Với quan điểm “Nam Dược Trị Nam Nhân”, Đại Danh Y Tuệ Tĩnh đã tạo lên tác phẩm “Tuệ Tĩnh toàn tập – Nam Dược Thần Hiệu” với mục đích ghi chép lại việc sử dụng thuốc Nam trong điều trị cho người dân nước Nam. Có thể nói, đây là một cuốn sách quý hiếm đã được lưu truyền đến ngày nay. Cho đến nay, các bài thuốc, vị thuốc nam trong cuốn sách này vẫn được khá đông đảo người áp dụng trong việc trị bệnh.
Giới thiệu về Đại Danh Y Tuệ Tĩnh
Đại Danh Y Tuệ Tĩnh tên đầy đủ là Nguyễn Bá Tĩnh, khi đi tu ngài lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh (tên gọi khác là Huệ Tĩnh). Ông sống ở dưới triều Trần Dụ Tông, xuất thân từ một gia đình bần nông tại tỉnh Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên trước đây).
Lên 6 tuổi ông bị mất cả cha và mẹ, được nhà sư chùa Hải Triều nhận về nuôi. Đến năm 10 tuổi, ông được nhà sư chùa Giao Thuỷ ở Sơn Nam (Nam Định) nhận nuôi. Tại đây, ông được gọi là Huệ Tĩnh và được học văn, học bốc thuốc.
Năm 22 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh đi tu lấy hiệu là Tuệ Tĩnh. Năm 30 tuổi ông trở về làm trụ trì tại chùa Yên Trang và huấn luyện chi tăng ni để chữa bệnh cứu người.
Năm 55 tuổi, ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc và được nhà Minh giữ lại làm việc tại Viên Thái Y rồi qua đời tại đó.
Sự nghiệp của Tuệ Tĩnh
Trong Phật học, Tuệ Tĩnh đã giải nghĩa sách Thiền tông khóa hư lục của vua Trần Thái Tông soạn sang chữ nôm.
Trong Y học, ông đã soạn các sách Dược tính chỉ nam và Thập tam phương gia giảm. Tuy nhiên phần nguyên tác của ông không còn trọn vẹn do binh hoả, các tác phẩm còn lại đến ngày sau đều là do người đời sau biên tập lại. Một số tác phẩm của Tuệ Tĩnh hiện được biên soạn lại gồm có:
- Bộ Nam dược thần hiệu, do Hòa thượng Bản Lai ở chùa Hồng Phúc ở Trung Đô biên tập lại và bổ sung.
- Nam dược chính bản, do triều Lê Dụ Tông đổi tên là Hồng Nghĩa giác tư y thư và in lại nãm 1717.
- Thập tam phương gia giảm, phụ Bổ âm đan và Dược tính phú (242 vị), đời sau diễn dịch ra ca nôm sau đó in trong cuốn Hồng Nghĩa giác tư y thư quyển hạ.
- Một bài Nhân thân phú đề cập đến các vấn đề cơ bản người tương ứng với thiên nhiên, cơ năng sinh lý, tạng phủ khí huyết và đường hướng dưỡng sinh.
Đại Danh Y Tuệ Tĩnh là người đầu tiên xây dựng nên nền móng y học của đát nước ta theo phương châm “Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt”. Nhờ có ông mà phong trào trồng cây thuốc trong gia đình, vườn đền chùa để tích trữ có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời đã được phát triển. Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhiều nơi đã lập đền thờ Đại Danh Y Tuệ Tĩnh.
Nội dung cuốn sách Tuệ Tĩnh Toàn Tập
Trong cuốn sách Tuệ Tĩnh Toàn Tập ghi chép lại 2 tác phẩm quý giá của Đại Danh Y Tuệ Tĩnh là Nam Dược Thần Hiệu và Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư. Một tác phẩm nói về lý luận, một tác phẩm bàn về thực tiễn. Nam Dược Thần Hiệu được xuất bản năm 1961 còn Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư xuất bản năm 1978.
Nam Dược Thần Hiệu
Cuốn sách này bao gồm nội dung của hơn 500 vị thuốc nam, bao gồm tên gọi, tính vị, quy kinh, công dụng. Tuy nhiên tho các vị tiên hiền tên các vị thuốc này còn có nhiều chỗ lẫn lộn tên này sang tên khác. Không dám xác nhận rằng các vị thuốc trong cuốn sách này đã đủ và đúng tuy nhiên nó đã được sử dụng từ lâu trong việc chữa bệnh nên các tác giả biên tập lại cuốn sách của Tuệ Tĩnh cũng không dám sửa chữa, miễn những nội dung trong cuốn sách có thể mách bảo cho người là được.
Trong cuốn Tuệ Tĩnh toàn tập còn ghi chép lại các cách xét bệnh, tìm nguyên nhân gây bệnh và các phương thuốc chữa bệnh. Cách xét bệnh lấy Nội kinh làm cương chỉ, việc kê thuốc chữa bệnh lấy bán thảo cương mục là chính tông. Các bài thuốc được Tuệ Tĩnh tích luỹ còn dựa vào kinh nghiệm của các y gia trong nước, các phương pháp chữa bệnh gia truyền xa gần, các bí truyền xưa nay. Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh, các xét bệnh, ông đã chia thành 10 khoa chữa bệnh khác nhau.
Trong sách có chép lại “kinh trị” và “truyền trị”:
- Kinh trị là những bài thuốc góp nhặt các phương đã kinh nghiệm
- Truyền trị là thu thập các bài thuốc dân gian truyền miệng.
Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư
Có thể nói Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư là một trong những cuốn sách về thuốc cổ nhất của ta. Nội dung trong cuốn sách là những lý luận tinh tuý, sâu sắc, linh hoạt sáng tạo theo khuân mẫu “Thương hàn” và “Kim Quỹ’ của Trương Trọng cảnh. Trong sách này đề ra 37 phương thuốc chữa hàn và 13 phương thuốc chữa tạp bệnh.
Văn từ trong cuốn sách này đều là các văn từ cổ. Do đó, bên dưới mỗi tập dịch các nhà biên soạn đều có thêm phần chú thích. Các từ ngữ chuyên môn, bệnh chứng, bệnh danh, mạch tượng đề được giải thích một cách tỉ mỉ trong phần này.
Với những bài thuốc có nguồn gốc cổ phương đều được ghi rõ xuất xứ và được so sánh các vị thuốc cùng liều lượng của nó.
Nhìn chung, Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư là sách côr do đó còn gặp nhiều khó khăn về văn từ trong quá trình biên soạn lại.
Bố cục sách Tuệ Tĩnh toàn tập
496 trang sách Tuệ Tĩnh toàn tập được chia thành các phần như sau:
- LỜI NÓI ĐẦU
- TIỂU SỬ CỦA TUỆ TĨNH
- NAM DƯỢC THẦN HIỆU
- PHÀM LỆ
- QUYỂN ĐẦU: TÊN GỌI, VỊ KHÍ VÀ CHỦ TRỊ CỦA CÁC VỊ THUỐC NAM
- QUYỂN 1: CÁC BỆNH TRÚNG
- QUYỂN 2: CÁC BỆNH VỀ KHÍ
- QUYỂN 3: CÁC BỆNH XUẤT HUYẾT
- QUYỂN 4: CÁC BỆNH CÓ ĐAU
- QUYỂN 5: CÁC BỆNH KHÔNG ĐAU
- QUYỂN 6: CÁC BÊNH CHÍN KHIẾU
- QUYỂN 7: CÁC BỆNH NỘI NHÂN
- QUYỂN 8: CÁC BỆNH PHỤ KHOA
- QUYỂN 9: CÁC BỆNH NHI KHOA
- QUYỂN 10: CÁC BỆNH NGOẠI KHOA
- PHỤ LỤC
- HỒNG NGHĨA GIÁC TƯ Y THƯ
- NAM DƯỢC QUỐC NGỮ PHÚ
- DƯỢC VẬT TÓM TẮT
- THẬP TAM PHƯƠNG GIA CẢM
- BA MƯƠI BẢY PHƯƠNG CHỮA THƯƠNG HÀN
Download Tuệ Tĩnh toàn tập Miễn Phí
Để tải miễn phí sách Tuệ Tĩnh toàn tập hãy click TẠI ĐÂY