Sucrose
Đặc điểm của Sucrose?
Sucrose là gì?
Sucrose là một glycosyl glycoside, gồm các đơn vị glucose và fructose, liên kết với nhau bởi cầu oxy acetal. Cầu oxy acetal nối từ hemiacetal của glucose đến hemiketal của fructose.
Sucrose được sản xuất từ mía, củ cải đường, và một số loại cây khác để làm chất tạo ngọt trong thực phẩm.
Ngoài ra, Sucrose có vai trò là chất thẩm thấu, chất tạo ngọt, chất chuyển hóa, hay tá dược bao, tá dược tạo ngọt, tá dược độn, tá dược dính trong các công thức dược phẩm.
Danh pháp quốc tế
Sucrose
Công thức hóa học/phân tử
C12H22O11
Tính chất
Đặc tính | Đặc điểm |
Mật độ (khối lượng) | 0,93 g/cm³ (đường sucrose dạng tinh thể)
0,60 g/cm³ (đường sucrose dạng bột) |
Mật độ (thể tích) | 1,03 g/cm³ (đường sucrose dạng tinh thể)
0,82 g/cm³ (đường sucrose dạng bột) |
Mật độ (thực tế) | 1,6 g/cm³ |
Hằng số phân ly | pK = 12,62 |
Độ trơn chảy | Sucrose tinh thể có độ chảy tự do, trong khi sucrose dạng bột là chất rắn kết dính. |
Điểm nóng chảy | 160-186 độ C (có phân hủy) |
Độ ẩm | 1% |
Độ thẩm thấu | Dạng dung dịch nồng độ 9,25% là đẳng trương với huyết thanh |
Chiết suất | n = 1,34783 (dung dịch nước 10%) |
Cảm quan
Sucrose dạng tinh thể không màu, dạng khối hoặc khối tinh thể, hoặc dạng bột tinh thể màu trắng; không mùi và có vị ngọt.
Dạng bào chế
Sucrose làm tá dược trong các dạng bào chế như viên nén, cốm, dung dịch, diro,…
Một số sản phẩm có chứa Sucrose ví dụ như Orihiro BBB, Glucosamine & Spirulina, Egaruta Platinum,…
Ứng dụng trong công thức hoặc công nghệ dược phẩm
Sucrose được sử dụng làm tá dược chủ yếu trong dạng bào chế đường uống.
- Dạng siro, nồng độ sucrose khoảng 50-67%, đóng vai trò tạo ngọt, tăng độ nhớt, tạo vị ngon
- Dạng viên, sucrose đóng vai trò như một tác nhân liên kết tạo hạt ướt. Viên nén chứa nồng độ sucrose lớn có độ cứng cao hơn và khó rã. Sucrose cũng làm tá dược độn trong viên nén rã đông khô.
- Dạng bột, sucrose đóng vai trò là chất kết dính khô, nồng độ 2-20%
- Dạng viên nhai, viên ngậm, tá dược tạo khối và chất tạo ngọt
- Dạng viên nén bao, sucrose là thành phần trong dịch bao để tăng độ liên kết
Một số các nghiên cứu còn cho thấy sucrose được sử dụng như một chất bảo vệ đông lạnh và chất ổn định trong các công thức đông khô của hệ thống phân phối thuốc dạng liposome, dạng hạt nano và dạng nhũ tương.
Độ ổn định và điều kiện lưu trữ
Ở điều kiện thường, Sucrose có độ ổn định cao. Sucrose giải phóng khi đun nóng ở 90 độ C. Sucrose bị caramen hóa khi đun nóng đến nhiệt độ trên 160°C.
Khi sucrose được sử dụng trong bánh kẹo, quá trình nấu, ở nhiệt độ tăng từ 110 đến 145°C, gây ra một số đảo ngược để tạo thành dextrose và fructose (đường đảo ngược). Fructose tạo độ dính cho bánh kẹo nhưng ngăn ngừa tình trạng vẩn đục do kết hạt.Tốc độ đảo ngược tăng lên ở nhiệt độ trên 130°C và có yếu tố acid.
Sucrose cần được bảo quản trong thùng chứa kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Sự không tương thích
- Sucrose dạng bột có thể lẫn một phần nhỏ kim loại nặng, gây không tương thích với acid ascorbic.
- Sucrose cũng có thể bị nhiễm sulfit từ quá trình tinh chế. Nếu nồng độ sulfit cao, khi dùng sucrose làm tá dược bao có thể khiến viên bao đường đổi màu. Giới hạn tối đa với nồng độ sulfit tính theo lưu huỳnh là 1ppm.
- Ở điều kiện acid loãng, sucrose có thể bị thủy phân, đảo ngược thành dextrose và fructose.
Phương pháp sản xuất
Đường sucrose được lấy từ cây mía (chứa 15-20% đường sucrose), và củ cải đường (chứa 10-17% đường sucrose.) Nước ép từ cây mía hoặc củ cải đường được đun nóng để đông tụ các protein hòa tan trong nước, sau đó loại bỏ bằng cách vớt bọt. Dung dịch thu được sau đó khử màu bằng nhựa trao đổi ion hoặc than củi và cô đặc. Ở nhiệt độ thấp, sucrose kết tinh. Dung dịch còn lại được cô đặc lại và tạo ra nhiều sucrose, đường nâu và mật mía hơn.
An toàn
Sucrose được thủy phân trong ruột non bởi enzyme sucrase để tạo ra dextrose và fructose, sau đó được hấp thụ. Khi tiêm tĩnh mạch, sucrose được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu.
Sucrose là thành phần phổ biến trong thực phẩm và dược phẩm, tuy nhiên đáng lo ngại đối với bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân không dung nạp đường. Ngoài ra Sucrose còn dễ gây sâu răng, do đó tỷ lệ sử dụng trong các sản phẩm đang giảm dần.
Sucrose cũng liên quan đến tình trạng béo phì, tổn thương thận,… Do đó, khuyến cáo nên giảm lượng Sucrose trong chế độ dinh dưỡng.
Tài liệu tham khảo
- National Center for Biotechnology Information (2024). PubChem Compound Summary for CID 5988, Sucrose, truy cập ngày 28/12/2024.
- Sổ tay tá dược Paul J. Sheskey, Walter G. Cook,Colin G. Cable – Handbook of Pharmaceutical Excipients (2017), Sucrose, trang 938-942, truy cập ngày 28/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam