Potassium Sorbate
Đặc điểm của Potassium Sorbate
Danh pháp quốc tế
Potassium sorbate là chất gì?
Kali sorbate là gì? Potassium Sorbate hay còn có tên khác là Kali sorbate, là muối hữu cơ của kali, được dùng làm chất bảo quản trong nhiều sản phẩm hiện nay.
Công thức hóa học/phân tử
C6H7O2K
Tính chất vật lý
- Khối lượng phân tử: 150.22 g/mol
- Potassium Sorbate tồn tại dưới dạng chất rắn, thường ở dạng tinh thể, hạt nhỏ hay bột màu trắng, không mùi hoặc có mùi hơi nhẹ giống mùi của sorbic acid.
- Potassium Sorbate có khả năng tan rất tốt trong nước, ở 20 độ, Potassium Sorbate có độ tan là 58,2 g/100ml và nhiệt độ càng cao, độ tan càng tăng theo. Potassium Sorbate hơi tan trong ethanol, tan không nhiều trong dung môi hữu cơ khác như dầu.
- Nhiệt độ nóng chảy là 270 độ, nó thường bị phân hủy trước khi nóng chảy.
- Dung dịch Potassium Sorbate 1% có dung môi là nước thì pH dao động từ 7-8.
Dạng bào chế
Potassium Sorbate được sử dụng như chất bảo quản trong nhiều sản phẩm, đối với các sản phẩm dược phẩm, Potassium Sorbate được dùng trong các dạng bào chế như viên, dung dịch, kem, cốm, siro, gel, nhũ tương có thể kể đến như ChildLife Liquid Calcium with Magnesium, Goldbee-Enzym, Chất xơ MyKids, Jointdepot,…
Potassium Sorbate có tác dụng gì?
Ứng dụng trong dược phẩm
Potassium Sorbate được sử dụng như 1 thành phần bảo quản, dùng trong nhiều loại thuốc dạng viên, gel, dạng lỏng như siro, thuốc bôi ngoài, thuốc nhỏ mắt giúp thuốc không bị nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm trong thời gian sử dụng. Potassium Sorbate cũng được dùng trong các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp đảm bảo chất lượng và tính ổn định cho sản phẩm.
Potassium Sorbate trong thực phẩm
Potassium Sorbate được dùng khá phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm như đồ đóng hộp, đồ khô hay các loại thức uống đóng chai, rượu vang. Với rượu vang Potassium Sorbate không chỉ giúp bảo quản mà còn ngăn ngừa sự lên men của rượu sau khi đóng chai giúp giữ được chất lượng và mùi vị của rượu. Potassium Sorbate cũng được cũng phổ biến trong các sản phẩm như bánh ngọt, bánh mì và cả phô mai giúp đồ ăn không bị hỏng hay nấm, mà vẫn giữ được độ tươi ngon ban đầu.
Potassium sorbate trong mỹ phẩm
Trong ngành mỹ phẩm Potassium Sorbate được dùng để bảo quản các sản phẩm làm đẹp đặc biệt là sản phẩm có chứa nước, gốc nước dễ bị nấm, vi khuẩn phát triển như kem dưỡng, dầu xả, dầu gội, kem nền dạng lỏng, mascara, kem che khuyết điểm.
Trong dệt may, chăn nuôi
Potassium Sorbate giúp ngăn ngừa vi khuẩn nấm mốc cho thức ăn chăn nuôi, đối với ngành dệt may, việc dùng Potassium Sorbate giúp ổn định màu sắc thuốc nhuộm tốt hơn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hỏng vải.
Phương pháp sản xuất
Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Potassium Sorbate dễ bị thủy phân trong môi trường nhiệt độ cao hoặc kiềm mạnh nhưng lại ổn định trong môi trường pH = 4-6, và nhược điểm của Potassium Sorbate là kém bền vững trong pH quá cao/quá thấp hay nhiệt độ cao, có thể làm giảm hiệu quả Potassium Sorbate.
Potassium sorbate có hại không?
Potassium Sorbate được EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu), FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt an toàn khi sử dụng trong thực phẩm ở liều lượng từ 0.025% đến 0.1%.
Tuy được công nhận là an toàn tuy nhiên Potassium Sorbate có thể gây kích ứng da hoặc mắt nếu ở nồng độ cao
Quy trình sản xuất
Phương pháp sản xuất Potassium Sorbate phổ biến hiện nay là sử dụng Axit Sorbic và Kali Hydroxide, cho hai chất này tạo phản ứng trung hòa với nhau như sau: Axit Sorbic hòa tan trong một dung môi thích hợp (thường là dung dịch ethanol loãng/ nước) sau đó thêm vào Kali hydroxide để tiến hành phản ứng trung hòa:
C6H8O2+KOH→C6H7KO2+H2O
Sản phẩm tạo ra là potassium sorbate và nước, đem sản phẩm thu được lọc và cô đặc để bay hơi dung môi sau đó để nguội cho kết tinh potassium sorbate, tách tinh thể potassium sorbate bằng cách lọc hoặc ly tâm sau đó sấy khô trong lò sấy ở nhiệt độ thấp hoặc máy sấy chân không đến khi đạt độ ẩm yêu cầu.
Tài liệu tham khảo
- National Library of Medicine, Potassium Sorbate, pubmed. Truy cập ngày 27/12/2024.
- Bernadene A Magnuson 1, Jeremy Appleton, Gregory B Ames (2007) Pharmacokinetics and distribution of [35S]methylsulfonylmethane following oral administration to rats, pubmed. Truy cập ngày 27/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam