Nhà thuốc Ngọc Anh – Phần 5: Các khu vực điều trị – chương 11: Sẹo
Nguồn: Hướng dẫn thực hành thẩm mỹ trẻ hóa da – quy trình làm đầy da
Tác giả:
Series Editor Rebecca Small, M.D., F.A.A.F.P.
Associate EditorDalano Hoang, D.C
Các vết lõm gây ra do sẹo trên khuôn mặt thường là những di chứng từ các vết rạch, mụn trứng cá, thủy đậu và chấn thương. Sẹo mềm, sưng lên có thể mịn màng trở lại bằng phương pháp điều trị bằng chất làm đầy.
Chỉ định
Hõm sẹo
Giải phẫu
Rãnh, nếp nhăn và đường nét. Sẹo lõm, hay hõm sẹo, thường có một trong hai dạng hoặc là sẹo mịn với viền mềm, tròn bao quanh hoặc là vết sẹo giỗ sâu, hẹp. Về mặt mô học, những vết sẹo này gồm mô có tính hóa xơ có thể liên kết với mô dưới da.
Đánh giá bệnh nhân
Xem lại tiền sử của bệnh nhân có thể tìm ra nguyên nhân gây sẹo bao gồm mụn trứng cá, phẫu thuật, chấn thương, nhiễm trùng. Cần thảo luận với bệnh nhân những mong muốn cải thiện tình trạng hiện tại của các vết sẹo và thông qua phương pháp điều trị bằng chất làm đầy để đảm bảo bệnh nhân sẽ hài lòng.
Các vết sẹo được kiểm tra và nhẹ nhàng dùng ngón cái và ngón trỏ kéo da ra hoặc khiến da mặt phồng lên. Hầu hết các sẹo lõm có đường viền mềm và tròn bao quanh có thể căng ra có thể cải thiện được bằng các chất làm đầy.
Chống chỉ định
- Xem Chống chỉ định trong mục Giới thiệu và các khái niệm cơ bản.
- Rỗ
- Vết sẹo không thể căng ra
Mục đích điều trị
Làm mờ đi hoàn toàn các vết sẹo lõm mà không bị quá tải.
Sản phẩm làm đầy được khuyên dùng
Axit hialuronic cơ bản (HA) sản phẩm làm đầy lidocaine (HA-lidocaine) có tác dụng làm đầy các mô mềm, dễ uốn như Juvederm®Ultra XC được khuyên dùng để điều trị các vết sẹo bị co. Các sản phẩm HA-lidocaine khác cũng có thể sử dụng như Prevelle® Silk, tuy nhiên, chất này có thời hạn hoạt động ngắn hơn (xem Các quy trình cơ bản và tiên tiến trong mục Giới thiệu và các khái niệm cơ bản).
Chương này miêu tả điều trị các vết sẹo bị co bằng Juvederm Ultra XC (HAlidocaine).
Liều lượng điều trị
Ước lượng chất làm đầy HA-lidocaine cần thiết cho điều trị dựa trên độ mở rộng và độ sâu của vết sẹo trên khuôn mặt. Một lượng nhỏ tiêu chuẩn dùng để điều trị sẹo trên mặt thường trong khoảng từ 0.3 đến 0.4 mL HA-lidocaine.
Thiết bị gây tê
- Trang bị tiêm dẫn chất vào trong nói chung (xem Thiết bị dùng để tiêm gây tê trong mục Gây tê)
- Benzocaine: lidocaine: thuốc mỡ tetracaine (BLT)
Trang bị tiêm chất làm đầy
- Trang bị tiêm dẫn chất vào trong nói chung (xem Thiết bị dùng để tiêm gây tê trong mục Gây tê)
- Mũi kim tiêm loại 30, hơn 1 cm
- Tăm bông nhỏ
Tổng quan quá trình gây tê
Gây tê cục bộ. BLT có thể được sử dụng để gây tê các vết sẹo (xem Gây têt Cục bộ trong mục Gây tê) được thể hiện ở Hình 2. Chất làm đầy HA được chế với lidocaine đã cải thiện khả năng chịu đựng của bệnh nhân so với sản phẩm không chế thêm lidocaine Sẹo và có thể dùng gây tê cục bộ để gây tê đầy đủ các vết sẹo.
Đá. Đá thường được dùng để thay thế BLY trên vùng da có sẹo.
Tổng quan quy trình sử dụng chất làm đầy
Tổng quan. Tổng quan các điểm đặt mũi tiên và kĩ thuật tiêm để điều trị sẹo bằng chất làm đầy HA được biểu diễn trong Hình 3.
Số lượng mũi tiêm. Thông thường là hai đến bốn mũi tiêm xếp theo hình quạt tùy theo kích thước của vết sẹo (xem Các kĩ thuật tiêm chất làm đầy trong mục Giới thiệu và các khái niệm cơ bản). Các điểm đặt mũi tiêm nằm ngay bên ngoài chu vi của vết sẹo và ngược lại với nhau.
Độ sâu của mũi tiêm. Chất làm đầy được đưa vào từ trên bề mặt cho tới giữa hạ bì để điều trị các vết sẹo lõm
Chú ý. Đã có trường hợp thiếu máu cục bộ và hoại tử khi tiêm vào các vết sẹo do lấp đầy mô hoặc tắc nghẽn mạch máu. Sử dụng các sản phảm làm đầy mỏng, đặt ở vị trí phía trong da, với lượng chất làm đầy thấp, nhẹ nhàng tạo một lực lên pit tông xi lanh, và giữ kim từ từ di chuyển mọi theo ngược chiều kim đồng hồ trong khi tiêm, có thể làm giảm khả năng tổn thương mạch máu.
Thực hiện quy trình: Sử dụng chất làm đầy để điều trị sẹo
Gây tê
1.1Dùng cồn làm sạch và chuẩn bị khu vực có sẹo
2.Bôi một lớp mỏng 0.5 g BLT vào khu vực có sẹo bằng bông tăm hoặc găng tay(Hình.2). Nhẹ nhàng chải BLT, chuyển động theo đường tròn nhỏ, để ngấm vàoda kĩ hơn. Không cần thiết sử dụng túi nhựa thắt nút.
3.Lau BLT, đợi 15-30 phút mới đổ cồn.
Đưa chất làm đầy vào
1.Đặt bệnh nhân nằm nghiêng góc 60 độ.
2.Dùng cồn làm sạch và chuẩn bị vùng da ở khu vực có vết sẹo.
3.Đặt thiết bị cùng bên với vết sẹo được tiêm.
4.Gắn một mũi kim tiêm loại 30, dưới 1 cm vào xi lanh đã bơm đầy chất HA-lidocaine từ trước. Đảm bảo rằng mũi kim tiêm cố định chắc chắn vào xi lanh đểtránh trường hợp mũi kim tiêm rời ra trong khi đang bơm vào.
5. Bơm mũi tiêm bằng cách đẩy pit tông về phía trước cho đến khi một lượng nhỏcủa chất làm đầy đi ra từ mũi kim tiêm.
6.Chọn một bên vết sẹo để tiêm mũi đầu tiên theo hình quạt. Điểm đặt mũi tiêmngay bên ngoài chu vi của vết sẹo góc 15 độ so với da, và nâng mũi kim lên cho đếnkhi đỉnh kim chạm vào đường giữa vết sẹo. . Ấn một lực đẩy chắc chắn và liên tụclên pit tông trong khi dần dần rút kim ra để chất làm đầy được đưa vào theo đườngchỉ vào giữa hạ bì. Không rút hết kim ra khỏi da, xoay kim theo chiều kim đồng hồsử dụng các góc nhỏ để đảm bảo vị trí của chất làm đầy ngay sát nhau (xem Các kĩthuật tiêm chất làm đầy trong mục Giới thiệu và các khái niệm cơ bản). Lặp lại chođến khi điều chỉnh như mong muốn.
7.Điểm đặt mũi tiêm thứ hai ngược lại so với mũi tiêm thứ nhất, và chất làm đầy đượcđưa vào giống như mô tả ở trên.
8.Đối với các vết sẹo lớn, thì phải cần đến các mũi tiêm thứ ba và thứ tư có thể ngượcnhau góc 90 độ với các mũi tiêm ở trên.
9.Cho ngón trỏ vào trong miệng để làm mịn vết sẹo và chu vi vết sẹo cùng một chiếctăm bông để nén bất kỳ chỗ lồi ra của chất làm đầy nhìn hay sờ thấy được.
Lưu ý
Chất làm đầy có thể tập trung xung quang lề của một số vết sẹo. Nếu quan sát được điều này, ngừng tiêm, làm mịn chất làm đầy, và tiếp tục tiêm từ một điểm khác xung quanh chu vi của vết sẹo.
Đầu kim màu xám không thể nhìn thấy qua da. Nếu quan sát được điều này, là do kim quá gần bề mặt và nên được chuyển hướng sâu hơn một chút về phía lớp hạ bì mà không cần rút kim ra khỏi da.
Theo dõi mô có biểu hiện tái nhợt đi hoặc có các dấu hiệu thiếu máu cục bộ khác hoặc các triệu chứng với các vết tiêm. Nếu xảy ra hiện tượng thiếu máu cục bộ, cần phải xử lý như nêu ra ở mục Các biến chứng, Thiếu máu cục bộ ở mô.
Kết quả
Số lượng sẹo sẽ giảm ngay lập tức ngay trong thời gian điều trị. Hình 1 biểu diễn một phụ nữ lớn tuổi, 50 tuổi bị sẹo do tiêm chất béo tự rụng vào các hốc má trước đó, trước (A) và 4 tuần sau (b) khi điều trị bằng 0.2 mL chất làm đầy HA-lidocaine, Juvederm Ultra XC.
Thời gian duy trì và các lần điều trị tiếp theo
Điều trị các vết sẹo thông thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng sau khi điều trị.
Cuộc điều trị tiếp theo sử dụng chất làm đầy chỉ được khuyên thực hiện khi lượng chất làm đầy ở lần điều trị trước đã hết và các vết sẹo hằn rõ lại, trông giống như trước khi điều trị.
Theo dõi và xử lý
Bệnh nhân cần phải được đánh giá 4 tuần sau khi điều trị để kiểm tra xem mức độ thuyên giảm của các vết sẹo. Các vấn đề mà bệnh nhân thường gặp phải được liệt kê dưới đây:
Bầm tím, sưng, phát ban đỏ và đau. Xem Theo dõi và Xử lý ở mục Giới thiệu và Các khái niệm cơ bản để đánh giá và có kế hoạch xử lý.
Sẹo vẫn lộ rõ. Bổ sung chất làm đầy có thể cần thiết trong trường hợp chưa đủ số lượng. Thông thường, một lượng nhỏ 0.1-0.2 mL HA-lidocaine sẽ cho ra kết quả như mong muốn.
Biến chứng và xử lý
Các biến chứng gây ra do chất làm đầy nói chung và cách xử lý có thể xem trong mục Các biến chứng.
Nhấp nhôHiện tượng nhấp nhô có thể quan sát thấy nếu các vết sẹo không được làm phẳng tay sau khi điều trị. Nếu hiện tượng này vẫn còn ở lần khám tiếp theo, thì phải nén theo hướng dẫn đã đề cập trước đó.
Kết hợp điều trị thẩm mỹ và tối ưu hóa kết quả
Điều trị tái tạo làn da và kích thích colagen. Số lượng các vết sẹo lõm có thể giảm đi đáng kể nhờ kết hợp các chất làm đầy với quy trình tái tạo da và kích thích colagen như lase có hóa chất và không hóa chất, siêu mài mòn da, và các vỏ hóa chất. Với các quy trình táo bạo hơn như laser sử dụng hóa chất hay sử dụng rất ít hóa chất, siêu mài mòn da, và các vỏ hóa chất có độ sâu trung bình, thì điều trị với chất làm đầy sẽ được thực hiện sau khi hồi phục. Với các quy trình ít táo bạo hơn như laser không sử dụng hóa chất, các vỏ hóa chất trên bề mặt và mài mòn da, điều trị bằng chất làm đầy có thể thực hiện cùng lúc hoặc trước những quy trình này.
Phẫu thuật ngoài da. Kết quả đối với các vết sẹo có thể căng ra nhưng kém chất lượng có thể cải thiện được khi kết hợp tiểu phẫu, trong khi đó các kết nối bằng sợi xơ vào các mô sâu hơn được giải phóng bằng cách sử dụng một lưỡi dao chuyên dụng hoặc kim lớn, đối với điều trị sử dụng chất làm đầy sau đó.
Giá thành
Chi phí cho chất làm đầy phụ thuộc vào loại chất làm đầy được sử dụng, kích thước và số lượng xi lanh, kĩ năng của tiêm, và thay đổi theo giá chung của các nhóm người ở các nơi khác nhau. Chi phí linh động từ 500 đến 800 đô một xi lanh 0.8 mL HA cho điều trị sẹo.
xem thêm: Nếp nhăn ở mắt điều trị như thế nào? Phương pháp có an toàn?