Shellac
Shellac là gì?
Shellac là loại nhựa được tiết ra từ con bọ cánh cam cái, được tìm thấy trên cây trong các khu rừng ở Ấn Độ và Thái Lan. Nó có chứa acid aleuritic, acid shellolic, acid jalaric và các loại sáp tự nhiên khác. Shellac được bán dưới dạng vảy khô và được hòa tan trong cồn để tạo ra Shellac lỏng. Bằng chứng sớm nhất về Shellac có từ 3.000 năm trước dấy, những có lẽ Shellac đã được sử dụng sớm hơn.
Thu hoạch và chế biến Shellac
Shellac được thu thập bằng cách cạo vỏ cây nơi con bọ cánh cứng đi qua, hút nhựa cây và tiết ra tạo thành một ống, Loại Shellac có màu nhạt nhất được tạo ra khi con côn trùng này hút nhựa cây kusum.
Shellac thô sẽ có lẫn vụn cỏ cây trong quá trình cạo. Nó sẽ được loại bỏ các tạp chất bằng cách đặt trong các ống vải và đun nóng trên lửa. Khi đó Shellac sẽ nóng chảy và ra khỏi bạt vải. Sau đó, Shellac sẽ được sấy khô để tạo thành một tấm phẳng và vỡ thành các mảnh hoặc được sấy khô thành từng bánh và đóng túi. Khi sử dụng, người ta sẽ nghiền Shellac dạng mảnh hoặc từng bánh thành bột mịn hoặc trộn với cồn để tạo ra Shellac lỏng.
Đặc điểm vật ly, hóa học của Shellac
Shellac có nhiều màu tùy thuộc vào nhựa cây mà con bộ cánh cứng cái hút và thời điểm thu hoạch, nó có màu từ vàng nhạt đến màu nâu sẫm. Loại Shellac được bán phổ biến nhất có màu cam.
Shellac là loại polyme sinh học tự nhiên và có cấu trúc tương tự như polyme tổng hợp, được coi như một loại nhựa tự nhiên.
Điểm nóng chảy của Shellac khoảng 75 độ C, được phân loại là một loại nhựa nhiệt dẻo, dùng để liên kết bột gỗ.
Khả năng hòa tan: Shellac có thể hòa tan trong dung dịch kiềm của natri borat, natri cacbonat, amoniac, natri hydroxit và một số dung môi hữu cơ khác. Khi hòa tan trong cồn, nó dễ sử dụng và tạo ra lớp phủ có độ bền cũng như độ cứng tốt hơn.
Khi tiến hành thủy phân nhẹ, Shellac sẽ tạo thành hỗn hợp phức tạp của axit hydroxy aliphatic, alicyclic và các polyme của chúng.
Shellac chống lại được tia cực tím và không bị dẫm màu theo thời gian.
Ứng dụng của Shellac
Shellac đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm làm vecni, men thực phẩm và chất kết dính. Trong ngành dược phẩm, shellac được đánh giá cao nhờ vào khả năng cung cấp lớp phủ bảo vệ cho các loại dược phẩm có nhạy cảm cao với độ ẩm, ánh sáng hoặc không khí.
Sử dụng trong Dược phẩm
Shellac được sử dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm như một loại tá dược phủ cho viên nén và viên nang. Lớp phủ này có công dụng trong việc bảo vệ thuốc khỏi các yếu tố môi trường như độ ẩm, ánh sáng và không khí, ngăn ngừa tình trạng làm giảm hiệu lực của thuốc. Shellac cũng có công dụng trong việc giúp che giấu mùi vị của thuốc, giúp bệnh nhân dễ uống hơn.
Trong sản xuất các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, vitamin, Shellac cũng được sử dụng như một tá dược để bao phủ viên. Lớp phủ giúp bảo vệ các thành phần hoạt tính khỏi bị phân hủy do tiếp xúc với độ ẩm, ánh sáng và không khí. Nó cũng có thể cải thiện vẻ ngoài của sản phẩm và giúp dễ nuốt hơn.
Sử dụng trong Mỹ phẩm
Shellac được sử dụng như một chất tạo màng trong mỹ phẩm, chẳng hạn như sơn móng tay và keo xịt tóc. Nó có thể cải thiện độ bền và độ bóng của các sản phẩm này đồng thời cung cấp một lớp bảo vệ chống lại các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, shellac là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm tạo kiểu tóc, giúp giữ tóc vào nếp.
Công nghiệp thực phẩm
Shellac được sử dụng làm lớp phủ và vật liệu tráng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Nó được ứng dụng để phủ kẹo, sô cô la và các sản phẩm bánh kẹo khác, tạo ra lớp phủ bóng và bảo vệ. Nó cũng có thể được sử dụng để phủ trái cây và rau quả để giữ được độ tươi và vẻ ngoài cho rau quả.
Ứng dụng khác
Shellac được sử dụng trong ngành nội thất như một chất trám gỗ hoặc sơn. Nó cũng được sử dụng để nhuộm vải cotton và đặc biệt là vải lụa ở Thái.
Shellac có gây độc không?
Liều gây tử vong trung bình của shellac được phát hiện là hơn 5g/kg cân nặng, cao hơn nhiều lần so với mức mà người tiêu dùng trung bình có thể tiếp xúc. Các nghiên cứu về độc tính ở động vật cho thấy không có tác dụng phụ nào từ việc tiếp xúc qua đường miệng, da, mắt hoặc đường hô hấp với các chế phẩm chứa shellac tới 6%. Không thấy đột biến, kích ứng, nhạy cảm và nhạy cảm với ánh sáng trong phân tích lâm sàng các chế phẩm mỹ phẩm có chứa shellac tới 6%. Tuy nhiên, các báo cáo từ năm 2011 đã ghi nhận có trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng ở vùng mắt khi sử dụng một số loại mỹ phẩm chẳng hạn như mascara có chứa shellac.
Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Vì Shellac dạng lỏng chỉ bảo quản được trong 1 năm nên nó thường được bán trên thị trường dưới dạng rắn và cần hòa tan trước khi dùng. Để kiểm tra xem Shellac lỏng có còn hạn sử dụng hay không bạn có thể nhỏ một vài giọt lên kính, nếu trong vòng 15 phút nó khô thành bề mặt cứng thì vẫn có thể sử dụng, nếu Shellac vẫn lỏng, dính trong thời gian dài thì không thể sử dụng được nữa. Việc làm lạnh có thể léo dài được thời hạn sử dụng Shellac.
Sau thời gian bảo quản, Shellac sẽ khó tan hơn trong cồn, khi đun nóng ít lỏng hơn và có màu sẫm hơn.
Nên bảo quản Shellac trong thùng đậy kín với nhiệt độ 15 độ C.
Tính tương kỵ
Shellac tương kỵ với base vô cơ và hữu cơ, tác nhân ester hóa nhom carboxyl, ancol, do đó cần thận trọng khi dùng kết hợp.
Tài liệu tham khảo
Chuyên gia của Drugs.com (Cập nhật lần cuối vào ngày 27 tháng 11 năm 2024), Shellac, drugs.com. Truy cập ngày 26/12/2024.