Tải sách Phôi thai học tại đây.
Giới thiệu về sách Phôi thai học
Sách Phôi thai học là sách được biên soạn bởi chủ biên PGS.TS.Phan Chiến Thắng – PGS.TS.Trần Công Toại thuộc Bộ môn Mô phôi – Di truyền.
Sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Hồng Đức với mục đích sử dụng trong việc giảng dạy, bồ sung kiến thức đại cương cho sinh viên Y khoa về lĩnh vực Sản-phụ khoa.
Sách Phôi thai học được dùng với mục đích bổ sung các kiến thức cơ bản liên quan đến thông tin về quá trình hình thành phôi thai, cách làm tổ và các quá trình phát triển của thai nhi trong cơ thể mẹ.
Sách được các tác giả thuộc Bộ môn Mô phôi-Di truyền học với các kiến thức chuyên môn sâu biên soạn đưa đến các sinh viên chuyên ngành Y một cái nhìn tổng quát nhất liên quan đến sự hình thành và phát triển của thai nhi một cách chi tiết và dễ hiểu nhất. Tại cuối mỗi Bài sẽ là câu hỏi lượng giá giúp sinh viên có thể nắm bắt và hiểu hơn về bài giảng.
Tóm tắt nội dung sách
Bài 1: Phôi Thai Học Người
Tại Bài này, mục tiêu tác giả đưa đến người đọc các thông tin về đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của phôi thai học.
Các nội dung tại chương này là thông tin về các phương pháp để nghiên cứu về phôi thai học và một số các ứng dụng của môn học này trên thực tế.
Bài 2: Sự Thụ Tinh và Tuần Đầu Tiên
Các thông tin liên quan đến quá trình tạo thành các giao tử đực, cái, noãn và tinh trùng được đề cập tại đây. Cùng đó là các quá trình trong thụ tinh, ý nghĩa của quá trình này.
Đồng thời tại chương này, tác giả cũng đưa ra các thông tin về nguyên nhân có thể gây ra vo sinh cùng một số các biện pháp để hỗ trợ sinh sản và tránh thai trên người.
Bài 3: Sự Làm Tổ
Ở bài này, các thông tin về sự thay đổi nội mạc tử cung chuẩn bị cho sự mang thai được đưa ra. Một số các thay đổi về phôi, phát triển, hình thành được cập nhật. Ngoài ra, các đặc điểm và chức năng của nước ối, bánh nhau cũng được tác giả đề cập đến cùng một số các trường hợp bất thường khi làm tổ.
Bài 4: Sự Phân Cắt Và Sự Tạo Ba Lá Phôi
Sự hình thành và phát triển của phôi tại tuần thứ 1,2,3 được đưa ra tại bài này. Cùng với đó là các đặc điểm, thông tin liên quan đến cơ quan, cấu trúc có nguồn gốc từ ngoại bì, trung bì và nội bì.
Bài 5: Đại Cương Về Dị Dạng – Quái Thai Học – Đa Thai
Định nghĩa về dị dạng và quái thai được đề cập tại đây. Tác giả cũng đưa đến sinh viên các kiến thức liên quan đến nguyên nhân khiến thai dị dạng và giải thích các giai đoạn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bài 6: Sự Hình Thành Hệ Tim Mạch
Nguồn gốc của hệ tim mạch cùng sự phát triển dần các tế bào trên hệ tim mạch được đưa đến tại chương này. Thông tin về sự khác biệt của hệ tuần hoàn trước và sau sinh trên thai nhi cũng được tác giả đưa ra.
Bài 7: Sự Hình Thành Hệ Tiêu Hoá
Tại đây, tác giả đưa đến thông tin về quá trình hình thành và phát triển của ruột trong ống tiêu hóa và nguy cơ xuất hiện dị tật trên thai nhi.
Bài 8: Sự Hình Thành Hệ Tiết Niệu
Nội dung tại bài giảng là sự so sánh các thông tin về giải phẫu và công dụng của hệ sinh dục, tiết niệu. Đồng thời tại đây là các sự phát triển, giai đoạn hình thành hệ tiết niệu trên thai nhi.
Bài 9: Sự Hình Thành Hệ Sinh Dục
Các dấu mốc của sự phát triển hệ sinh dục, giai đoạn phát triển và giải thích các nguy cơ gặp dị tật trong trường hợp này.
Bài 10: Sự Phát Triển Và Biệt Hóa Giới Tính
Thông tin về quá trình phát triển và biệt hóa giới tính trên người được đưa ra. Cùng với đó là các thông tin về vấn đề rối loạn phát triển giới tính ở thai nhi.