Lecithin
Đặc điểm của Lecithin?
Lecithin là gì?
Lecithin là hỗn hợp các phosphatide không tan trong acetone, bao gồm phosphatidylcholine, phosphatidylethanolamine, phosphatidylinositol, axit phosphatidic, có thể kết hợp với nhiều lượng chất khác như triglyceride, axit béo, carbohydrate. Thành phần này được chiết tách từ nguồn dầu thực vật thô.
Tùy thuộc vào nguồn Lecithin và mức độ chiết tách mà thành phần của Lecithin là khác nhau, từ đó dẫn đến các tính chất vật lý cũng khác nhau. Ví dụ như:
- Lecithin trứng gồm 80,5% phosphatidylcholine, 11,7% phosphatidylletha-nolamine, lysophosphatidylcholine, sphingomyelin, lipid trung tính với số lượng nhỏ
- Lecithin đậu nành gồm 21% phosphatidylcholine, 22% phosphatidylethanolamine, 19% phosphatidylinositol và một số các thành phần khác.
Danh pháp quốc tế
Lecithin
Công thức hóa học/phân tử
C42H80NO8P
Cảm quan
- Thể chất: Tùy thuộc vào hàm lượng của các acid béo tự do mà Lecithin tồn tại ở nhiều dạng vật lý khác nhau, có thể ở dạng bán lỏng, nhớt hoặc dạng bột.
- Màu sắc: Tùy thuộc vào mức độ tẩy trắng, mức độ tinh chế mà màu sắc Lecithin có thể màu nâu hoặc vàng nhạt. Lecithin bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, dẫn đến chuyển sang màu vàng sẫm, nâu.
- Mùi vị: Lecithin hầu như không mùi.
- Hương vị: Lecithin có vị nhạt tương tự dầu đậu nành.
Tính chất
- Mật độ: 0,97 g/cm³ đối với lecithin lỏng; 0,5 g/cm³ đối với lecithin dạng bột.
- Chỉ số Iodine: 95-100 đối với lecithin lỏng; 82-88 đối với lecithin dạng bột.
- Điểm đẳng điện: 3,5
- Giá trị xà phòng hóa: 196
- Độ hòa tan: Lecithin hòa tan trong diethyl ete, cloroform, ete dầu mỏ, dầu khoáng và axit béo. Ít tan trong benzen. Thực tế không tan trong dầu thực vật, dung môi phân cực và nước. Tuy nhiên, khi trộn với nước, lecithin ngậm nước để tạo thành nhũ tương.
Dạng bào chế
Lecithin được ứng dụng làm tá dược viên nang mềm.
Một số sản phẩm ví dụ như Sâm Ngọc Linh Royal, Yummy Pharton, Khớp Vai Gáy New, VT Green Gold, THYMOglucan TL,…
Ứng dụng trong công thức và công nghệ dược phẩm
Lecithin được sử dụng làm chất phân tán, chất nhũ hóa, chất ổn định, ứng dụng trong công thức thuốc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, nhũ tương, kem, thuốc mỡ, sản phẩm dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa, thuốc đạn, viên nang mềm.
- Chế phẩm dạng hít khí dung: nồng độ Lecithin 0,1%
- Dung môi hòa tan sinh học: nồng độ Lecithin 0,059-0,295%
- Tiêm tĩnh mạch: nồng độ Lecithin 0,3%-2,3%
- Hỗn dịch uống: nồng độ 0,25-10,0%
Độ ổn định và điều kiện lưu trữ
Lecithin dễ hút ẩm, bị phân hủy ở độ pH cực cao và sự tác động của vi khuẩn. Ở nhiệt độ cao, Lecithin bị oxy hóa, thay đổi sang màu đậm hơn và bị phân hủy. Ở nhiệt độ 160 đến 180 độ C, Lecithin bị phân hủy trong vòng 24 giờ. Nên bảo quản Lecithin ở nhiệt độ dưới 26 độ C, tối ưu là ở nhiệt độ 2 đến 6 độ C.
Lecithin cần được bảo quản trong thùng kín, tránh ánh sáng, tránh tác nhân gây oxy hóa.
Đối với Lecithin dạng rắn tinh khiết, cần được bảo quản trong thùng kín ở nhiệt độ âm.
Tương tác
Lecithin không tương thích với esterase do thủy phân. Ngoài ra Lecithin cũng không tương thích với clo, flo và các chất oxy hóa khác
Phương pháp sản xuất
Về nguyên tắc, Lecithin có thể thu được nhiều từ vật chất sống do đây là thành phần thiết yếu của màng tế bào. Tuy nhiên, trên thực tế, tá dược này được sản xuất nhiều từ đậu nành, đậu phộng, hướng dương, hạt bông, ngô, lạc, hạt cải dầu. Lecithin từ đậu nành và Lecithin từ trứng được đánh giá cao về mặt thương mại.
Quy trình sản xuất Lecithin:
- Dầu thô được đun nóng đến 70 độ C, trộn với 2% nước, khuấy kỹ ½ -1 giờ để khử gôm. Mục đích của việc trộn 2% nước để hydrat hóa các lipid phân cực trong dầu, khiến chúng không hòa tan.
- Sau đó thực hiện ly tâm để tách bùn Lecithin. Bùn này bao gồm nước, phospholipid và glycolipid, một số triglyceride, carbohydrate, dấu vết của sterol, axit béo tự do và carotenoid.
- Sử dụng hexan để chiết xuất lipid phân cực. Sau khi chiết xuất, thực hiện loại bỏ dung môi để thu dầu thực vật khô. Sau đó tiến hành sấy và tinh chế để thu được lecithin cuối cùng.
Chất lượng và thành phần lecithin phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc nguyên liệu ban đầu, chất lượng nguyên liệu ban đầu, điều kiện khử gôm, điều kiện sấy,…
Đặc biệt, Lecithin lòng đỏ trứng liên kết chặt chẽ hơn với protein so với trong các nguồn thực vật, do đó cần sử dụng quy trình khác, chiết xuất dung môi từ lòng đỏ trứng bằng aceton (với dạng lỏng) hoặc bằng ethanol (với dạng khô).
Tài liệu tham khảo
- Sổ tay tá dược Paul J. Sheskey_ Walter G. Cook_ Colin G. Cable – Handbook of Pharmaceutical Excipients (2017), Lecithin, trang 538-541, truy cập ngày 26/12/2024.
- Drugs and Lactation Database (LactMed®) [Internet]. Bethesda (MD): National Institute of Child Health and Human Development; 2006–. Lecithin, truy cập ngày 26/12/2024.
- National Center for Biotechnology Information (2024). PubChem Compound Summary for CID 5287971, Lecithin, truy cập ngày 26/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt am
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam