Maltodextrin
Đặc điểm của Maltodextrin
Giới thiệu về Maltodextrin
Maltodextrin là một dạng oligosaccharide được tạo thành từ tinh bột với mục đích sử dụng trong việc làm chất phụ gia trong thực phẩm và bổ sung carbohydrate. Maltodextrin là một chất có được sử dụng trong việc bổ sung cho cơ thể, tăng cường sức khỏe và khối lượng cơ bắp trên người dùng.
Thành phần Maltodextrin được cấu tạo từ các đơn vị D-glucose và liên kết với các liên kết alpha-1,4-và một số các liên kết phân nhánh alpha-1,6.
Tên gọi khác
Maltodextrin còn được gọi với tên khác là C*Dry MD; Glucidex; Lycatab DSH; Maltagran; Maltrin; Paselli; Star-Dri.
Tính chất vật lý
Maltodextrin có vị ngọt, thường được sử dụng trong việc bổ sung vào các thành phẩm để dễ sử dụng hơn.
Maltodextrin được tạo thành ở dạng bột hay hạt màu trắng hoặc gần như trắng, có tính hút ẩm tốt và dễ dàng tan trong nước.
Maltodextrin có độ hoà tan thấp trong ethanol và tăng dần khi số lượng n tăng. Tá dược sôi ở nhiệt độ 527,1 độ C và có nhiệt độ nóng chảy là ở 240 độ C.
Công thức cấu tạo
Maltodextrin có công thức chung là C6nH(10n+2)O(5n+1) trong đó n sẽ nằm trong khoảng từ 2 đến 20.
Dạng bào chế
Maltodextrin được sử dụng ở dạng bột mịn và phối hợp với các hoạt chất hay tá dược khác để tạo thành dạng viên nén.
Tiêu chuẩn sử dụng trong dược phẩm và thực phẩm
Hiện nay, tiêu chuẩn của Maltodextrin tại Dược điển Việt Nam chưa có nên khi sử dụng Maltodextrin người dùng có thể sử dụng tiêu chuẩn theo yêu cầu của Dược điển Mỹ (USP) hoặc Dược điển Anh (BP) để áp dụng.
Maltodextrin có tác dụng gì?
Maltodextrin được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực thực phẩm tạo vị ngọt và thay thế cho việc sử dụng sucrose trong các sản phẩm thực phẩm ăn liền khô, các loại bánh kẹo hay kem, đồ uống.
Đồng thời, Maltodextrin còn hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho đối tượng trẻ sơ sinh trong các trường hợp trẻ bị thiếu men chuyển hóa lactose.
Maltodextrin được dùng để bổ sung năng lượng cho người dùng và hỗ trợ cho việc tạo độ bền, chắc và đảm bảo khối lượng cho các sản phẩm bào chế như viên nén, viên nang.
Ứng dụng trong y học, dược phẩm
Trong y học, Maltodextrin có thể sử dụng để bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng mà không lo lắng về nguy cơ béo phì. Không chỉ vậy, các khuyến cáo còn cho thấy việc sử dụng đồ uống có chứa Maltodextrin và protein trước phẫu thuật có thể cân nhắc đến bệnh nhân thay vì việc nhịn ăn như thông thường.
Không chỉ vậy, Maltodextrin còn được cân nhắc sử dụng làm đồ uống dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ cân bằng được lượng điện giải, năng lượng cần thiết cho trẻ nhỏ trong một số trường hợp trẻ đang bị vấn đề về tiêu chảy cấp tính.
Một lợi ích khác có thể thấy được là công dụng trong việc sử dụng dung dịch Maltodextrin trong các dung dịch uống có thể ít tác động trên men răng hơn so với việc sử dụng sucrose.
Trên đối tượng có nhu cầu ăn kiêng, việc sử dụng Maltodextrin cũng có thể là một lựa chọn cân nhắc do diều này có thể gây nên cảm giác no. Nghiên cứu trên lâm sàng đã thấy được việc sử dụng Maltodextrin có thể làm giảm được cảm giác đói, thèm ăn trên người sử dụng.
Trên đối tượng là người cần vận động thể thao dài, việc sử dụng Maltodextrin cùng protein hay các acid amin có thể hỗ trợ hồi phục glycogen và tăng cường kích thích sản sinh, tổng hợp nên protein cơ bắp.
Trong lĩnh vực dược phẩm, Maltodextrin được sử dụng và tác dụng là một tá dược độn, tạo vị ngọt giúp cho các sản phẩm thành phẩm luôn đảm bảo được khối lượng cần thiết và dễ sử dụng hơn.
Nghiên cứu mới trong y học về Maltodextrin
Mục đích: Xem xét ảnh hưởng của việc sử dụng thêm Maltodextrin vào chế độ ăn cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng cần cắt bỏ tuyến tụy đang bị hạ đường huyết do tăng insulin kéo dài.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được đánh giá từ trường hợp trẻ sơ sinh chưa đủ 6 tháng nhưng do một số vấn đề nên phải cắt bỏ tuyến tụy gần như hoàn toàn, nồng độ insulin tăng, đường huyết giảm liên tục, trẻ luôn cần được theo dõi và xử trí bổ sung glucose. Thử nghiệm bổ sung Maltodextrin trong chế độ ăn của trẻ trong một thời gian và tiến hành đánh giá hiệu quả, tác dụng.
Kết quả: Việc thêm Maltodextrin vào chế độ ăn giúp trẻ kiểm soát được lượng đường huyết có trong cơ thể hơn.
Kết luận: Bổ sung Maltodextrin trong giai đoạn đầu trước hay sau khi phẫu thuật có thể hỗ trợ người bệnh bị biến chứng và tác tác dụng phụ khác. Tuy nhiên, hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết vẫn đang được cần thiết làm rõ, chưa đủ bằng chứng để kết luận.
Phương pháp sản xuất
Maltodextrin được chiết xuất từ các loại thực vật thông qua quá trình thủy phân tinh bột nhờ các loại enzym hay acid. Tiếp đó, bán thành phẩm được đem đi tinh chế và phun sấy và được các nhân viên tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào đóng gói và đưa ra thị trường tiêu dùng.
Tài liệu tham khảo
Yasemin Denkboy Öngen, Erdal Eren, Halil Sağlam (Đăng 27/2/2023), Maltodextrin May Be a Promising Treatment Modality After Neartotal Pancreatectomy in Infants Younger Than Six Months with Persistent Hyperinsulinism: A Case Report, Pubmed. Truy cập 25/12/2024.
Denise L Hofman, Vincent J van Buul, Fred J P H Brouns (Đăng 12/2/2015), Nutrition, Health, and Regulatory Aspects of Digestible Maltodextrins, Pubmed. Truy cập 25/12/2024.
Pubchem, Maltodextrin, nih.gov. Truy cập 25/12/2024.
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Ý
Xuất xứ: Anh
Xuất xứ: Australia