Tải Free PDF Sinh lý bệnh (Bộ môn miễn dịch–sinh lý bệnh) – Chủ biên: GS. Nguyễn Ngọc Lanh (Trường Đại học Y Hà Nội)
Sinh lý bệnh (Trường Đại học Y Hà Nội) – Xem và tải PDF tại đây.
Giới thiệu về sách Sinh lý bệnh
Cuốn sách Sinh lý bệnh được sử dụng đào tạo cho sinh viên năm thứ 3 thuộc chuyên ngành y khoa, dược khoa. Sách được biên soạn bởi các tác giả GS. Nguyễn Ngọc Lanh, GS.TS. Văn Đình Hoa, PGS.TS. Phan Thị Thu Anh, PGS.TS. Trần Thị Chính. Cuốn sách được ra mắt lần đầu vào năm 2004, tái bản lần đầu vào năm 2008 và được tái bản mới nhất là lần thứ hai vào năm 2012 bởi Nhà xuất Bản Y học.
Sách được biên soạn nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh học, cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý nhằm giúp các đối tượng sinh viên hiểu rõ hơn về bệnh lý. Từ đó, cuốn sách sẽ áp dụng và cung cấp thông tin nhằm đưa ra phương hướng xử trí bệnh theo triệu chứng hoặc nguyên nhân.
Tóm tắt nội dung sách
Bài 1: Giới thiệu môn Sinh lý bệnh
Bài đầu sẽ cung cấp cho sinh viên một cái nhìn chung nhất về môn học, vị trí và tầm quan trọng của môn học trong chương trình. Ngoài ra, bài đầu cũng đưa đến sinh viên các phương pháp và cách để áp dụng các kiến thức của bộ môn vào mục đích chẩn đoán bệnh.
Bài 2: Khái niệm về bệnh
Đến bài tiếp theo, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức các quan niệm về định nghĩa bệnh trong quá khứ và hiện tại. Cách để xác định một loại bệnh cụ thể hay một triệu chứng của bệnh lý.
Bài 3: Đại cương về bệnh nguyên học
Bài biên soạn với các kiến thức chung về bệnh nguyên theo quan điểm quá khứ và theo quan điểm hiện đại. Hướng dẫn sinh viên có thể sắp xếp các loại bệnh nguyên và đưa ra một số các ví dụ cụ thể, dễ hiểu hơn.
Bài 4: Đại cương về bệnh sinh học
Phần này giúp đối tượng sinh viên, người đọc hiểu hơn về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh sinh và đưa đến kiến thức về vòng tròn bệnh lý, cách để kết thúc vòng tròn bệnh lý này.
Bài 5: Rối loạn chuyển hóa Giucid
Bài viết đưa ra thông tin về tình trạng vấn đề mất cân bằng lượng đường trong máu, đưa đến các thông tin cụ thể về bệnh lý đái tháo đường.
Bài 6: Rối loạn chuyển hóa Protid
Bài viết đưa ra kiến thức về bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa protid trong huyết tương bao gồm cơ chế bệnh sinh và bệnh nguyên liên quan.
Bài 7: Rối loạn chuyển hóa Lipid
Các thông tin về vấn đề rối loạn chuyển hóa lipid đã được ghi rõ trong sách cùng các nguyên nhân và cơ chế gây ra một số bệnh lý liên quan đến lipid máu như xơ vữa động mạch.
Bài 8: Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải
Cung cấp thông tin về các loại mất nước, sơ đồ cơ chế gây ra bệnh lý tiêu chảy và các nguyên nhân gây ra phù trên người bệnh.
Bài 9: Rối loạn thăng bằng Acid – Base
Phần này, nhà biên soạn đưa đến người đọc, sinh viên kiến thức về cơ chế và phân loại một số bệnh liên quan đến nhiễm kiềm hay acid và giải thích lý do gây ra các kết quả trên lâm sàng.
Bài 10: Sinh lý bệnh trạng thái đói
Về trạng thái đói, bài viết cung cấp kiến thức về cơ chế, các đặc điểm và sự thích nghi của người khi có các biểu hiện đói.
Bài 11: Sinh lý bệnh hoạt động tế bào
Bài viết đưa ra các cơ chế tổn thương trên tế bào, các nguyên nhân tổn thương và sự thích nghi, biệt hóa của tế bào trong một số bệnh lý.
Bài 12: Sinh lý bệnh quá trình lão hóa
Các kiến thức về sự lão hóa, thay đổi từ cấp tế bào liên quan đến quá trình lão hóa sẽ được đề cập tại mục nagy.
Bài 13: Sinh lý bệnh vi tuần hoàn
Đại cương sinh lý hệ tuần hoàn sẽ được tóm tắt, thông tin về cơ chế liên quan đến bệnh lsy rối loạn cơ bản vi tuần hoàn cục bộ hay toàn thân sẽ được nhắc đến trong bài này.
Bài 14: Sinh lý bệnh quá trình viêm
Thông tin về các phản ứng viêm, ảnh hưởng và tác dụng của viêm trên người được cung cấp thông qua bài viết.
Bài 15: Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt – Sốt
Một số khái niệm về điều hòa thân nhiệt, sốt, các giai đoạn của sốt và cơ chế gây ra tăng thân nhiệt sẽ được đề cập đến. Ngoài ra là các thay đổi trên chuyển hóa và đưa ra các ý nghĩa và bất lợi của biểu hiện sốt.
Bài 16: Sinh lý bệnh tạo máu
Về hệ tạo máu, bài này cung cấp kiến thức liên quan đến thiếu máu, biểu hiện và các dấu hiệu thiếu máu, suy tủy, rối loạn đông máu và rối loạn tiểu cầu.
Bài 17: Sinh lý bệnh chức năng hô hấp
Bài viết sẽ đề cập đến nguyê nhân và cơ chế bệnh sinh của vấn đề rối loạn thông khí, khuếch tán, biểu hiện và nguyên tắc điều trị suy hô hấp.
Bài 18: Sinh lý bệnh tuần hoàn
Phần này đề cập sự phân loại của bệnh suy tim, các biểu hiện và hậu quả của bệnh lý suy tim, tăng huyết áp.
Bài 19: Sinh lý bệnh tiêu hóa
Các triệu chứng, nguyên nhân và cơ chế liên quan đến rối loạn tiết dịch, đau dạ dày, rối loạn hấp thu, co bóp ruột, tắc ruột hay viêm tụy cấp sẽ được đưa đến các bạn sinh viên và người đọc ở mục này.
Bài 20: Sinh lý bệnh chức năng gan
Tại bài viết này là sự giải thích đến vấn đề rối loạn chuyển hóa trên gan, cơ chế chống độc, rối loạn tuần hoàn và đưa đến thông tin liên quan đến bệnh lý viêm gan cấp và mạn tính.
Bài 21: Sinh lý bệnh chức năng thận
Nguyên nhân, cơ chế và triệu chứng của bệnh lý trên thận như rối loạn chức năng thận, suy thận cấp, mạn hôn mê thận sẽ được cung cấp thông qua bài biên soạn.
Bài 22: Sinh lý bệnh tuyến nội tiết
Bài cuối cùng trong chương trình sinh lý bệnh của sách là về tuyến nội tiết với nội dung về vấn đề stress, rối loạn nội tiết, rối loạn điều hòa thân nhiệt. Đồng thời là các vai trò của các hormon andrenalin, glucocorticoid và cách phân biệt ưu, thiểu năng thật và giả.