Sucralose
Đặc điểm của Sucralose?
Sucralose là gì?
Sucralose là chất tạo ngọt nhân tạo được dùng để thay thế đường (sucrose), là dẫn xuất disaccharide (4-chloro-4-deoxy-alpha-D-galactopyranose và 1,6-dichloro-1,6-dideoxy-beta-D-fructofuranose), hai đơn vị được liên kết bởi liên kết glycosidic.
Danh pháp quốc tế
Sucralose
Công thức hóa học/phân tử
C12H19Cl3O8
Tính chất
Đặc tính | Đặc điểm |
Độ acid/kiềm | pH=5-6 (dung dịch nước 10% ở 20°C) |
Mật độ (khối lượng) | 0,35 g/cm |
Mật độ (thể tích) | 0,62 g/cm³ |
Mật độ (thực tế) | 1,63 g/cm³ |
1,63 g/cm³ | 130° C (đối với dạng tinh thể khan)
36,5°C (đối với pentahydrat) |
Phân bố kích thước hạt | 90% <12 µm đối với loại bột |
Chiết suất | 1,33 đến 1,37 |
Độ hòa tan | Tan tốt trong ethanol (95%), methanol và nước (0,283 g/mL ở 20°C); tan ít trong ethyl acetat. |
Độ quay cực riêng | +84,0° đến +87,5° (dung dịch nước 1%)
+68,2° (dung dịch 1,1% trong ethanol) |
Độ nhớt | 0,6-3,8 mPas (0,6-3,8 cP) (10-60% trong nước ở 20-60°C). |
Cảm quan
Sucralose dạng bột tinh thể màu trắng đến trắng ngà, chảy tự do.
Dạng bào chế
Sucralose được ứng dụng làm tá dược trong dạng bào chế bột, viên nén sủi, hỗn dịch, dung dịch, cốm, …
Một số sản phẩm chứa Sucralose ví dụ như Unicity Oasis, Hỗn dịch Azka Phổi, Leo Glucan, Egaruta Platinum, MediUSA C Zinc Drop Fizz, …
Ứng dụng trong công thức hoặc công nghệ dược phẩm
Sucralose sử dụng làm tá dược tạo ngọt trong các công thức thuốc, sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các tá dược tạo hương để tạo ngọt, che giấu vị đắng của viên, dung dịch, siro, hỗn dịch, thuốc xịt mũi. Sucralose có độ ngọt gấp 300-1000 lần so với sucrose và không có vị ngọt sau khi uống. Sucralose sử dụng trong công thức có nồng độ khoảng 0,03-0,24%.
Ngoài ra, Sucralose còn được dùng làm chất tạo ngọt trong đồ uống, thực phẩm. Khi đun nóng, Sucralose không bị giảm độ ngọt, do đó sản phẩm chứa tá dược này có thể thanh trùng, khử trùng, nướng,… Thực tế, Sucralose thường được pha trộn với maltodextrin hoặc dextrose.
Sucralose không đem lại giá trị dinh dưỡng, không gây sâu răng, không gây ảnh hưởng đến đường huyết.
Độ ổn định và điều kiện lưu trữ
Sucralose tương đối ổn định. Trong điều kiện dung dịch pH <3, nhiệt độ trên 35 độ C, Sucralose phân hủy không đáng kể, tạo ra 4-chloro-4-deoxygalactose và 1,6-dichloro-1,6-dideoxyfructose.
Trong thực phẩm, dược phẩm, pH thấp, bảo quản trong thời gian dài, Sucralose có tính ổn định tốt. Tuy nhiên, các thử nghiệm cho thấy Sucralose ổn định nhất ở pH 5-6.
Sucralose cần được bảo quản trong thùng kín, nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 21 độ C.
Sự không tương thích
Hiện tại chưa có thông tin về tương tác của Sucralose với các thành phần khác.
Phương pháp sản xuất
Sucralose được điều chế bằng nhiều phương pháp khác nhau liên quan đến việc thay thế chọn lọc ba nhóm hydroxyl sucrose bằng clo.
Sucralose cũng có thể được tổng hợp bằng phản ứng của sucrose (hoặc acetat) với thionyl clorua.
An toàn
Sucralose là một chất không độc hại, không gây kích ứng, được chấp thuận để sử dụng trong các sản phẩm, thực phẩm ở nhiều quốc gia. Sau khi dùng đường uống, sucralose chủ yếu không được hấp thụ và được bài tiết qua phân.
Lượng Sucralose có thể được chấp nhận hàng ngày là 15 mg/kg theo WHO.
Tài liệu tham khảo
- National Center for Biotechnology Information (2024). PubChem Compound Summary for CID 71485, Sucralose, truy cập ngày 28/12/2024.
- Sổ tay tá dược Paul J. Sheskey, Walter G. Cook,Colin G. Cable – Handbook of Pharmaceutical Excipients (2017), Sucralose, trang 936-937, truy cập ngày 28/12/2024.
- Magnuson BA, Roberts A, Nestmann ER. Critical review of the current literature on the safety of sucralose. Food Chem Toxicol, truy cập ngày 28/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Indonesia