên được cho là thời điểm vàng cho trẻ bắt đầu ăn dặm
Từ 6 tháng trở lên được cho là thời điểm vàng cho trẻ bắt đầu ăn dặm

Vậy trẻ mấy tháng ăn dặm được? Theo các chuyên gia khuyến cáo thì trong thời gian 6 tháng đầu đời các mẹ nên nuôi con hoàn toàn từ sữa mẹ. Nên thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Lý do các mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm bởi vì:

  • Gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ do hệ tiêu hoá của con bạn khi này còn non nớt nên có thể sẽ chưa tiêu hoá tốt được thức ăn dặm.
  • Có thể xảy ra tình trạng sặc nghẹn dẫn đến làm viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Thận không đủ khả năng lọc.
  • Nhiều trẻ còn chưa sẵn sàng cho việc nuốt đồ ăn nên sẽ có cảm giác sợ hãi, biếng ăn.
  • Cho ăn quá sớm khiến trẻ chậm lớn do trẻ không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng từ đồ ăn dặm.
  • Nhiều trẻ sẽ giảm uống sữa lại khi bắt đầu ăn dặm nên điều này có thể dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết bé đã tới tuổi có thể ăn dặm

Mặc dù theo khuyến cáo là 6 tháng tuổi trở lên mới cho trẻ ăn dặm nhưng điều này cũng không thể chính xác được hoàn toàn. Bởi cũng có thể có những trẻ phát triển tốt, trẻ đòi ăn dặm sớm hơn. Vì thế các mẹ cũng có thể quan tâm một số đặc điểm sau đây để nhận biết xem trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm chưa nhé. Cụ thể:

  • Mặc dù mới được cho bú cách đó không lâu nhưng trẻ lại tiếp tục đòi bú. Trẻ đòi bú mẹ nhiều hơn mọi khi.
  • Vào ban đêm trẻ thường hay khóc và đòi bú mẹ.
  • Thường hay mút tay.
  • Khi thấy mọi người ăn thì trẻ thường nhìn theo.
  • Bố mẹ mớm đồ ăn thì bé rất hứng thú và ăn rất ngon.
  • Đã có thể tự ngồi được mà không cần đến sự giúp đỡ từ người lớn.
  • Các mẹ thử cho trẻ ăn dặm thì thấy con mình bắt đầu tiếp nhận và nuốt, không có biểu hiện dùng lưỡi để đẩy đồ ăn ra ngoài.
  • Mẹ quan sát thấy con không còn chảy nhiều nước bọt ra ngoài.

Dựa vào các dấu hiệu trên sẽ giúp các mẹ phần nào có thể xác định được khi nào nên cho bé ăn dặm là tốt nhất. Hãy quan sát các biểu hiện của con và bắt đầu tập cho con ăn dặm, ăn dặm đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé.

==>> Xem thêm bài viết: [GIẢI ĐÁP] Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, váng sữa, phô mai

Cho bé ăn dặm đúng thời điểm mang lại lợi ích gì?

Hệ tiêu hoá ở trẻ nhỏ sẽ khác so với người lớn do các protein có vai trò giúp tiêu hoá thức ăn chưa được hoàn thiện. Chẳng hạn như khi mới chào đời thì lượng acid dạ dày và pepsin sẽ được tiết ra chỉ ở mức vừa đủ để giúp cho bé có thể tiêu hoá tốt được sữa mẹ. Sau khoảng 3-4 tháng thì số lượng này mới tăng lên. Cho đến khoảng 6 tháng thì các amylase men tụy mới có thể đủ để hệ tiêu hoá của trẻ có thể tiêu hoá được tinh bột. Để tiêu hoá được chất béo thì trẻ phải tầm 6-9 tháng tuổi mới có có đủ chỉ số enzyme lipase để giúp tiêu hoá. Vì thế nếu như các mẹ cho con ăn dặm sớm tức sẽ gây hại cho dạ dày của con.

Nhưng nếu lựa chọn đúng thời điểm cho trẻ ăn dặm sẽ mang đến những lợi ích sau cho trẻ:

  • Giảm thiểu được nguy cơ trẻ bị thiếu sắt: với các bé được bú mẹ trong 6 tháng đầu đời luôn được đảm bảo không thiếu sắt, nhưng qua thời điểm này thì trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt. Do đó nếu ăn dặm sẽ có thể giúp bổ sung sắt cho trẻ, giảm thiểu được nguy cơ thiếu máu ở trẻ.
  • Giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng thực phẩm: Tính từ thời điểm bé chào đời đến khi được 4- 6 tháng tuổi thì đường tiêu hoá của trẻ vẫn còn chưa hoàn chỉnh, chỉ được gọi là “đường ruột mở”. Tức là toàn bộ các protein mà trẻ tiếp nhận hay tác nhận gây bệnh dễ dàng đi qua không gian giữa các tế bào của ruột non mà đi trực tiếp vào máu. Điều này vừa gây lợi mà cũng có thể là sự có hại đối với trẻ. Lợi do trong sữa mẹ có lượng kháng thể tốt cho hệ miễn dịch của trẻ nên nếu bú mẹ tốt lượng kháng thể này sẽ có thể đi trực tiếp vào máu trẻ. Nhưng nó sẽ có hại nếu như trong thực phẩm có chứa các protein gây dị ứng cho trẻ hoặc các mầm bệnh thì các tác nhân này sẽ xâm nhập dẫn đến trẻ sẽ bị dị ứng và bị bệnh nếu như các mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm sớm.
  • Khi cho con ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp các bé hứng thú với việc ăn uống hơn: khi cơ thể các bé muốn ăn và cần ăn mà mẹ biết được và cho con bắt đầu ăn dặm thì các bé sẽ rất hợp tác với việc ăn và hứng thú khi được cho ăn hơn. Nếu ngay từ khi mẹ cho ăn mà bé đã hợp tác thì về sau việc cho con ăn cũng dễ dàng hơn, theo khảo sát cho thấy nhiều trẻ không bị chán ăn. Do đấy các mẹ đừng quá nôn nóng cho con ăn dặm sớm thì điều này hoàn toàn không thiết thực.
Lợi ích khi mẹ cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Lợi ích khi mẹ cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Các kiểu ăn dặm

Ngoài quan tâm đến trẻ mấy tháng ăn dặm thì nhiều mẹ còn quan tâm đến vấn đề: “phương pháp ăn dặm nào là tốt nhất cho trẻ?” Mỗi bé sẽ có thể trạng và tính cách khác nhau nên phương pháp ăn dặm cho bé này chưa hẳn sẽ phù hợp với bé kia, mỗi trẻ cho phù hợp mỗi kiểu ăn dặm. Ngày nay kinh tế, điều kiện cũng khác xưa nên sẽ có nhiều kiểu ăn dặm nhưng có ba phương pháp ăn dặm sau đây được nhiều mẹ áp dụng cho con:

Ăn dặm kiểu truyền thống

Ăn dặm truyền thống được biết là cách được nhiều bà mẹ lựa chọn áp dụng khi bắt đầu tập ăn dặm cho con. Với phương pháp này các mẹ sẽ nấu chén bột với đủ các thành phần dinh dưỡng (xay bột với các loại thực phẩm khác nhau) theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Rồi mẹ dùng muỗng đút cho trẻ ăn. Sau này khi trẻ mọc răng thì các mẹ có thể nấu cháo cùng với các loại thực phẩm khác được xay nhuyễn nấu cùng cho bé ăn.

Ăn dặm kiểu tự chỉ huy

Ăn dặm kiểu tự chỉ huy hay còn gọi là ăn dặm kiểu Mỹ. Với phương pháp này thì con của bạn sẽ tự lựa chọn loại đồ ăn, khối lượng đồ ăn cũng như cách ăn của mình ngay từ đầu. Bố mẹ sẽ lựa chọn các loại thức ăn, chế biến thành lát mỏng và cho lên khay đựng. Lúc này bé sẽ tự lấy thức ăn và ăn thô như người lớn. Bé sẽ bốc những thứ mà mình thích và tự đưa vào miệng. Ăn dặm kiểu này, bé sẽ tự chủ động quá trình ăn nên sẽ hứng thú hơn và không bị sợ hãi. Nhưng có điều với phương pháp này trẻ có thể chơi đùa vung vãi đồ ăn và không kiểm soát được lượng thức ăn cũng như kiểm soát được chất dinh dưỡng như mong muốn.

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cầu kì và tốn nhiều thời gian nhất. Các mẹ sẽ nấu đồ ăn dặm cho con thành 4 nhóm dinh dưỡng. Đồ ăn sẽ được được vào các chén khác nhau chứ cho chung vào một chén. Với phương pháp này trẻ sẽ được cảm nhận từng loại thức ăn một, hương vị của từng loại được giữ nguyên, trẻ sẽ không cảm thấy bị ngán.

Mỗi phương pháp ăn dặm sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các mẹ có thể kết hợp các phương pháp ăn dặm lại với nhau để làm tăng thêm sự hứng thú của trẻ với đồ ăn và đảm bảo được lượng chất dinh dưỡng cần cho trẻ.

Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì?

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm nên cho ăn những loại đồ ăn sau:

  • Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng cần được cần được cung cấp đủ chất béo, chất đạm, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Vì thế mà thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần lưu ý phải kết hợp đủ các nhóm chất này trong 2 bữa bột chính mỗi ngày.
  • Khi bắt đầu cho ăn dặm mẹ có thể cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột lúa mì hay bột khoai tây, khoai lang,.. pha cùng với sữa để cho các bé quen dần với đồ ăn. Bên cạnh đấy có thêm các loại trái cây như xoài, đu đủ, chuối,… các loại nước ép hoa quả như nước ép cam, nước ép táo, nước ép dưa hấu,…Việc ăn dặm cũng rất tốt nhưng nếu có thể mẹ vẫn nên duy trì cho con bú mẹ thường xuyên vì sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho con.
  • Với những mẹ bị ít sữa thì có thể lưu ý cho con của mình uống thêm sữa công thức. Luôn đảm bảo mỗi ngày con nhận được 500-700ml sữa.
  • Vì hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ kém nên các mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn nhiều đồ tang khi bắt đầu ăn dặm. Nên cho con ăn từ từ làm quen dần với đồ ăn. Cho bé ăn dặm lần đầu tiên trong thực đơn sẽ gồm món bột kết hợp cùng với các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng và sữa. Có nhiều mẹ khi nấu bột cho con thường không cho dầu ăn và mỡ, điều này là thiếu sót quan trọng bởi đây là môi trường tốt để các chất đạm có thể chuyển hoá trong cơ thể.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Các mẹ có thể tham khảo đơn cho trẻ bắt đầu ăn dặm dưới đây:

  • Tuần đầu tiên: 5ml – 10ml cháo trắng hoặc bột ăn dặm đã được pha loãng, mỗi ngày cho trẻ ăn 1 bữa.
  • Tuần thứ hai: 15ml – 25ml bột ăn dặm. Có thể thêm vào bột các loại rau củ như bí đỏ với lượng 5ml, cà rốt với lượng 5ml, khoai tây với lượng 5ml hoặc cà chua với lượng 5ml. Mỗi loại rau củ kết hợp cùng với bột ăn dặm, các mẹ nên cho trẻ dùng từ 3 bữa để con mình có thể nhận diện, làm quen được mùi vị.
  • Tuần thứ ba: ở tuần này các bé có thể đã quen với đồ ăn rồi nên các mẹ có thể tăng nhiều hơn. Cho trẻ ăn 30ml – 40ml bột ăn dặm. Có thể cho thêm vào bột ăn dặm các loại rau củ như rau ngót với lượng 10ml, rau cải bó xôi với lượng 10ml, su hào với lượng 10ml và protein từ các loại thịt, cá hay trứng.
  • Tuần thứ tư: ở tuần này thì mẹ có thể cho con ăn thực đơn giống ở tuần thứ 3.

Cách cho bé ăn dặm đúng cách

Ngoài việc quan tâm đến trẻ mấy tháng ăn dặm thì việc cho con ăn dặm như thế nào cho thích hợp và đúng cách cũng là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Nếu có kiến thức nhất định về việc cho trẻ ăn dặm thì sẽ khiến bố mẹ không còn bỡ ngỡ. Các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để con mình ăn dặm đúng cách:

  • Không cho trẻ ăn bột đặc ngay mà bạn đầu pha bột chỉ đặc hơn sữa một tí. Đợi khi thấy con ăn tốt mới bắt đầu pha đặc từ từ.
  • Không nên cho trẻ thử nhiều loại đồ ăn một ngày vì sẽ khiến con không quen với mùi vị của đồ ăn. Chỉ nên cho trẻ thử một loại đồ ăn.
  • Nếu thay đổi món mới cho trẻ thì nên cho con ăn vào bữa sáng. Bởi nếu như trẻ có không hợp với loại đồ ăn đấy thì tới chiều tối các biểu hiện rối loạn tiêu hoá xảy ra ở trẻ cũng chấm dứt.
  • Khi cho con ăn dặm nên lưu ý cho con ngồi thẳng, cho con ăn từ thìa, không đút liên tục cho con mà cần có thời gian nghỉ giữa càng lần. Nếu thấy con no rồi thì nên ngừng ăn, không nên ép con ăn.
  • Khi bắt đầu cho con ăn dặm các mẹ nên chú ý quan sát xem con có tình trạng bị ói, dị ứng hay đi ngoài hay không. Nếu như không xảy ra các vấn đề trên, phân của trẻ vàng mềm thì điều này có thể thấy rằng trẻ tiêu hoá tốt đồ ăn và hấp thu được đồ ăn dặm.
  • Lưu ý với những trẻ dưới 1 tuổi ăn dặm thì trong đồ ăn của con mẹ không nên thêm bất kỳ gia vị nào.

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn trong thông khí hỗ trợ cho trẻ sơ sinh

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc sẽ có thể giúp mọi người giải đáp được câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm và bé bắt đầu ăn dặm nên cho ăn gì? Nếu như có thông tin nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được giải đáp thêm.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Bởi nhân viên phòng khám Mayo, Weaning: Tips for breast-feeding mothers, nguồn Mayoclinic. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here