Để đảm bảo nhu cầu phòng và điều trị bệnh của người dân, hiện nay các nhà sản xuất đã cho ra mắt nhiều loại thuốc, biệt dược khác nhau. Chính điều này khiến người dân rơi vào tình trạng lúng túng không biết nên lựa chọn sản phẩm nào an toàn, hiệu quả nhất. Để giải đáp thắc mắc này bài viết dưới đây của Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ chia sẻ cho các bạn các tiêu chí lựa chọn thuốc phù hợp.
Sản phẩm là thuốc Generic hay biệt dược gốc?
Thuốc biệt dược gốc (hay còn gọi là thuốc phát minh) là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên thị trường và được bảo hộ bằng sáng chế. Các thuốc này đã có đầy đủ các nghiên cứu, đánh giá về tính an toàn hiệu quả và chất lượng của thuốc.
Thuốc generic là thuốc có thành phần hoạt chất giống thuốc biệt dược gốc và có hiệu quả tác dụng tương tự như thuốc biệt dược gốc. Cả hai thuốc này đều giống nhau về hàm lượng hoạt chất thuốc, cơ chế tác dụng, liều dùng và cách sử dụng. Thuốc generic chỉ được phép bán trên thị trường khi mà và thuốc biệt dược gốc đã hết thời hạn bảo hộ (thông thường khoảng 20 năm). Các thuốc generic cũng phải chứng minh tương đương sinh học và và các tiêu chuẩn chất lượng tương tự so với thuốc biệt dược gốc để được FDA chấp thuận. Về cơ bản thì thuốc generic và thuốc biệt dược gốc đều có tác dụng và tác dụng phụ giống nhau.
Nói về chất lượng có thể khẳng định thuốc biệt dược gốc có chất lượng rất cao. Bởi nó đã phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tác dụng, tính an toàn nghiêm ngặt trong một thời gian dài. Còn thuốc generic khi đăng ký không cần phải trải qua các nghiên cứu chứng minh về độ an toàn và tính hiệu quả trên động vật cũng như trên lâm sàng. Chính vì điều này mà hầu hết các thuốc generic trên thị trường đều có giá giá rẻ hơn so với thuốc biệt dược gốc. Giá của một thuốc generic được ước tính thấp hơn 80 – 85% so với giá của thuốc biệt dược gốc. Theo các bác sĩ, chỉ nên kê thuốc biệt dược gốc cho bệnh nhân ở tuyến cuối khi việc sử dụng thuốc generic không đáp ứng được hiệu quả điều trị. Chi phí cho thuốc biệt dược gốc của quỹ Bảo hiểm y tế Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước khác. Để tiết kiệm chi phí cho bảo hiểm y tế và người dân, ngày 08/09/2017, BHYT đã gửi công văn Số 3968/BHXH-DVT tới Bộ y tế. Nội dung công văn gồm:
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, chi phí cho thuốc tân dược trong các năm 2018, 2019 khoảng 37.000 tỷ, trong đó thuốc biệt dược gốc chiếm khoảng 11.500 tỷ đồng (khoảng 26,5%). Hà Nội và TP.HCM là hai vùng tập trung nhiều bệnh viện tuyến cuối nên tỷ lệ chi trả của BHYT cho thuốc biệt dược gốc cao. Nếu thay thế bằng thuốc generic loại 1 Hà Nội có thể tiết kiệm được 279 tỷ đồng, TP.HCM tiết kiệm được 523 tỷ đồng ((Tham khảo tại: Tác giả PV (2020). Cần có lộ trình giảm sử dụng thuốc biệt dược gốc để tiết kiệm cho quỹ BHYT và người dân, baohiemxahoi.gov.vn. Truy cập ngày 07/01/2022)).
Cũng trong buổi họp về “Chính sách, thanh toán từ BHYT đối với thuốc biệt dược gốc nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn thuốc chất lượng tốt phục vụ khám chữa bệnh và tiết kiệm được khoản chi từ quỹ BHYT và chi phí của người dân” ((Tham khảo tại: Tác giả PV (2020). Cần có lộ trình giảm sử dụng thuốc biệt dược gốc để tiết kiệm cho quỹ BHYT và người dân, baohiemxahoi.gov.vn. Truy cập ngày 07/01/2022)), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quang Thuấn đã nêu rõ được sự tiết kiệm chi phí khi thay thế thuốc biệt dược gốc bằng thuốc generic:
Chính vì vậy, nếu bạn là một người có thu nhập ở mức trung bình và tình trạng bệnh không quá nặng thì việc lựa chọn một thuốc generic sẽ đem lại hiệu quả tương đương và tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc lựa chọn thuốc biệt dược gốc. Khi lựa chọn một thuốc generic điều đầu tiên bạn cần quan tâm là tiêu chuẩn sản xuất của nó. Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn lựa chọn được một thuốc chất lượng tốt dựa vào tiêu chuẩn sản xuất.
===>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Tìm hiểu về thuốc generic
Sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn sản xuất nào?
Tiêu chuẩn sản xuất được xem là yếu tố đầu tiên để đánh giá một thuốc tốt hay không tốt. Việc sản xuất dược phẩm phải được duy trì thực hiện ở tiêu chuẩn cao để đảm bảo về độ ổn định của hoạt chất, độ tinh khiết và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices) chính là hệ thống các tiêu chuẩn sản xuất đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chí trên. GMP bao gồm đầy đủ các khía cạnh của sản xuất, từ nguyên liệu ban đầu, mặt bằng, trang thiết bị, việc đào tạo và vệ sinh cá nhân của nhân viên. Xây dựng các quy trình chi tiết bằng văn bản là điều cần thiết và có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm. Những thay đổi nhỏ của bất kỳ yếu tố nào trong số này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Để đảm bảo về yêu cầu chất lượng trong sản xuất, WHO đã thiết lập các hướng dẫn chi tiết về thực hành sản xuất tốt. Nhiều quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn sản xuất riêng của họ dựa trên WHO-GMP. Một số chứng nhận tiêu chuẩn GMP uy tín, được công nhận trên thế giới hiện nay gồm có:
Tiêu chuẩn EU-GMP
Tiêu chuẩn EU-GMP là tên viết tắt của Good Manufacturing Practices – European Union. Đây là tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất tốt – EU” do Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp. Đây chính là một trong các loại tiêu chuẩn GMP được sử dụng để đánh giá khoa học, kiểm tra và giám sát an toàn các loại thuốc trong EU. Chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU-GMP cho cơ quan sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn này sẽ được cấp bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước tham gia EMA.
Theo thông tư 15/2019/TT-BYT, các thuốc được sản xuất theo dây chuyền đảm bảo tiêu chuẩn EU-GMP, hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn tương đương EU-GMP tại các nước thuộc danh sách SRA sẽ được xếp vào thuốc generic nhóm 1. Ngoài ra, các thuốc được sản xuất tại Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn trên được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tiêu chuẩn tương đương EU- GMP và được cơ quan quản lý SRA cấp lưu hành cũng được xếp vào thuốc generic nhóm 1. Đối với các thuốc được sản xuất tại Việt Nam, được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tiêu chuẩn tương đương EU- GMP được xếp vào thuốc generic nhóm 2.
Có thể nói, tiêu chuẩn EU-GMP là tiêu chuẩn sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo các quy tắc, quy định nghiêm ngặt nhất. Tại Việt Nam, đã có nhiều nhà máy sản xuất dược phẩm đã được chứng nhận có dày chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP như Imexpharm, Pymepharco, Sanofi Việt Nam…
===>>>Bạn đọc có thể xem thêm: EU GMP là gì? Các điều kiện để tham gia EU-GMP
Tiêu chuẩn PIC/s-GMP
PIC/s có tên tiếng Anh là Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme, đây là Hệ thống hợp tác về thanh tra dược phẩm. PIC/s luôn hướng tới mục tiêu hài hòa các quy trình thanh tra việc sản xuất dược phẩm trên toàn thế giới bằng cách phát triển các tiêu chuẩn chung trong lĩnh vực GMP và bằng cách cung cấp cơ hội đào tạo cho Thanh tra viên. Nó cũng nhằm mục đích tạo điều kiện hợp tác và kết nối giữa các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức khu vực và quốc tế, do đó tăng cường sự tin cậy lẫn nhau.
Tiêu chuẩn PIC/S-GMP do Cơ quan quản lý có thẩm quyền của các nước tham gia PIC/s cấp giấy chứng nhận. Ban đầu, PIC/s-GMP được coi là công cụ chính trong phát triển và xúc tiến sự hài hoà giữa các tài liệu hướng dẫn và tiêu chuẩn GMP trên thế giới. Đến năm 1989, sau khi EMA thông qua hướng dẫn EU-GMP của riêng mình thì 2 tiêu chuẩn EU-GMP và PIC/s-GMP đã được phát triển song song.
Theo thông tư 15/2019/TT-BYT, các thuốc được sản xuất theo dây chuyền sản xuất thuốc của các nước là thành viên PIC/s đồng thời cũng là thành viên của tổ chức ICH và được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước này cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn PIC/s-GMP, cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP sẽ được xếp và thuốc generic nhóm 2.
Tiêu chuẩn ICH
Tiêu chuẩn ICH được tạo ra bởi Hội đồng Quốc tế về Hài hòa các yêu cầu kỹ thuật đối với Dược phẩm dùng cho con người (ICH). Tiêu chuẩn ICH được đặt ra nhằm cung cấp các tiêu chuẩn thống nhất về các yêu cầu kỹ thuật đối với dược phẩm dùng cho con người. Chúng được nghiên cứu, phát triển bởi các cơ quan quản lý và ngành dược phẩm. Mục đích của hướng dẫn ICH là đảm bảo các loại thuốc an toàn, hiệu quả và chất lượng cao được phát triển và đăng ký một cách hiệu quả.
===>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] ICH là gì? Tìm hiểu tổ chức ICH
Tiêu chuẩn CGMPs
Đây là các quy định về tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất tốt” hiện hành của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Các yêu cầu của CGMP được thiết lập linh hoạt nhằm cho phép các công ty sử dụng các công nghệ hiện đại và các phương pháp tiếp cận sáng tạo để đạt được chất lượng cao hơn thông qua cải tiến liên tục. Chữ “C” trong CGMP là viết tắt của “current”, yêu cầu các công ty sử dụng công nghệ và hệ thống cập nhật để tuân thủ các quy định ((Tham khảo tại: Tác giả FDA (2021), Facts About the Current Good Manufacturing Practices (CGMPs), fda.gov. Truy cập ngày 04/01/2022)).
GMP và cGMP tương đối giống nhau nên khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai tiêu chuẩn này. Mục tiêu chính của cGMP là đảm bảo rằng các dây chuyền sản xuất dược phẩm sẽ ứng dụng công nghệ mới nhất hiện có. Việc thực hiện đúng các phần mềm, các hệ thống, quy trình cập nhật sẽ giúp việc sản xuất dược phẩm chất lượng hơn. Như vậy sự khác biệt lớn nhất giữa GMP và cGMP ở chỗ, GMP ứng dụng công nghệ mới nhất vào trong sản xuất. Các sản phẩm được sản xuất đạt tiêu chuẩn cGMP có chất lượng tốt hơn so với GMP chất lượng tốt hơn tuy nhiên giá thành cao hơn.
Tiêu chuẩn GMP
GMP là cụm từ viết tắt của Good manufacturing practice có nghĩa là “Thực hành sản xuất tốt”. GMP bao gồm một hệ thống các nguyên tắc để đảm bảo sản phẩm được sản xuất liên tục và đảm bảo chất lượng ở tất cả các khâu. GM bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất từ nguyên liệu đầu vào, cơ sở sản xuất và thiết bị, việc vệ sinh cá nhân và đào tạo của nhân viên. GMP mô tẻ tiêu chuẩn tối thiểu mà một nhà sản xuất dược phẩm phải đảm bảo được trong quá trình sản xuất.
Những thuốc sản xuất theo dây chuyền sản xuất được cơ quan quản lý dược Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP và đã có nghiên cứu tương đương sinh học được công bố bởi cơ quan quản lý dược Việt Nam sẽ được xếp vào thuốc generic nhóm 3.
Tiêu chuẩn WHO-GMP
Năm 1968, văn bản dự thảo đầu tiên của WHO về GMP được thông qua. Năm 1969, khi Đại hội đồng Y tế Thế giới khuyến nghị văn bản đầu tiên của Hệ thống Chứng nhận WHO về chất lượng của các sản phẩm dược phẩm trên thị trường toàn cầu, WHO đã chấp nhận WHO-GMP như một phần không thể thiếu trong sản xuất dược phẩm. Đến năm 1991, một phụ lục bổ sung về các sản phẩm thuốc sinh học đã được Ủy ban chuyên gia về tiêu chuẩn sinh học (ECBS) thông qua. Trong phụ lục này đã đề cập đến cách kiểm soát chất lượng của thuốc sinh học bao gồm các sản phẩm như vắc xin, máu và các sản phẩm máu, kháng nguyên, tế bào và mô, sản phẩm dược phẩm sinh học và những loại khác ((Tham khảo tại: Tác giả WHO, Good manufacturing practices, who.int. Truy cập ngày 04/01/2022)).
Những thuốc được sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam chứng nhận đạt tiêu chuẩn WHO-GMP sẽ được xếp vào thuốc generic nhóm 4 (theo thông tư 15/2019/TT-BYT).
Tiêu chuẩn GACP
Tiêu chuẩn GACP có tên tiếng Anh là Good Agricultural and Collection Practices là tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng của một thuốc dược liệu. Theo tổ chức y tế thế giới, tiêu chuẩn này bao gồm hai nội dung chính: Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP) và Thực hành tốt thu hái dược liệu (GCP). Việc áp dụng tiêu chuẩn GACP đảm bảo thu được nguồn dược liệu tốt, sạch, giúp đưa ra thị trường một thuốc dược liệu sạch.
Với những thuốc được sản xuất từ dược liệu được nuôi trồng, thu hái được Bộ y tế Việt Nam đánh giá đạt tiêu chuẩn GACP được xếp vào thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền nhóm 1 (theo thông tư 15/2019/TT-BYT)
Tiêu chuẩn cơ sở
Là tiêu chuẩn do các nhà sản xuất dược phẩm xây dựng và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong sản xuất dược phẩm theo quy định Dược điển Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan ((Tham khảo tại: Bộ Y tế (2010), Thông tư số 09/2010/TT-BYT ngày 28/04/2010 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc, kcd.vn. Truy cập ngày 04/01/2022)). Những thuốc đạt tiêu chuẩn cơ sở thường có chất lượng không tốt bằng các tiêu chuẩn kể trên, ngoài ra chất lượng này còn phụ thuộc vào uy tín của nhà sản xuất.
Sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu có uy tín không?
Thương hiệu sản xuất là một trong các tiêu chí quan trọng để lựa chọn dược phẩm. Thương hiệu uy tín hay không là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường. trường. Khi lựa chọn một thuốc bạn nên chọn các sản phẩm được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín trên thế giới và trong nước. Một thương hiệu, một nhà sản xuất dược phẩm được đánh giá có uy tín hay không dựa vào các tiêu chí như:
- Năng lực tài chính của công ty. Thông số về năng lực tài chính bao gồm tổng nguồn vốn và tổng doanh thu của công ty đó. Các thông số này sẽ được tổng kết và đánh giá thông qua báo cáo tài chính của công ty đó trong năm gần nhất.
- Uy tín truyền thông của công ty. Tiêu chí này sẽ được đánh giá bằng công cụ mã hóa dữ liệu báo chí Media – Coding.
- Khảo sát các đối tượng liên quan.
Các thương hiệu sản xuất dược phẩm uy tín trên thế giới
Nếu là một người ưa chuộng hàng ngoại nhập bạn có thể lựa chọn thuốc hay thực phẩm chức năng được sản xuất bởi các thương hiệu lớn trên thế giới các công ty đa quốc gia như:
Astra Zeneca: Đây là một công ty công nghệ sinh học và thực phẩm đa quốc gia Anh-Thụy Điển. Công ty được thành lập vào năm 1999 với trụ sở chính được đặt tại Cambridge, Anh. Đây là sự sáp nhập giữa ra tập đoàn Astra AB của Thụy Điển và Tập đoàn Zeneca của Anh.
GlaxoSmithKline (GSK): GSK là công ty sản xuất và phân phối dược phẩm đa quốc gia của Anh. Có trụ sở chính đặt tại Brentford, London và nhiều chi nhánh trên thế giới. GSK được thành lập vào tháng 2000 qua sự sáp nhập của 2 công ty Glaxo Wellcome và SmithKline Beecham. Vào năm 2019, công ty này đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng các hãng dược phẩm uy tín trên thế giới theo danh sách Fortune 500.
Pfizer: Là công ty dược phẩm đa quốc gia của Mỹ, có trụ sở chính được đăng tại New York, trụ sở nghiên cứu ở Groton. Pfizer sản xuất thuốc và vacxin cho nhiều lĩnh vực của y tế kể cả miễn dịch, ung thư, tim mạch, bệnh tiểu đường/nội tiết, và thần kinh… Chính nhờ vào chất lượng lượng của mà các sản phẩm được sản xuất bởi Pfizer có mặt trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Novartis: Novartis là một tập đoàn sản xuất dươc phẩm để đảm bảo chăm sóc sức khỏe toàn cầu có trụ sở tại Thụy Sĩ. Công ty này được thành lập vào năm 1996 thông qua sự hợp nhất của Ciba-Geigy và Sandoz. Năm 2018, Novatis đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng công ty dược phẩm lớn nhất thế giới theo khả năng làm ổn định thuốc dược phẩm, giá cả phải chăng, dễ tiếp cận.
Roche: Là Công ty dược phẩm đa quốc gia của Thụy Sĩ, được thành lập vào năm 1896 tại Basel, Thụy Sĩ.
Johnson & Johnson: Là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ được thành lập đã khá lâu từ năm 1886. Tập đoàn này chuyên nghiên cứu, sản xuất dược phẩm, thiết bị uy tín có chất lượng hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, còn có một số hãng dược phẩm lớn khác trên thế giới như: Amgen, Merck, Sanofi, Takeda…
Các nhà sản xuất dược phẩm uy tín trong nước
Hiện nay, các công ty dược phẩm trong nước cũng không ngừng ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong sản xuất để đưa ra các sản phẩm chất lượng. Một số nhà máy sản xuất dược phẩm uy tín trong nước, được thành lập từ nhiều năm như:
Dược phẩm Hậu Giang: Đây là một hãng dược phẩm uy tín trên thị trường Việt Nam. Được thành lập vào năm 1974 và đã trải qua gần 50 năm nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Vì vậy, công ty này luôn đưa ra thị trường những sản phẩm uy tín chất lượng
Dược phẩm Hà Tây: Công ty này khá lâu đời trong ngành sản xuất dược phẩm của Việt Nam, thành lập từ năm 1965. Với gần 60 năm kinh nghiệm trong sản xuất dược phẩm, các sản phẩm của công ty Dược phẩm Hà Tây luôn được các chuyên gia khuyên dùng.
Traphaco: Có thể nói, Traphaco là thương hiệu nổi tiếng hàng đầu của Việt Nam về chất lượng dược phẩm và các dịch vụ y tế. Công ty này đã được trao tặng các danh hiệu, giải thưởng cao quý như Giải vàng chất lượng Quốc gia, giải thưởng chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương…
Công ty CP Dược Phẩm Trung Ương I (Pharbaco): Tiền thân Viện bào chế trung ương, được thành lập cách đây hơn 70 năm (1951). Tham gia các khâu nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm của công ty đều có các chuyên gia nước ngoài hóa dược, kỹ thuật dược. Do đó, sản phẩm của công ty luôn có chất lượng tốt.
Ngoài ra, còn có một số nhà máy sản xuất dược phẩm tại Việt Nam uy tín khác tại Việt Nam như: Imexpharm, Nam Dược, Sao Thái Dương… Nếu bạn đang là một người ưa chuộng sử dụng dược phẩm của Việt Nam có thể lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín này.
Độ ổn định của sản phẩm trên thị trường
Hầu hết việc điều trị bệnh đều phải kéo dài đủ liệu trình, đủ phác đồ. Nếu một sản phẩm khó tìm kiếm trên thị trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh do việc sử dụng thuốc bị gián đoạn. Do vậy bạn nên lựa chọn cho mình các sản phẩm sẵn có trên thị trường, có thể dễ dàng mua tại các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Một sản phẩm dù tốt đến mấy, chất lượng đến mấy nhưng không sẵn có, hay gặp phải tình trạng hiếm hàng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh.
Các sản phẩm nhập khẩu thường hay gặp phải tình trạng công ty không kịp nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bạn có thể cân nhắc sử dụng một sản phẩm trong nước có cùng hoạt chất, tác dụng. Để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân Việt Nam, việc sản xuất thuốc trong nước đã được mở rộng về quy mô và đã nâng cao vai trò trong thị trường tiêu thụ thuốc. Tính đến năm 2021, Việt Nam có 18 cơ sở đã áp dụng dây chuyền sản xuất thuốc đạt EU-GMP hoặc tương đương: như Stada Việt Nam, Pymepharco, Sanofi, Savipharm, Medochemie, Tenamyd, Nipro Pharma Việt Nam, Phil Inter Pharma, Imexpharm…. và một số cơ sở có dây chuyền đạt PIC/S-GMP như Fresenius Kabi Bidiphar (HSA – Singapore); Korea United (Hàn Quốc). Chính vì vậy, các thuốc được sản xuất tại Việt Nam cũng có chất lượng không thua kém gì các thuốc ngoại nhập. Việc lựa một thuốc được sản xuất tại Việt Nam sẽ hạn chế được các tình trạng khan hiếm hàng trên thị trường.
Độ tiện dụng của sản phẩm (dạng bào chế phù hợp)
Trước khi lựa chọn một thuốc hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe bạn còn phải xem xét về đường dùng, cách sử dụng thuốc có phù hợp hay không.
Thực tế, đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh việc cho bé sử dụng thuốc uống dạng viên là không thể. Lúc này bạn có thể lựa chọn cho trẻ thuốc dạng dung dịch. Tương tự đối với người già, khả năng nuốt cả viên thuốc bị giảm, do vậy không nên lựa chọn viên nang hay viên nén to, khó nuốt mà thay vào đó nên lựa chọn sản phẩm dạng dung dịch hay viên nhỏ.
Đối với các sản phẩm tăng cường sinh lý, hầu hết người dùng đều mong muốn có tác dụng nhanh. Chính vì thế, thay vì sử dụng các sản phẩm đường uống có tác dụng chậm sau 1-2 giờ sử dụng bạn có thể lựa chọn các sản phẩm như tem ngậm sẽ giúp hấp thu hoạt chất qua tĩnh mạch và đem lại tác dụng nhanh chóng…
Đối với các loại thuốc cần phải uống nhiều liều trong ngày, thay vì việc phải thức dậy lúc nửa đêm thì bạn có thể sử dụng một viên thuốc giải phóng kéo dài. Thuốc giải phóng kéo dài sẽ giải phóng dược chất suốt 12 – 24 giờ. Nhờ vào điều này có thể giúp bệnh nhân hạn chế được số lần sử dụng thuốc trong ngày, giúp tuân thủ tốt phác đồ điều trị.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều thuốc được sản xuất với dạng bào chế khác đa dạng phù hợp cho mọi đối tượng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn phù hợp với trường hợp của mình và người thân.
Dưới đây là bảng phân tích ưu, nhược điểm của các dạng bào chế thuốc:
Dạng bào chế | Ưu điểm | Nhược điểm |
Thuốc tiêm truyền |
|
|
Dạng dung dịch, hỗn dịch |
|
|
Dạng viên sủi |
|
|
Dạng thuốc bột |
|
|
Dạng viên nén |
|
|
Dạng viên nang |
|
|
Viên nén giải phóng kéo dài |
|
|
Độ an toàn của sản phẩm
Một sản phẩm an toàn trước hết phải được sản xuất bởi nguyên liệu sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngày nay, người Việt Nam có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược bởi có tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng, bởi nếu sản phẩm được sản xuất bởi các dược liệu bẩn, không rõ nguồn gốc thì còn mang đến cho người bệnh nhiều tai họa hơn gấp nhiều lần.
Đứng trước vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, các chuyên gia. Nên lựa chọn các sản phẩm đã được các chuyên gia, các bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu kỹ mình có thuộc trong đối tượng chống chỉ định của thuốc hay sản phản đó không.
Giá cả của sản phẩm
Tiêu chí lựa chọn thuốc mà không ít người quan tâm là giá cả. Với mỗi loại bệnh sẽ có nhiều loại hoạt chất để điều trị bệnh khác nhau. Với mỗi hoạt chất lại có nhiều biển dược khác nhau và giá cả khác nhau. Một số trường hợp vì không đủ chi phí điều trị nên không tuân thủ đủ liệu trình, phác đồ điều trị. Do đó, bạn nên dựa vào điều kiện kinh tế của mình để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, chất lượng thường sẽ đi liền với giá cả. Hầu hết các sản phẩm chất lượng tốt trên thị trường hiện nay đều có giá thành cao hơn so với các sản phẩm kém chất lượng. Ngoài ra, lựa chọn các sản phẩm trong nước cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Trên đây là những tiêu chí giúp bạn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm dược phẩm phù hợp. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc.