Tải PDF Sách Giáo trình dinh dưỡng tại đây
Giới thiệu về Sách Giáo trình dinh dưỡng
“Giáo trình Dinh dưỡng” được biên soạn bởi tập thể giáo viên bộ môn Y tế cộng đồng và chủ biên bởi ThS Đồng Ngọc Đức, nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy chính thức cho ngành Điều dưỡng. Cuốn sách được thiết kế bám sát mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục, đồng thời cập nhật những thông tin và kiến thức mới nhất về lĩnh vực dinh dưỡng. Ngoài ra, giáo trình còn chú trọng đến việc đổi mới phương pháp biên soạn, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh áp dụng các phương pháp dạy – học hiệu quả.
Mỗi bài học trong giáo trình được chia thành ba phần rõ ràng: mục tiêu học tập, các nội dung chính và phần tự lượng giá kèm đáp án, giúp người học dễ dàng tiếp cận và tự đánh giá kiến thức đã tiếp thu. Đây là tài liệu quan trọng cho quá trình học tập và giảng dạy trong các trường trung học chuyên nghiệp.
Bài 1: Các chất dinh dưỡng
Nội dung phần này đề cập đến vai trò dinh dưỡng của protein, lipid,glucid và các chất khoáng.
Đồng thời, phần nội dung này cũng bàn luận về vai trò và nguồn gốc của một số vitamin quen thuộc như vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B, vitamin PP, vitamin C.
Bài 2: Nhu cầu dinh dưỡng
Các phần nội dung chính trong bài này bao gồm:
- Nhu cầu năng lượng của cơ thể con người.
- Kiến thức về nhu cầu chất dinh dưỡng bao gồm các chất sinh năng lượng (protein, lipid, glucid) và các chất không sinh năng lượng (vitamin A, D, B1, B2, PP, C và các chất khoáng).
- Khái niệm về tính cân đối trong khẩu phần dinh dưỡng.
- Áp dụng các tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thực tế.
Bài 3: Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thức ăn
Nội dung phần này cung cấp kiến thức về thịt, cá, trứng sữa, ngũ cốc, rau, quả, cụ thể như sau:
- Thịt: Thông tin về thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng, đặc điểm vệ sinh.
- Cá: Thông tin bao gồm thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng, đặc điểm vệ sinh.
- Trứng và sữa: Thông tin về đặc điểm vệ sinh vàvàias trị dinh dưỡng.
- Ngũ cốc và khoai củ: Thông tin về giá trị dinh dưỡng và nhược điểm của khẩu phần ăn nhiều gạo hoặc ngô.
- Đậu đỗ và hạt có dầu: Giá trị dinh dưỡng và nguy cơ nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
- Rau quả: Cung cấp thông tin về vai trò và thành phần dinh dưỡng.
Bài 4: Xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh
Nội dung chính của bài 4 có thể chia thành các phần sau:
- 3 nguyên tắc áp dụng khi xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh.
- Các bước xây dựng khẩu phần, bao gồm: xác định đối tượng, tính nhu cầu năng lượng, chọn các thực phẩm để xây dựng khẩu phần.
- Các chế độ ăn thường được dùng trong bệnh viện.
- Nguyên tắc xây dựng khẩu phần cho một số bệnh cụ thể.
Bài 5: Ngộ độc thức ăn
Nội dung của “Giáo trình dinh dưỡng” trong phần này trình bày về định nghĩa ngộ độc thức ăn và phân loại ngộ độc thức ăn do vi khuẩn (Salmonella, tụ cầu, C. botulinum) hoặc không do vi khuẩn (do dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật/ thuốc trừ sâu, aflatoxin, chất độc trong thành phần thức ăn).
Bài 6: Thiếu máu dinh dưỡng
Các thông tin về thiếu máu dinh dưỡng được trình bày trong phần nội dung này là: ảnh hưởng của thiếu máu dinh dưỡng đến sức khỏe cộng đồng, nhóm đối tượng có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng này. Nội dung cũng đề cập đến các triệu chứng, cách phòng và điều trị thiếu máu dinh dưỡng.
Bài 7: Thiếu iod và bướu cổ
Các phần nội dung chính được phân tích trong bài 7 của “Giáo trình dinh dưỡng” là:
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu iod.
- Những ảnh hưởng và rối loạn xảy ra khi thiếu iod.
- Mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu iod và biện pháp phòng ngừa.
Bài 8: Thực hành cách lựa chọn một số thực phẩm tại cộng đồng
Nội dung bài cuối cùng này cung cấp kiến thức để nhận định và lựa chọn các loại thực phẩm quen thuộc bao gồm: cá, tôm, các loại nhuyễn thể (trai, sò, ốc, hến), trứng, thịt, sữa và sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và các sản phẩm liên quan.
Cuối mỗi phần bài học của Giáo trình dinh dưỡng đều có thêm phần câu hỏi liên quan đến kiến thức của bài và đáp án tham khảo để người đọc dễ dàng tự kiểm tra và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.