Erythrosine
Đặc điểm của Erythrosine
Erythrosine là gì?
Erythrosine là chất tạo màu tổng hợp được dùng phổ biến trong ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm hay thực phẩm. Erythrosine còn có tên gọi khác là FD&C Red No. 3 trong ngành thực phẩm ở Hoa Kỳ.Erythrosine được tạo qua phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ với iod.
Công thức hóa học/phân tử
C20H6I4Na2O5
Tính chất hóa lý
- Erythrosine có màu đỏ hồng sáng, thường được bào chế dưới dạng bột, thuộc loại phẩm màu xanthen hay azo, có thể tan trong nước, Erythrosine có tính ổn định trong môi trường acid nhưng lại kém ổn định trong môi trường kiềm, nó có khả năng duy trì độ bền trong môi trường nhiệt độ vừa phải và ánh sáng.
- Tên hóa học: Tetrabromofluorescein disodium salt.
Dạng bào chế
Erythrosine được sử dụng phong phú trong nhiều ngành công nghiệp, trong ngành dược phẩm, Erythrosine được dùng trong dạng siro, dạng viên (viên nén bao phim, bao đường), dạng kem,… có thể kể đến như Phuzibi, Nystatab 500000IU, Đề kháng Herblux, Savi Eprazinone 50,…
Tính an toàn
Erythrosine từng là thành phần gây tranh cãi khá nhiều về độ an toàn đối với sức khỏe, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc dùng Erythrosine liều cao có thể gây ảnh hướng tới tuyến giáp khi thí nghiệm trên động vật, tuy nhiên ở liều lượng được kiểm soát, Erythrosine lại được nhiều quốc gia trên thế giới phê duyệt sử dụng. Tuy nhiên Erythrosine bị hạn chế sử dụng tại một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và được thay thế sử dụng bằng chất màu khác. Một số nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng Erythrosine có thể gây triệu chứng hiếu động thái quá ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Erythrosine có tác dụng gì?
Erythrosine được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay do có có tính ổn định, bền tốt mà khả năng tạo màu cũng bắt mắt:
- Trong ngành công nghiệp thực phẩm: Erythrosine được dùng trong nhiều thực phẩm giúp tạo màu hoặc tăng màu sắc bắt mắt cho sản phẩm nhờ đó làm cho sản phẩm bắt mắt hơn và thu hút người tiêu dùng như kéo (Erythrosine giúp tạo màu cho kẹo và bánh có màu sắc tươi tắn và rực rỡ hơn), thực phẩm chế biến sẵn như thạch, sốt trái cây hay kem, đồ uống như các đồ uống giải khát,…
- Trong mỹ phẩm, Erythrosine cũng được dùng trong ngành làm đẹp như móng tay, son môi giúp tạo nhiều màu sắc rực rỡ.
Ứng dụng Erythrosine trong dược phẩm
- Trong ngành dược phẩm, Erythrosine được dùng khá phổ biến giúp tạo màu cho viên thuốc có màu sắc bắt mắt hơn, ngoài viên, Erythrosine còn giúp tạo màu cho dung dịch uống hay siro, giúp tăng khả năng nhận diện của sản phẩm.
- Erythrosine cũng được dùng trong lĩnh vực y tế, nó được dùng như 1 chất chỉ thị màu trong các xét nghiệm hình ảnh y học, xét nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm mô học.
Phương pháp sản xuất
Quy trình sản xuất
Hiện nay để sản xuất Erythrosine thường dùng Fluorescein là hợp chất cơ bản, Iod, Bazơ hoặc muối natri, Dung môi, Chất xúc tác. Fluorescein được phân tán trong dung môi hữu cơ hoặc nước sau đó thêm iod vào dung dịch Fluorescein vừa phân tán trong môi trường có chất xúc tác hoặc tác nhân oxy hóa sẽ tạo thành tetraiodofluorescein, sau đó tetraiodofluorescein được được xử lý với bazơ/muối natri để chuyển đổi thành dạng natri tetraiodofluorescein hay còn có tên khác là Erythrosine. Khi này Erythrosine vẫn còn lẫn tạp và ở dạng lỏng sẽ được đem lọc bỏ tạp và đem cô đặc, sấy khô.
Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Nhiệt độ bảo quản Erythrosine được khuyến cáo là 15–25°C, nơi khô ráo và thoáng mát, tránh vón cục bằng cách tránh ẩm, trong hộp kín.
Ưu điểm của Erythrosine
Erythrosine có tính ứng dụng cao do:
- Hiệu quả tạo màu cao: Chỉ cần dùng 1 lượng nhỏ Erythrosine cũng có thể tạo màu sắc tốt và nổi bật, rõ màu.
- Tính ổn định: Erythrosine có khả năng giữ màu lâu ở nhiệt kiện bảo quản thông thường.
- Tính dễ dùng: do Erythrosine có thể tan trong nước nên việc sử dụng Erythrosine trong các sản phẩm rất dễ dàng.
- Giá thành: so với các phẩm màu được chiết xuất tự nhiên, Erythrosine có giá thành rẻ hơn nhờ đó giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.
Tài liệu tham khảo
- National Library of Medicine, Erythrosine, pubmed. Truy cập ngày 26/12/2024.
- J F Borzelleca 1, C C Capen, J B Hallagan (1987) Lifetime toxicity/carcinogenicity study of FD & C Red No. 3 (erythrosine) in rats, pubmed. Truy cập ngày 26/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam