Talc
Tên gọi của bột talc tại một số quốc gia
- Anh: Talc tinh khiết
- Nhật Bản: Talc
- Châu Âu: Talc
- Mỹ: Talc
Các tên thương mại
Ngoài các tên chung tại các quốc gia, talc còn được gọi theo các tên thương mai như: altalc, E553b, hydrous magnesium calcium silicate, hydrous magnesium silicate, Imperial, Luzenac Pharma, magnesium hydrogen metasilicate, Magsil Osmanthus, Magsil Star, powdered talc, purified French chalk, Purtalc, soapstone, steatite, Superiore và talcum.
Tên hóa học
Talc
Công thức và khối lượng phân tử
Talc có bản chất là Magie silicate tinh khiết, đã được hydrate hóa, có công thức là Mg6(Si2O5)4(OH)4. Trong Talc có thể chứa đựng một lượng nhỏ sắt hoặc nhôm silicate.
Cảm quan
Talc là bột kết tinh, mịn, trắng đến trắng xám, không mùi, nhờn. Nó dễ dàng kết dính trên da và mềm khi chạm và không có sạn.
Các tính chất đặc biệt
Độ acid/ kiềm: pH từ 7- 10 với hệ phân tán trong nước 20% (kl/tt)
Độ cứng (mobs): 1.0- 1.5
Độ ẩm: Talc hấp thu một lượng ẩm không đáng kể tại nhiệt độ 25ᵒC và tại độ ẩm tương đối của môi trường có thể lên đến 90%.
Phổ hồng ngoại: như hình dưới
Phân bố kích thước tiểu phân: thay đổi phụ thuộc theo nguồn và loại nguyên liệu. Hai mức độ cụ thể là >= 99% có kích thước lớn hơn 74 µm (rây #200 mesh) hoặc >= 99% có kích thước lớn hơn 44 µm (rây #325 mesh)
Chỉ số khúc xạ: nD20= 1.54- 1.59
Độ tan: thực tế ít tan trong các dung dịch acid hoặc base, các dung môi hữu cơ và nước.
Trọng lượng riêng: 2.7–2.8
Diện tích bề mặt: 2.41–2.42 m2 /g
Điều kiện bảo quản và độ ổn đinh:
Talc là nguyên liệu ổn đinh, bền và có thể được tiệt khuổn bằng nhiệt khô tại 160ᵒC trong ít nhất 1 giờ. Nó cũng có thể được tiệt khuẩn bằng ethylene oxide hoặc chiết bức xạ gamma.
Talc nên được bảo quản trong các bình được đóng kín trong môi trường lạnh và khô
Phạm vi ứng dụng
Chất chống đống bánh; tá dược điều hòa sự chảy; tá dược độn cho viên nén và viên nang; tá dược chống dính, giảm ma sát cho viên nén viên nang.
Các ứng dụng trong kỹ thuật và xây dựng công thức bào chế
Talc là chất được sử dụng rộng rãi trong các dạng bào chế thuốc rắn đường uống như tá dược độn và chất điều hòa sự chảy. Talc cũng có vai trò làm chậm giải phóng, do đó nó cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc phát triển các thuốc kiểm soát giải phóng. Talc cũng được sử dụng như tá dược điều hòa sự chảy trong các công thức viên nén, giúp đảm bảo độ đồng đều khối lượng và hàm lượng cho
chế phẩm. Talc cũng được sử dụng trong các bột để bao các Pellet kiểm soát giải phóng và cũng như là một chất hấp phụ để hút ẩm cho cho các thành phần khác giúp khối bột được tơi xốp.
Trong pha chế các công thức đặc biệt, Talc được sử dụng như một bột bụi, mặc dù nó không nên được sử dụng để miết quét găng tay phẫu thuật. Talc là một nguyên liệu tự nhiên, cho nên nó có thể chứa đựng các vi sinh vật và nên được tiệt khuẩn khi sử dụng cho các bốt bụi.
Ngoài ra, talc được ứng dụng để làm trong chất lỏng và có trong thành phần của thức ăn cũng như mỹ phẩm với vai trò chủ yếu cho tính chất chống dính của nó.
Bảng dưới đây là các ứng dụng và nông độ sử dụng của Talc:
Sử dụng | Nồng độ (%) |
Bột bụi | 90.0–99.0 |
Điều hòa sự chảy và chống dính | 1.0–10.0 |
Tá dược độn cho viên nén và nang | 5.0–30.0 |
Tham khảo thêm: Tá dược trơn là gì? Vai trò, một số loại tá dược trơn hay dùng
Các tiêu chuẩn dược điển
Tiêu chuẩn | Dược điển Nhật XV | Dược điển châu Âu 6.3 | Dược điển Mỹ 32 |
Định tính | + | + | + |
Các tính chất | + | + | + |
Độ tan trong acid loãng | =< 2% | – | =< 2% |
Chỉ số acid hoặc base | – | + | + |
Sản xuất | – | + | – |
pH | – | – | – |
Độ tan trong nước | – | =< 0.2% | =< 0.1% |
Nhôm | – | =< 2% | =< 2% |
Calci | – | =< 0.9% | =< 0.9% |
Sắt | – | =< 0.25% | =< 0.25% |
Chì | – | =< 10 ppm | =< 0.001% |
Magie | – | 17.0–19.5% | 17.0–19.5% |
Mất khối lượng khi đốt | =< 5% | =< 7% | =< 7% |
Nhiếm vi sinh vật | – | + | =< 500 cfu/g |
Vi khuẩn hiếu khí | – | =< 102 cfu/g | 102 cfu/g(a)
103 cfu/g(a) |
Vi nấm | – | =< 102 cfu/g | 50 cfu/g(a)
102 cfu/g(b) |
Arsen | =< 4 ppm | – | =< 3 ppm |
Kim loại nặng | – | – | =< 0.004% |
Sắt tan trong nước | + | – | – |
Vắng mặt của amiang | – | – | + |
a.Dự định cho các sử dụng tại chỗ
b.Dự định cho các sử dụng đường uống
Tính tương hợp
Talc không tương hợp với các hợp chất của muối amoni bậc 4.
Phương pháp sản xuất
Talc là một muối hydropoly silicate tự nhiên được tìm thấy tại nhiều nơi trên trái đất như Úc, Trung Quốc, Ý, Ấn Độ, Pháp và Mỹ.
Độ tính khiết của Talc thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của nó từ các quốc gia khác nhau. Ví dụ, ở Ý,tạp phổ biến là calcium silicate; ở Ấn Độ, là nhôm và sắt oxid; ở pháp, tạp chất là nhôm oxid; ở Mỹ là calcium carbonate, sắt oxid hoặc nhôm oxid.
Talc tự nhiên được khai thác và được nghiền thành bột trước khi được đưa vào quá trình tuyển nổi để loạn bỏ các tạp chất đa dạng như tremolite, carbon, dolomite, sắt oxide, các muối của carbonate và magie. Sau quá trình này, bột Talc được nghiền thành bột mịn, được xử lý với dung dịch HCl loãng, được rửa với nước và sau đó được làm khô. Các giai đoạn xử lý này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tính chất vật lý của Talc.
Độ an toàn
Talc được sử dụng chính trong các thức viên nén và viên nang. Nó không được hấp thu toàn thân sau khi sử dụng đường uống và cho nên nó được coi là nguyên liệu an toàn. Tuy nhiên, sự lạm dụng của talc cho các sản phẩm dùng đường trong mũi và đường tĩnh mạch có thể là nguyên nhân gây ra các bụi hạt trong các mô của cơ thể, đặc biệt là phổi. Sự nhiễm của các vết thương và các hốc cơ thể với Talc cũng có thể là nguyên nhân gây ra các u hạt. Do đó, nó không nên được sử dụng để trà xát các găng tay phẫu thuật. Việc hít bột Talc cũng gây ra các kích ứng và có thể gây ra các sự cố đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Mặc dù talc được nghiên cứu rộng khắp cho khả năng gây ung thư, và nó được khuyến cáo rằng talc làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ, các bằng chứng này cũng chưa được khẳng đinh. Tuy nhiên, Talc bị nhiễm với amiang vừa được chúng minh là các chất gây ung thư trên người và bột talc được sử dụng trong dược phẩm nên hoàn toàn không chứa tạp này.
Các ảnh hưởng độc tính lâu dài của Talc khi bị nhiễm với số lượng lớn của hexaclorophen có thể dẫn đến độc thần kinh nghiêm trọng không hồi phục ở trẻ sơ sinh.
Các biện pháp phòng tránh
Tuân theo các hướng dẫn thích hợp, tương ứng với từng trường hợp cụ thể và số lượng nguyên liệu sử dụng. Talc có thể gây kích ứng khi hít và tiếp xúc rộng và tiếp xúc kéo dài có thể gây ra bệnh bui phổi trên người.
Giới hạn phơi nhiễm, tại nơi làm việc của talc là 1 mg/m3 . Với các bụi có khả năng vào đường hô hấp trong thời gian kéo dài, găng tay, đồ bảo hộ mắt, mặt lạ phòng độc nên được sử dụng.
Các nghiên cứu sử dụng talc trong dược phẩm.
Tên nghiên cứu: ảnh hưởng của bột Talc và eudragit RS 30D trên giải phóng verapamil hydroclorid từ các hạt được bao với cốt thuốc nhiều lớp.
Tác giả: Yasser El-Malah 1, Sami Nazzal
Mục đích: mục tiêu của nghiên cứu này để xác định ảnh hưởng của eudragit RS 30D, Talc, và verapamil hydroclorid trên các tính chất về cơ học và hòa tan của các hạt được bao với cốt thuốc nhiêu lớp.
Thiết kế thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện với sự trợ giúp của một thiết kế giai thừa ba cấp độ sử dụng phần trăm thuốc giải phóng trong một và 2 giờ, T ½, độ cứng, độ giòn và độ dẻo giai khi bị tác động. Các hạt được bao trong thiết bị tầng sôi. Cấu trúc không gian bề mặt và các tính chất cơ học được đo lường qua cấu tạo bề mặt và phân tích kết cấu.
Kết quả: không có vết nứt, lỗ hổng nào được quan sát thấy trên bề mặt. Các tính chất cơ học của hạt phụ thuộc vào tỉ lệ talc/Polymer. Sự giải phóng của Verapamil từ các hạt bị ảnh hưởng bởi thành thành phần của cốt. Tăng nồng độ của cả Talc và Eudragit đã làm giảm phần trăm thuốc giải phóng từ 67% xuống còn 4.7 % và từ 80.7% xuống 6.7% trong 1 và 2 giờ tương ứng; và tăng T ½ từ 0.8 đến 25.7h.
Kết luận: các hạt có thể được bao hiệu quả với hệ cốt nhiều lớp thuốc. Tuy nhiên, sự giải phóng của thuốc phụ thuốc trên cân bằng giữa nồng độ thuốc, talc và polymer. Trong khi đó, độ tan mong muốn và các tính chất cơ học có thể được kiểm soát bởi tỉ lệ polymer và talc và lượng thuốc nạp.
Một số công thức sử dụng bột talc làm tá dược:
Thuốc bột
- PAPS (Laboratoires M. RICHARD SA)
- Lưu huỳnh 8,5 g
- Kẽm undecylenat 1,0 g
- Bismuth gallat base 0,5 g
- Menthol 0,5 g
- Camphor 1,0 g
- Acid salicylic 0,5 g
- Kẽm oxyd 9,0 g
- Acid boric 9,0 g
- Tinh dầu hoa môi 0,25 g
- Talc vđ 100,0 g
BỘT DÙNG NGOÀI (DUSTING POWDER)
- Kaolin 5,00 g
- Kẽm stearat 2,00 g
- Kẽm oxyd 2,00 g
- Magnesi carbonat 10,00 g
- Menthol 0,05 g
- Talc 81,00 g
Talc trong 2 công thức này có vai trò chính là tá dược độn, ngoài ra nó còn điều hòa sự chảy, chống kết dính bột, tránh ẩm. Trong công thức thứ 2, người ta còn sử dụng một tá dược trơn khác là Kẽm sterat để chống ma sát và chống dính cho khối bột khi phân liều.
Nang cứng
VIÊN NANG CỨNG CELECOXIB
- Celecoxib (bột siêu mịn) 200 mg
- Lactose tá dược độn tan trong nước 204 mg
- Natri croscarmellose 50 mg
- Natri lauryl sulfat 12 mg
- Magnesi stearat 6 mg
- Talc 15 mg
- PVP K-30 13 mg
- Isopropanol vừa đủ
Đóng nang số 0.
Talc trong công thức này có vai trò là tá dược trơn : điều hòa sự chảy, chống
ma sát và điều hòa sự chảy giúp đảm bảo độ đồng đều khối lượng và hàm lượng cho thuốc nang.
Viên nén
Viên nén amoxicilin trihydrat và kali clavulanat
- Amoxicilin trihydrat (compacted) 587,50 mg ≈ 500 mg amoxicilin khan
- Hỗn hợp kali clavilanat và Avicel (1:1) 305,00 mg ≈ 125,00 mg clavulanat
- Natri starch glycolat siêu rã 25,00 mg
- Aerosil 200 30,00 mg
- Natri carmellose 10,00 mg
- Talc 10,00 mg
- Magnesi stearat 5,00 mg
Bao viên bằng dung dịch HPMC trong dung môi hữu cơ
Viên nhai nhôm hydroxyd – magnesi hydroxyd
- Nhôm hydroxyd 200 mg
- Magnesi hydroxyd 200 mg
- Lactose monohydrat tá dược độn 100 mg
- PEG 6000 (bột mịn) 60 mg
- Aerosil® 200 12 mg
- Saccarose (tinh thể) tá dược độn 315 mg
- Sorbitol (tinh thể) tá dược độn 100 mg
- Talc 6 mg
- Magnesi stearat 6 mg
- PVP K-30 tá dược dính 30 mg
- Nước tinh khiết vừa đủ
Talc trong 2 công thức viên nén này có vai trò điều hòa sự chảy, chống dính và chống ma sát. Tuy nhiên, nó làm tăng tính sơ nước của công thức và kéo dài thời gian rã của viên, do đó cần thêm một tá dược siêu rã như Natri starch glycolat để cải thiện độ rã.
Tài liệu tham khảo
Sổ tay tá dược : “handbook of pharmaceutical excipients” chuyên luyện “talc” trang 728 -730
Sách “kĩ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc” nhà xuất bản Y học
Slide bài giảng “viên nén” “thuốc bột” “viên nang”- Ths. Nguyễn Văn Lâm
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Rối loạn bàng quang và tuyến tiền liệt
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ý
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam