Tải sách Giáo trình Công nghệ tế bào tại đây.
Giới thiệu về sách Giáo trình Công nghệ tế bào
Sách Giáo trình Công nghệ tế bào được biên soạn PGS.TS. Nguyễn Hoàng Lộc và xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Huế vào năm 2006.
Sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật sinh học luôn luôn phát triển cả được cập nhật thường xuyên nhằm thúc đẩy và nghiên cứu ra các công nghệ DNA tái tổ hợp.
Nội dung sách sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin liên quan đến công nghệ tế bào- một dạng công nghệ sử dụng trong nghiên cứu nuôi cấy các tế bào động vật, thực vật và vi sinh nhằm tạo nên các sinh khối, thành phẩm cần thiết để phục vụ nhu cầu mô hình thử nghiệm.
Sách được tác giả viết theo hướng là một sự khảo sát cụ thể một quá trình sinh học có tính công nghệ mới và một số các dạng ứng dụng khác như lỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào.
Sách được sử dụng trong việc cung cấp các kiến thức liên quan đến công nghệ tế bào cho các sinh viên hay giảng viên nhằm nâng cao chuyên môn và bổ sung các dữ kiện cần biết.
Tóm tắt nội dung sách
Chương 1. Mở đầu
Tại chương đầu này, tác giả giới thiệu đến bạn đọc thông tin chung về bộ môn công nghệ sinh học với các bài giảng về công nghệ DNA tái tổ hợp, sự dung hợp tế bào cùng các ứng dụng của bộ môn này trong cuộc sống hiện tại.
Cùng đó là bài giảng về công nghệ tế bào, mong cầu, quá trình phát triển, hệ thống hoạt động của công nghệ tế bào. Cùng đó là các cách để phân tách sản phẩm tế bào một cáh tinh chất và giá thành thấp nhất.
Không chỉ vậy, tại chương 1, các thông tin về ưu nhược điểm của quá trình sinh học, thông tin chung về sự lên men cũng được nhắc đến.
Chương 2. Sinh trưởng và bất động của tế bào
Tại chương 2, tác giả đưa đến kiến thức để xác định sự sinh trưởng của tế bào, sự bất động tế bào cùng các thông tin về một số thí nghiệm điểm hình liên quan đến sự sinh trưởng tế bào và sự bất động tế bào trên thực tế.
Chương 3. Động học sinh trưởng của tế bào
Tại đây, người đọc sẽ được bổ sung kiến thức về các động học sinh trưởng và chu kỳ sinh trưởng của tế bào. Một số ký hiệu cần biết cũng được tác giả đề cập tại chương.
Chương 4. Thiết kế hệ lên men
Thông tin về hệ số lên men với dòng nút, thùng khuấy hay mẻ đã được đưa đến người đọc. Cùng đó là các phương pháp ước lượng, tính hiệu suất cần biết.
Tại chương 4, tác giả cũng đưa đến thông tin về sự thu hồi tế bào cùng một số các hệ thống lên men khác.
Chương 5. Nuôi cấy tế bào vi sinh vật
Chương 5 đưa đến các kiến thức về tế bào sinh vật học cùng các thông tin chi tiết về hình dạng, kiểu sinh trưởng hay điều kiện phát triển của các vi khuẩn, vi nấm. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các phương pháp nuôi cấy, ứng dụng sản cuất kháng sinh, thuốc, enzym từ vi sinh vật.
Chương 6. Nuôi cấy tế bào động vật
Các dạng tế bào được đề cập đến tại chương này cùng môi trường, kỹ thuật để nuôi cấy. Một số các phương pháp sản xuất và tạo cơ quan từ tế bào động vật để nuôi cấy, cấy ghép.
Chương 7. Nuôi cấy tế bào thực vật
Thông tin về các tế bào thực vật như đại cương, các phương pháp sinh trưởng, môi trường và phương pháp sản xuất chất thứ cấp từ tế bào, protein tái tổ hợp được tác giả đưa đến người đọc tại chương này.
Chương 8. Công nghệ DNA tái tổ hợp
Đến với chương 8, thông tin về DNA, RNA và các kỹ thuật biến đổi gen, biến nạp gen được đưa ra cung cấp kiến thức cho bạn đọc.
Chương 9. Tiệt trùng
Một số phương pháp để tiệt trùng cần biết như nhiệt hóa chất, tia cực tím, sóng siêu âm, lọc được hướng dẫn tại chương.
Chương 10. Khuấy trộn và thông khí
Cuối cùng, tác giả đưa đến người đọc thông tin về con đường chuyển khối, sự chuyển khối, cách khắc phục khi tắc nghẽn khối hay xác định tốc độ hấp thụ oxygen.