Kali Sorbat
Đặc điểm của Kali sorbat
Giới thiệu về Kali sorbat
Kali sorbat là một chất được biết với tác dụng trong việc bảo quản thực phẩm, chống lại sự tác động của các yếu tố vi khuẩn, nấm mốc trên hoạt chất.
Tên gọi khác của Kali sorbat
Kali sorbat còn được gọi với tên khác tại các dược điển như potassium sorbate, kalii sorbas.
Công thức hóa học
(E,E)-hexa-2,4-dienoat kali
C6H7O2K
Tính chất vật lý
Kali sorbat tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng hoặc gần như trắng với mùi khá nhẹ nhưng đặc trưng.
Thành phần Kali sorbat tan rất tốt trong dung môi nước nhưng tan vô cùng ít trong etanol 96%.
Ở nhiệt độ 20 độ C, Kali sorbat không tan được trong benzen, tan rất ít trong dung môi cloroform hay dầu ngô, ether.
Khối lượng phân tử là 150,22
Khối lượng riêng là 1,363g/cm3.
Kali sorbat có mức nóng chảy ở 270 độ C.
Dạng bào chế
Kali sorbat được sử dụng ở dạng bột mịn.
Tiêu chuẩn sử dụng trong dược phẩm và thực phẩm
Hiện nay, tiêu chuẩn của Kali sorbat không có tại dược điển Việt Nam nên sẽ được áp dụng tiêu chuẩn theo đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định của dược điển Anh (BP 2024) hoặc dược điển Mỹ (USP).
Kali sorbat có tác dụng gì?
Kali sorbat có tác dụng trong việc kháng khuẩn, ngăn cản nấm phát triển và đảm bảo được chất lượng thành phẩm bảo quản. Hiệu quả tác dụng của tá dược cũng khá tương tự với acid sorbic với hoạt độ phụ thuộc vào mức độ phân ly và pH thành phẩm.
Nhược điểm của kali sorbat là trong trường hợp pH cao quá 6 thì hoạt chất gần như không còn tác dụng.
Tác dụng bảo quản của Kali sorbat tăng nhanh theo nhiệt độ và nồng độ của chúng. Không chỉ vậy, tác động kháng khuẩn còn tăng khi sử dụng kết hợp với các chất kháng khuẩn khác hay glycol.
Ứng dụng trong y học, dược mỹ phẩm
Kali sorbat có tác dụng trong việc là một chất bảo quản tốt trong các sản phẩm thực phẩm và dược phẩm. Ngoài ra, potassium sorbate trong mỹ phẩm cũng được dùng nhờ tính an toàn trên da.
Thông thường, tá dược Kali sorbat được dùng với nồng độ vào khoảng 0,1 đến 0,2% trong các sản phẩm là thuốc bôi dùng tại chỗ hay các thuốc sử dụng uống.
Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Kali sorbat có tính ổn định trong dung môi nước hơn các loại acid sorbic hay các dung dịch khác trong nước mà có thể sử dụng phương pháp tiệt trùng bằng cách hấp.
Để bảo quản nguyên liệu, người ta cần đặt Kali sorbat trong thùng kín, không chịu tác động của ánh sáng mặt trời và nơi có nhiệt độ không được vượt mức 40 độ.
Tương kỵ
Kali sorbat sẽ bị giảm hiệu quả sử dụng khi dùng chung với các loại chất diệt hoạt nhóm monionic hay các loại plastic khác.
Tính an toàn
Kali sorbat có hại khônG? Kali sorbat đã được phê duyệt sử dụng trong việc làm chất bảo quản kháng khuẩn trong công nghệ sản xuất các thuốc uống hay bôi tại chỗ. Một số các báo cáo đã nhận được cho thấy tác động bất lợi như mẩn, dị ứng trên người dùng khi sử dụng.
Nếu không may người dùng bị kích ứng với Kali sorbat, cần có các biện pháp xử trí nhanh như rửa sạch và đưa đến các trung tâm y tế.
Nghiên cứu mới trong y học về Kali sorbat
Mục tiêu: Đánh giá tác động bất lợi khi sử dụng Kali sorbat và acid sorbic trên người đang bị viêm da tiếp xúc do dược phẩm.
Phương pháp nghiên cứu: Mười bảy người bệnh đang gặp tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng do nguyên nhân dược phẩm và sử dụng thiết bị y tế tại chỗ. Các thiết bị y tế hat dược phẩm đều chứa Kali sorbat và acid sorbic. Tiến hành sử dụng Kali sorbate và acid sorbic ở các nồng độ thấp trên da.
Kết quả: Có một bệnh nhân không thể tiếp tục thử nghiệm do có phản ứng với acid sorbic. Không có phản ứng dị ứng khi sử dụng Kali sorbat.
Kết luận: Cả hai thành phần Kali sorbat và acid sorbic đều có khả năng gây ra viêm da dị ứng, người bệnh nếu có nhạy cảm với acid sorbic thì không nên sử dụng sản phẩm chứa kali sorbat và ngược lại.
Phương pháp sản xuất
Quá trình sản xuất Kali sorbat khá rắc rối nên cần sự cẩn thận từ người thực hiện và sự đảm bảo vệ sinh môi trường, máy móc. Với quy trình sản xuất Kali sorbat được thực hiện với 2 phương pháp khác nhau như sau:
Phương pháp 1: Acid sorbic tác dụng với kali cacbonat tại kali sorbat, cacbonic và nước, tiếp đó nhanh chóng cô đặc, làm lạnh và thu kết tinh từ phản ứng. Tiếp lục đưa vào lọc để lấy muối và sấy đủ khô, tiến hành đóng gói.
Phương pháp 2 cũng là một phản ứng trung hòa như trên nhưng thay vì sau khi cô đặc mà làm lạnh, nhà sản xuất có thể tiến hành sử dụng bước sấy phun và đem đi đóng gói ngay.
Phương pháp sản xuất Kali sorbat gây tiêu tốn chi phí khá cao, việc sử dụng các dung môi hữu cơ có thể thải ra môi trường một lượng lớn khí thải độc gây mất an toàn vệ sinh môi trường, Chính vì vậy, nhà sản xuất cần có các biện pháp phù hợp sử dụng để lọc khí thải và hạn chế hết mức có thể lượng chất thải độc ra môi trường.
Tài liệu tham khảo
Ella Dendooven, Stefan Kerre và cộng sự (Đăng 3/3/2021), Allergic contact dermatitis from potassium sorbate and sorbic acid in topical pharmaceuticals and medical devices, Pubmed. Truy cập 25/12/2024.
Pubchem, Potassium Sorbate, nih.gov. Truy cập 25/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Ho và cảm
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam