Ngày nay, trong hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành đang gồm có Tiêu chuẩn cơ sở và Tiêu chuẩn quốc gia. Trong đó, Tiêu chuẩn quốc gia là bộ tiêu chuẩn mà do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng của các cơ quan thuộc chính phủ tổ chức xây dựng, Bộ khoa học và Công nghệ đã thẩm định và công bố. Vậy còn Tiêu chuẩn cơ sở là gì? Ý nghĩa của việc lập Tiêu chuẩn cơ sở như thế nào? Cần lưu ý gì khi thiết lập Tiêu chuẩn cơ sở? Hãy cùng Nhà Thuốc Ngọc Anh tìm hiểu những thông tin về Tiêu chuẩn cơ sở trong bài viết sau đây.
Cơ sở pháp lý
Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 về việc Hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tải tại đây
Thông tư số 29/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tải tại đây
Các khái niệm liên quan tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở được định nghĩa là tiêu chuẩn về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường do người đứng đầu của các cơ quan nhà nước hoặc người đứng đầu của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan và một số tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó.
Công bố tiêu chuẩn cơ sở là việc cơ sở sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
Vì sao phải cần áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở ?
Căn cứ theo Điều 23, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá đã quy định như sau:
- Người sản xuất, người nhập khẩu phải tự công bố các đặc tính cơ bản, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá, thông tin cảnh báo hoặc một trong các phương tiện gồm: bao bì của sản phẩm, hàng hóa, nhãn của hàng hoá, một số tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá.
- Nội dung của các Tiêu chuẩn được công bố áp dụng phải phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Vì vậy, tiêu chuẩn cơ sở là do doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn và quyết định trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa của mình lưu thông trên thị trường.
Hiện nay, Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam mới chỉ có 2 cấp là Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn cơ sở. Một tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh cần tối thiểu phải có tiêu chuẩn cơ sở nếu như chưa đủ điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ của mình. Chính vì vậy, Tiêu chuẩn cơ sở là căn cứ pháp lý đầu tiên để thực hiện trong sản xuất và kinh doanh.
Hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ
Cơ sở căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng căn cứ trên độ chính các của các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng cùng với tiêu chuẩn cơ sở nhằm xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.
Các phương thức xây dựng cơ sở
Việc xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở có thể dựa trên các phương thức sau:
Chấp nhận các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở;
Sử dụng các kết quả đã được nghiên cứu bởi các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cơ sở mới.
Thường xuyên cập nhật, bổ sung và sửa đổi cho các tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.
Nội dung của các tiêu chuẩn được công bố không được làm trái với các quy định áp dụng bắt buộc do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Quy trình để xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
Tuỳ theo quy mô và từng loại hình sản xuất kinh doanh của từng cơ sở, doanh nghiệp mà trình tự xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở có thể thay đổi, tuy nhiên vẫn bao gồm những bước chính sau:
Bước 1: Lên kế hoạch để xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở
Bước 2: Tiến hành biên soạn bản dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở
Bước 3: Tổ chức thu thập ý kiến cho dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề bàn bạc về dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở
Bước 5: Xử lý, giải quyết ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở
Bước 6: Tiến hành lập hồ sơ cho dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở
Bước 7: Thẩm tra, kiểm tra dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở
Bước 8: Công bố, ban hành Tiêu chuẩn cơ sở
Bước 9: In ấn tập Tiêu chuẩn cơ sở
Công bố tiêu chuẩn cơ sở: hình thức công bố có thể là ghi số hiệu tiêu chuẩn được áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa trên nhãn hoặc bao gói hoặc trong các tài liệu giao dịch có liên quan, giới thiệu sản phẩm và các hình thức thích hợp khác.
Đánh giá và cấp phát giấy xác nhận tiêu chuẩn cơ sở
Đánh giá và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở (hay xác nhận tiêu chuẩn cơ sở) là hoạt động hoàn toàn tự nguyện. Và đây cũng là một hoạt động tách biệt hoàn toàn so với việc công bố tiêu chuẩn cơ sở.
Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ thường hay tư vấn không rõ ràng và đánh đồng hai hoạt động này nhằm thu thêm chi phí của khách hàng.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải cân nhắc tùy thuộc vào nhu cầu, định hướng phát triển và khả năng tài chính của mình để lựa chọn việc có nên chứng nhận Tiêu chuẩn cơ hay không?
Lợi ích khi được chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở
Chứng minh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất phù hợp theo các Tiêu chuẩn cơ sở đã được công bố;
Đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ đấu thầu hoặc chủ đầu tư trước khi đưa sản phẩm vào thi công công trình.
Tạo được niềm tin với đối tác và khách hàng về chất lượng của sản phẩm
Có được giấy chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở góp phần làm tăng giá trị thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp khi được quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Một số lưu ý cần thiết khi thiết lập tiêu chuẩn cơ sở
Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở
Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được trình bày như sau:
- Số hiệu ban hành Tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau kí hiệu TCCS ( viết tắt của Tiêu chuẩn cơ sở).
- Năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau dấu “ : ” phân cách TCCS, số hiệu với năm phát hành.
- Ký hiệu viết tắt của tên cơ sở ban hành Tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách với phần trước bằng dấu “/”
Cụ thể:
TCCS AA: BBBB/CCC
Trong đó:
AA: số hiệu của Tiêu chuẩn cơ sở;
BBBB: năm ban hành Tiêu chuẩn cơ sở;
CCC: chữ viết tắt tên cơ sở ban hành.
Ví dụ: TCCS 07: 2022/CCC là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 07, được công ty có tên viết tắt là CCC và tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng và công bố năm 2022.
Nội dung tiêu chuẩn cơ sở
Nội dung Tiêu chuẩn cơ sở cần có các thành phần dưới đây:
- Mục lục
- Thông tin mở đầu
- Phần cơ bản ( các khái quát, kỹ thuật )
- Các thông tin bổ sung
Tiêu chuẩn cơ sở cần phải được trình bày ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai chính tả, không gây nhầm lẫn, từ ngữ tối nghĩa.
Tiêu chuẩn cơ sở có thể tách rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo mỗi chủ đề khác nhau hoặc đối tượng tiêu chuẩn.
Cần phải đánh số trang đầy đủ cho tất cả các trang của tập Tiêu chuẩn cơ sở và có thể được in thành dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ nội dung.
Tập Tiêu chuẩn cơ sở có thể được đóng tờ bìa hoặc không có tờ bìa.
Một số lưu ý khác
Thứ nhất, cần xác định sản phẩm có thuộc vào nhóm công bố theo TCCS hay không?
Đây là bước quan trọng nhất. Việc xác định đúng nhóm đối tượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng hồ sơ công bố đúng theo quy định. Tuy nhiên bước này cũng là bước khó nhất, vì trên thực tế có rất nhiều sản phẩm mới ra mắt và tương đối khó khăn để xác định sản phẩm đó thuộc nhóm nào, khi mà chưa có văn bản cũng như quy định hay thông tư nào hướng dẫn hoặc phân nhóm cho sản phẩm mới ra mắt này.
Để xác định đúng nhóm sản phẩm thường căn cứ vào các tiêu chí: thành phần của sản phẩm, mục đích của sản phẩm, công dụng, các văn bản luật hướng dẫn, kinh nghiệm của người xây dựng hồ sơ công bố…
Đối với các sản phẩm mới ra mắt hoặc các sản phẩm không nằm trong diện quản lý của cơ quan quản lý nào, thông thường sẽ được công bố theo tiêu chuẩn cơ sở.
Thứ hai, xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm.
Việc xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ thuộc vào các tổ chức hoặc doanh nghiệp chọn nhóm sản phẩm từ bước thứ nhất, sau đó dựa vào các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) cho các nhóm sản phẩm để lên trên chỉ tiêu kiểm nghiệm. Đối với các sản phẩm chưa có TCVN hoặc QCVN thì phần lớn việc lựa chọn các chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ thuộc vào kinh nghiệm của người lập hồ sơ công bố và mong muốn của chủ doanh nghiệp/ người đứng đầu tổ chức.
Việc kiểm nghiệm thiếu đi các chỉ tiêu cần thiết, có thể dẫn đến các rắc rối về sau đối với các cơ quan quản lý.
Mẫu Tiêu chuẩn cơ sở
Tham khảo các mẫu trình bày Tiêu chuẩn cơ sở dưới đây: