Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc Tiêu Thực
Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng.
Đại cương
Thuốc có công năng tiêu thực hóa tích, điều trị các chứng vị tràng thực trệ được gọi là thuốc tiêu thực. Phần lớn thuốc thuộc nhóm này có vị ngọt tính bình, quy hai kinh tỳ, vị. Công năng chủ yếu là tiêu thực đạo trệ, kích thích tiêu hóa, kiện tỳ ích vị. Các thuốc thường dùng là sơn tra, mạch nha, cốc nha, thần khúc, lai phục tử, kê nội kim. Các bài j thuốc chủ yếu gồm: Bảo hòa hoàn, Sơn fra hóa trệ hoàn.Vị tràng thực trệ thường do chế độ ăn uống không kiêng khem, ăn quá nhiều dẫn tới lạnh, tổn thương tỳ vị, không vận hoá được, biểu hiện đầy hơi, ợ chua, đau dạ dày, buồn nôn và nôn, chán ăn, tiêu chảy…
Thuốc tiêu thực có các tác dụng
Hỗ trợ tiêu hóa
Thuốc tiêu đạo hỗ trợ tiêu hóa thông qua cung cấp một số men tiêu hóa, tạo môi trường thuận lợi, hoạt hoá enzim và bổ sung vitamin. Ví dụ sơn tra, thần khúc có chứa lipase, có lợi cho tiêu hóa chất béo; mạch nha, cốc nha và thần khúc đều chứa amylase thúc đẩy quá trình tiêu hóa carbohydrate; sơn tra chứa nhiều acid hữu cơ như acid maslinic, acid citric… có thể tăng hoạt tính của pepsin và thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein; thần khúc là một chế phẩm lên men, ngoài việc chứa nhiều loại enzym tiêu hóa, nó còn chứa lượng lớn nấm men, vitamin nhóm B… có thể làm tăng sự thèm ăn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa; sơn tra, mạch nha, cốc nha, thần khúc chứa một lượng vitamin phong phú, có thể làm tăng sự thèm ăn và kích thích tiêu hóa. Đồng thời, một số loại thuốc tiêu đạo cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy bài tiết dịch vị và acid dịch vị như kê nội kim, sơn tra và mạch nha.
Tác dụng trên nhu động đường tiêu hóa
Thuốc tiêu đạo có ảnh hưởng khác nhau đối với nhu động đường tiêu hóa. Kê nội kim và sơn tra làm tăng nhu động đường tiêu hóa, tăng nhu động dạ dày, giúp nhanh chóng làm rỗng dạ dày. Lai phục tử làm tăng nhu động của hồi tràng cô lập. Sơn tra ức chế acetylcholin và BaCL2 gây co thắt tá tràng thỏ cô lập, làm tăng nhu động ruột chuột cô lập trạng thái giảm trương lực do atropin. Thuốc tiêu thực làm tăng hoặc giảm nhu động của đường tiêu hóa.
Tóm lại, công năng tiêu thực đạo trệ của thuốc tiêu đạo có liên quan đến tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích bài tiết dịch tiêu hóa và làm tăng hoặc giảm nhu động của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, từ góc độ nghiên cứu hiện đại, thuốc tiêu đạo không chỉ có thể loại bỏ sự tích tụ vật lý của đường tiêu hóa, mà nhiều loại thuốc còn tác dụng hạ lipid máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Ví dụ, sơn tra, lai phục tử đều có tác dụng hạ lipid máu, trong đó, tác dụng của sơn tra khá mạnh.
Một số vị thuốc thường dùng
Sơn tra
Là quả chín đã thái phiến được phơi hay sấy khô của cây sơn tra Malus doumeri Bois. A. Chev. họ Hoa hồng (Rosaceae).. Thành phần chính của sơn tra là flavonoid chủ yếu gồm vitexin, quercetin, quercitin, hyperosid; 3, 4, 5, 7-tetrahydroxy flavon – 7 glucosid và rutosid; acid hữu cơ gồm acid maslinic, acid citric và acid ursolic… Ngoài ra.
còn chứa phosphatid, vitamin c, riboflavin (vitamin B2)… Sơn tra có vị chua, ngọt, tính hơi ấm, quy kinh tỳ, vị, can. Có công năng tiêu thực kiện vị, hành khí tán kết, dùng trong các trường hợp thực trệ vị tràng với các triệu chứng dạ dày căng phồng, đau bụng tiêu chảy, bế kinh ứ huyết, ứ huyết sau sinh, sán thống… Sơn tra có các tác dụng dược lý sau:
Hỗ trợ tiêu hỏa: sơn tra chứa acid hữu cơ, làm tăng tính acid của dịch vị, tàng hoạt độ pepsin, tăng thuỷ phân protein. Sơn tra có vị chua, kích thích niêm mạc dạ dày tiết dịch vị; chứa lipase, thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất béo; có vitamin c và các thành phần khác làm tăng sự thèm ăn. Sơn tra làm tăng hoặc giảm nhu động đường tiêu hóa, ức chế co thắt cơ trơn đường tiêu hóa đồng thời tăng nhu động khi ở trạng thái giảm nhu động.
Giảm lipid máu, chống xơ vữa động mạch:
+ Flavonoid trong sơn tra làm giảm nồng độ TC, LDL-C và ApoB trong huyết thanh ở động vật tăng lipid máu thực nghiệm, làm tăng HDL-C và ApoA, nhưng ít ảnh hưởng đến TG. Tác dụng hạ lipid máu của sơn tra là ức chế sự tổng hợp cholesterol của gan.
+ Flavonoid sơn tra có tác dụng bảo vệ các tế bào nội mô động mạch chủ bò non và các tế bào nội mô tĩnh mạch rốn người (EC) bị tổn thương do oxLDL gây ra in vitro. Flavonoid sơn tra làm giảm sự hình thành LDL-C do quá trình oxy hóa, làm giảm độc tính của oxLDL đối với các tế bào nội mô, trực tiếp làm giảm sự bám dính các tế bào bạch cầu đơn nhân – tế bào nội mô (MC-EC), ngăn chặn oxLDL gây tổn thương tế bào nội mô và tổn thương nội mô do bám dính bạch cầu đơn nhân, vì thế làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch (AS) và ngăn ngừa sự phát sinh phát triển của xơ vữa động mạch.
Tác dụng lên hệ tim mạch:
+ Chống thiếu máu cơ tim cục bộ: sơn tra có tác dụng chống thiếu máu cơ tim cục bộ cấp tính trên thực nghiệm. Flavonoid sơn tra và các hợp chất thủy phân của nó làm tăng lưu lượng tưới máu cho cơ tim thiếu máu cục bộ. Sơn tra làm giảm tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng lưu lượng máu mạch vành. Flavonoid sơn tra cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim động vật thí nghiệm trên hình ảnh điện tâm đồ. Flavonoid sơn ừa làm hẹp diện tích vùng tổn thương trên thỏ nhồi máu cơ tim thực nghiệm.
+ Cường tim: sơn tra làm tăng lực co bóp của cơ tim và làm tăng cung lượng tim. Dịch chiết sơn tra làm tăng khả năng co bóp của cơ tim cóc ỉn vivo và in vitro, hiệu quả kéo dài. Các thành phần hoạt tính được xác định là 3′, 4′, 5, 7-tetrahydroxyflavon-7- glucoside và rutin.
+ Hạ huyết áp: flavonoid, saponin triterpenoid sơn tra dùng đường tiêm tĩnh mạch, tiêm màng bụng và đường uống đều có tác dụng hạ huyết áp ở mức độ khác nhau, cơ chế tác dụng có liên quan đến khả năng giãn mạch máu ngoại biên.
Kháng khuẩn: sơn tra có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Shigella sp., proteus, E. coli, Staphylococcus aureus…
Chống oxy hóa: flavonoid của sơn tra có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm đáng kể hàm lượng MDA trong huyết thanh và gan, tăng hoạt động của các tế bào hồng cầu và superoxid effutase ở gan, tăng cường hoạt tính GSH-Px.
Ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch: làm tăng chức năng miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu; làm tăng đáng kể trọng lượng của tuyến ức và lá lách, tăng lượng lysozyme huyết thanh, tăng hiệu giá kháng thể hemagglutination huyết thanh, tỷ lệ chuyển đổi tế bào lympho T và tỷ lệ tế bào lympho T ngoại biên.
Xem thêm: Thuốc thanh nhiệt là gì? Những tác dụng của thuốc thanh nhiệt
Kê nội kim
Là màng trong đã phơi hay sấy khô của mề con gà Gallus gallus donesticus Brisson, họ Chim trĩ (Phasianidae). Thành phần chính: gastrin, bilin, biliverdin, keratin, vitamin B1, vitamin B2, nicotinic acid, vitamin c, glutamate, glycin, valin w tổng cộng 17 loại acid amin, ngoài ra có lượng nhỏ của pepsin, amylase… tổng lượng acid amin lên tới 80,8%. Kê nội kim có vị ngọt, tính bình, nhập vào 4 kinh tỳ, vị, tiểu tràng, bàng quang. Có công năng kiện vị tiêu thực, sáp tinh chỉ di, dùng trong các trường hợp thực trệ không tiêu dẫn tới nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, cam tích, đái dầm, di tinh, ..
Kê nội kim có các tác dụng:
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: người khỏe mạnh sau 45 đến 60 phút uống 5g bột kê nội kim, biểu hiện tăng tiết dịch vị 30% đến 70% so với đối chứng và trở lạỉ bình thường trong vòng 2 giờ. Độ acid của dịch dạ dày cũng tăng đáng kể. Sau khi dùng thuốc, nhu động của dạ dày tăng, biểu hiện tăng tần suất và thời gian nhu động. Do nhu động dạ dày tăng, tốc độ làm rỗng dạ dày cũng tăng đáng kể. Bản thân kê nội kim chỉ chứa một lượng nhỏ pepsin và amylase. Sau khi uống, làm tăng tiết dịch dạ dày và tăng cường nhu động dạ dày. Sau khi uống thuốc, tác dụng không được tạo ra ngay mà sau khi được tiêu hóa và hấp thu, kê nội kim kích thích thể dịch thần kinh cơ của thành dạ dày hoặc gastrin từ đó thúc đẩy chức năng bài tiết dịch dạ dày.
- Ảnh hưởng đến hệ thống đông máu: cho thỏ dùng kê nội kim trong 8 tuần thì fibrinogen huyết tương giảm, APTT và TT kéo dài, cho thấy rằng kê nội kim có tác dụng tiêu sợi huyết mạch, có thể làm tan huyết khối, thể hiện tác dụng ức chế hệ thống đông máu.
- Cải thiện lưu biến máu, chống xơ vữa động mạch: cho thỏ uống 12,5 mg bột dịch chiết đông khô kê nội kim/ngày thường 8 tuần liên tục, có tác dụng ức chế đông máu, giảm độ nhớt máu toàn phần, độ nhớt huyết tương, cải thiện lưu biến máu, nhưng không có tác dụng hạ lipid rõ ràng.
Một số phương thuốc thường dùng
Bảo hòa hoàn
Phương thuốc có xuất xứ từ “Đan khê tâm pháp” gồm sơn ứa 180g, lục thần khúc 60g, bán hạ chế 90, phục linh 90g, trần bì 30g, lai phục từ 30g, liên kiều 30g. Có công
năng tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, dùng trong các trường hợp thực trệ vị tràng dẫn tới thực tích đình trệ, đầy trướng bụng, ợ chua, ngoài ra phương thuốc có tác dụng kiện tỳ, lý khí, có thể tăng cường tác dụng tiêu thực. Bảo hoà hoàn có các tác dụng dược lý sau:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Bảo hòa hoàn làm tăng hoạt tính pepsin, tăng bài tiết dịch tụy, tăng bài tiết trypsin trên lâm sàng thể hiện tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rõ rệt.
- Điều hòa nhu động đường tiêu hóa: Bảo hòa hoàn thúc đẩy làm rỗng dạ dày ở chuột và thỏ; đối kháng acetylcholin, BaCL2, histamin và epinephrine gây co thắt hồi tràng, ruột ở thỏ và chuột, có tác dụng giảm đau và chống co thắt tốt.
- Chống loét: Bảo hòa hoàn làm giảm tiết acid dịch vị, xúc tiến sửa chữa niêm mạc bị tổn thương trong các trường hợp viêm loét dạ dày thực nghiệm.
- Bảo hòa hoàn còn có tác dụng chống thiếu máu cục bộ cơ tim và hạ đường huyết. Trên lâm sàng được dùng để giảm lipid máu, có thể làm giảm hàm lượng TC, TG, LDL- c ở bệnh nhân mỡ máu cao.
- Tóm lại, công năng tiêu thực, đạo trệ, hòa vị của phương thuốc có liên quan đến tác dụng dược lý chủ yếu trên hệ tiêu hóa như hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa nhu động đường tiêu hóa và chống loét
Xem thêm: Thuốc cố sáp là gì? Công dụng và một số vị thuốc thường dùng