Răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Răng khôn

nhathuocngocanh.comRăng khôn là còn gọi là răng số 8, khi mọc sẽ gây nhiều phiền toái như đau, sưng và có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy khi mọc răng khôn thì nên làm gì? Có những điều gì cần phải lưu ý khi mọc răng khôn? Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Răng khôn là gì?

Răng khôn còn được gọi là răng số 8, răng hàm thứ 3, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc tuổi vị thành niên, chúng ta sẽ có giai đoạn phát triển, hoàn thiện và mất đi bộ răng đầu tiên (răng sữa) gồm 20 răng. Sau quá trình đó, là chiếc răng xương mọc lên tạo thành bộ răng mới (răng vĩnh viễn) có 28 răng. Tiếp đó, khoảng một thời gian ngắn, khi bước vào tuổi trưởng thành con người sẽ xuất hiện bộ răng cuối cùng đó chính là răng khôn.

Do cấu trúc hàm của người cũng thay đổi trong quá trình tiến hóa của con người, hàm chỉ còn đủ chỗ cho 28 răng gồm 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới nên khi răng số 8 mọc sẽ có thể mọc theo các hướng khác nhau làm ảnh hưởng đến các vùng xung quanh gây nên các biến chứng như sâu răng, viêm lợi, phá hủy xương hàm và răng bên cạnh, nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu răng khôn mọc lệch.

Răng khôn trong tiếng anh là gì?

Theo đúng tên gọi chuẩn thì răng khôn trong tiếng anh được viết là “wisdom tooth”, trong đó tooth có nghĩa là răng, còn wisdom có nghĩa là khôn ngoan, danh từ của nó mang nghĩa là trí tuệ. Vì răng số 8 thường mọc ở độ tuổi trưởng thành nên chúng được đặt tên là răng khôn.

Ngoài “wisdom tooth”, chúng ta còn có “wisdom teeth growing” mang nghĩa là mọc răng khôn. Teeth là danh từ số nhiều của tooth, còn growing là phát triển, lớn lên, mọc.

Bên cạnh các cụm từ được sử dụng cho đối tượng răng khôn ta còn có “have my wisdom tooth removed” hoặc “take the wisdom tooth out”. Hai cụm từ này thực chất là được sử dụng cho tất cả các hoạt động về nhổ răng kể cả là răng thường tuy nhiên nó cũng được dùng chung cho cả răng khôn.

Hình ảnh răng khôn hay răng số 8
Hình ảnh răng khôn hay răng số 8

Răng khôn mọc ở đâu?

Trong cấu trúc hàm của con người thì hầu hết đều có đủ 4 răng khôn nằm trong khối hộp sọ gồm 2 cái ở hai bên hàm trên và 2 cái ở hai bên hàm dưới. Răng khôn chính là răng hàm số 3, có bề mặt phẳng hơn, nằm trong cùng của cung hàm.

4 răng khôn sẽ mọc ở 4 góc hàm tuy nhiên tùy vào mỗi người mà số lượng răng khôn sẽ mọc lên và cũng có trường hợp là không bao giờ mọc. Tương ứng với số lượng răng khôn mọc là các vị trí và các kiểu mọc khác nhau, trong đó có những trường hợp sau đây:

  • Răng khôn không mọc: Trong độ tuổi trưởng thành từ 17 đến 25 tuổi mà răng khôn không mọc thì sẽ mãi nằm trong xương hàm, không bao giờ mọc lên nữa.
  • Răng khôn mọc thẳng: Răng khôn sẽ mọc thẳng đứng lên như các răng bình thường, tuy nhiên trong quá trình mọc sẽ có thể bị sốt, đau nhức, sưng tại vị trí mọc nhưng sau khi răng nhú lên thì sẽ không còn các triệu chứng đấy nữa, vẫn có thể tiếp tục ăn uống như bình thường.
  • Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch: Đây là trường hợp hay gặp nhất trong khi mọc răng khôn. Nguyên nhân như đã nói trên là do xương hàm bé đi, không đủ chỗ cho răng số 8 mọc lên đồng thời răng khôn mọc theo hướng xuống dưới, ra trước dẫn tới răng mọc ngầm ở dưới, mọc lệch theo hướng khác. Trong trường hợp này, răng sẽ chèn ép và tác động đến vùng xung quanh vị trí răng mọc. Người bị sẽ cảm thấy đau dữ dội, lợi sưng, tấy đỏ tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như là tâm lý của họ.

Ngoài các nguyên nhân gây nên răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nêu trên, ta còn có một nguyên nhân chủ quan khác đó là do thói quen ăn mềm của con người. Đây là nguyên nhân giúp chúng ta giải thích được câu hỏi ngày nay răng khôn mọc lệch nhiều hơn so với ngày trước.

Răng khôn sẽ mọc khi nào?

Khi đến tuổi trưởng thành, xương hàm ngừng phát triển và trở nên đặc hơn chính lúc đó là lúc răng khôn bắt đầu mọc. Nếu sau quá trình đó mà răng khôn vẫn chưa mọc thì đồng nghĩa với việc nó sẽ không bao giờ mọc nữa mà sẽ ở mãi dưới khuôn của xương hàm.

Hình ảnh răng khôn mọc thẳng
Hình ảnh răng khôn mọc thẳng

Nên nhổ răng khôn hay để lại?

Tuy vào cách mọc của răng khôn mà có thể nhổ hay không nhưng theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa thì nên nhổ răng khôn khi bạn gặp các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng các răng gần đó, gây nên các biến chứng như đau nhói, sưng, nhiễm trùng tái lại hoặc xuất hiện u nang.
  • Răng khôn mọc ẩn.
  • Răng khôn mọc tạo thành khe giắt giữa nó và răng bên cạnh dù không gây bất kỳ triệu chứng gì nhưng cần phải loại để tránh gây biến chứng trong tương lai.
  • Răng khôn mọc thẳng bình thường nhưng răng khôn ở hàm đối diện ăn khớp. Việc đó vẫn đến răng khôn đã mọc sẽ chồi dài ra lên hàm đối diện, khi ăn làm chèn ép thức ăn và lở loét nướu hàm đối diện.
  • Răng khôn bị nha chu, sâu răng, các bệnh về răng miệng.
  • Răng khôn gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.
  • Nhổ răng khôn trước khi cần chỉnh hình răng như nẹp, làm răng giả.

Vậy những trường hợp nào không cần nhổ răng khôn? Những trường hợp không nhất thiết phải nhổ răng khôn:

  • Răng mọc bình thường không gây bất kỳ biến chứng gì gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh không thể kiểm soát như: tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu,…
  • Răng không thể thực hiện các giải pháp phẫu thuật chuyên biệt do có liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, các xoang hàm,…

Để biết chính xác hơn bạn có cần thiết phải nhổ răng khôn hay không thì bạn cần đến thăm khám nha khoa để được chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị an toàn, phù hợp với tình trạng sức khỏe hơn.

Thời điểm nào nên nhổ răng khôn?

Khi răng khôn đã mọc và chân răng đã hình thành được ⅔ thì bạn nên đến khám để được nhổ răng khôn kịp thời. Nếu để lâu trên 35 tuổi bạn mới nhổ thì việc nhổ răng khôn là rất khó khăn, cần đến phương pháp phẫu thuật để giải quyết vì lúc đấy xương hàm đã cứng và đặc hơn.

Bên cạnh đó, một số đối tượng do có yếu tố toàn thân hoặc tại chỗ không cho phép can thiệp để nhổ răng khôn nên cần phải cân nhắc thời điểm nhổ và phải được theo dõi kỹ càng.

Hình ảnh răng khôn bị hỏng
Hình ảnh răng khôn bị hỏng

Các cách mọc của răng khôn

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch là hiện tượng khi không đủ chỗ để phát triển, răng số 8 sẽ mọc theo các hướng khác, lệch khỏi hàm. Răng khôn mọc lệch gây nên các triệu chứng gồm có đau nhức dai dẳng, gây khó chịu đặc biệt có thể sưng lên và viêm. Khi răng mọc lên nếu không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hay thức ăn mắc vào vị trí đó thì có thể làm hư hại chiếc răng đó đồng thời sẽ làm hư hại các răng lân cận.

Răng khôn mọc lệch sẽ chen chúc và làm xô đẩy răng bên cạnh chèn vào các dây thần kinh quanh đây dẫn tới hiện tượng đau đớn. Ở một số trường hợp răng khôn mọc ngầm ở phía dưới hoặc được lợi bao bọc đâm ngang sang răng số 7 có thể sẽ gây nên biến chứng rất nặng và rất nguy hiểm nếu không được xử lý sớm, hơn nữa việc nhổ răng khôn trong trường hợp này khó khăn hơn so với các trường hợp thông thường.

Hậu quả của răng khôn mọc lệch bao gồm: nhiễm trùng, sưng, đau, khít hàm,… Vì vậy răng khôn mọc lệch thường được bác sĩ chỉ định loại bỏ phòng tránh việc nhiễm trùng lan rộng, tiêu xương ở ổ răng ngay cạnh, tác động làm hỏng răng số 7 và tạo nang răng xương hàm.

Có ít bệnh nhân răng khôn mọc lệch nhưng không cảm thấy đau hay có bất kỳ một biểu hiện ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên các bác sĩ nha khoa vẫn khuyên nên nhổ bỏ vì răng khôn mọc lệch có xu hướng mọc chếch ra phía má, và phía sau nên khi nhai thức ăn bạn có thể cắn vào má trong, thức ăn dễ mắc vào dễ bệnh nha chu, sâu răng…

Răng khôn mọc ngang

Răng khôn mọc ngang là khi răng khôn mọc nhưng lại mọc vuông góc với răng số 7. Đối với răng khôn mọc ngang thì người bệnh không thể nhìn thấy được vì nó mọc và nằm hoàn toàn ở dưới xương hàm. Để phát hiện nó thì các bác sĩ cần phải chụp X- Quang.

Răng khôn mọc ngang nếu nhú thêm sẽ gây nên tình trạng đâm vào răng bên cạnh dẫn tới u nang hoặc nặng hơn là răng số 7 bị tổn thương và hỏng chân răng.

Cũng như các trường hợp mọc răng khôn khác, răng khôn mọc ngang gây đau nhức dai dẳng, khó chịu, sưng tấy tuy nhiên do không mình thấy được bằng mắt thường nên người bệnh thường chủ quan cho rằng đây là đau răng bình thường và một vài ngày là khỏi cho nên răng khôn mọc ngang thường được phát hiện chậm. Các biến chứng có thể xảy ra ở răng khôn mọc ngang gồm có sâu răng, nhiễm khuẩn, tình trạng u nang và rối loạn phản xạ ở vùng mặt.

Việc xử lý răng khôn mọc ngang cũng khó khăn hơn so với các trường hợp khác. Gần đây nhờ có công nghệ phát triển thì công việc đó dần được giải quyết nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn có nhược điểm là giá thành khá cao.

Hình ảnh về sưng nướu răng khôn
Hình ảnh về sưng nướu răng khôn

Răng khôn mọc thẳng

Trong các trường hợp mọc răng khôn thì cũng có khá nhiều người gặp răng khôn mọc thẳng. Đây là kiểu mọc răng khôn không gây các triệu chứng như 2 dạng mọc ở trên nếu có thì chỉ bị sưng đau nhẹ trong thời gian ngắn lúc đầu khi răng mới nhú và cũng không để lại biến chứng nguy hiểm nào. Chính vì vậy mà nhiều người khi gặp răng khôn mọc thẳng thì thường hay thắc mắc là liệu có cần thiết nhổ răng khôn mọc thẳng không?

Theo như các bác sĩ nha khoa, việc răng khôn mọc thẳng như các răng khác mọc bình thường trên cung hàm, ít gây đau đớn và phiền toái tuy nhiên có nhiều kiểu răng khôn mọc thẳng, tùy vào tình trạng mà sẽ cần phải loại bỏ để bảo vệ sức khỏe của người bị và trong đó có các trường hợp gồm:

  • Răng có kích thước to, làm xô đẩy răng số 7 và các răng lân cận dần dần có thể dẫn tới thay đổi cấu trúc của cùng hàm.
  • Răng mọc thẳng nhưng lại có những tác động đến các dây thần kinh gây đau khớp thái dương hàm, đau đầu ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh dẫn tới mệt mỏi, chán ăn, mỏi hàm, nhai khó,…
  • Răng mọc thẳng nhưng không có răng khớp ở hàm đối diện làm mất cân đối hàm trên và dưới, răng sẽ phát triển dài ra tác động đến nướu ở hàm đối diện khi ăn, thức ăn có thể sẽ bị mắc gây nên bệnh nha chu, viêm nướu, lở loét. Đồng thời khi không có răng đối diện khớp với nó, răng khôn sẽ dịch chuyển để làm sao hàm trên và hàm dưới khớp với nhau và dẫn tới lệch hàm.
  • Loại bỏ răng số 8 để chỉnh nha. Trong quá trình chỉnh nha khi không đủ chỗ để tiến hành thì loại bỏ răng số 8 là một cách để tạo khoảng trống vì răng số 8 không cần thiết, ít tác dụng.

Người bệnh có thể giữ lại răng khôn mọc thẳng khi không gặp các trường hợp trên, răng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân nhưng bác sĩ vẫn thường khuyên người bệnh nên nhổ bỏ răng số 8 vì vị trí của nó nằm sâu bên trong góc hàm, việc vệ sinh có thể sẽ gặp khó khăn, tỷ lệ sâu răng, mắc các bệnh về răng miệng sẽ cao hơn.

Răng khôn bị sâu răng

Như đã nói, răng khôn có vị trí mọc tận sâu bên trong góc hàm chính vì vậy mà vệ sinh khu vực ấy rất khó khăn đồng thời thức ăn cũng dễ đọng và mắc lại vào các kẽ hở nên rất dễ mắc sâu răng và phát triển nhanh chóng. Nếu bị sâu răng tại đây thì có thể sẽ lan sang các răng kế cận và làm hỏng răng quai hàm.

Khi răng khôn mắc sâu răng, người bệnh cần đến ngay các phòng khám nha khoa để được loại bỏ răng đấy kịp thời và xử lý các răng bị lây.

Hình ảnh chụp X-quang của răng khôn
Hình ảnh chụp X-quang của răng khôn

Sưng nướu răng khôn

Sưng nướu khi mọc răng khôn là một triệu chứng bình thường. Sưng có thể chỉ xuất hiện trong một vài ngày hoặc có thể là lâu hơn và thường thấy là răng khôn ở hàm dưới sẽ có phản ứng sưng nặng hơn so với hàm trên. Hiện tượng sưng nướu là do các nguyên nhân sau đây gây nên:

  • Do răng số 8 thường có kích thước lớn hơn so với các răng khác nên khi mọc nó không thể mọc hết lên trên được, một phần của răng khôn sẽ nằm ở dưới nướu được nướu bao bao và đội lên làm cho vùng nướu xung quanh bị sưng lên.
  • Răng khôn là răng xuất hiện cuối cùng của hàm nên khi mọc sẽ không còn chỗ hoặc không đủ chỗ trống để phát triển, vị trí mọc không được ổn định vì vậy răng khôn phải chen chúc làm tì đè lên phần nướu và phản xạ sưng sẽ xảy ra.
  • Sưng là một biểu hiện của viêm. Khi răng khôn mọc, thức ăn sẽ dễ bị mắc kẹt tại các khe rãnh ở đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và dẫn tới viêm sưng nướu.
  • Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng tiếp khớp đối diện, răng khôn sẽ chèn ép vào phần lợi khi nhai và phần lợi đó sẽ sưng lên hoặc có thể bị lở loét.

Nướu là một lớp niêm mạc bao bọc lấy phần chân và thân răng, có màu hồng nhạt, không sưng và không dễ chảy máu khi bị tác động vào. Để biết được nướu có bị sưng không thì ta cần chú ý các đặc điểm sau:

  • Nướu có màu đỏ, nóng, sưng phồng lên.
  • Đau nhức đặc biệt là khi bị kích thích.
  • Xuất hiện tưa.
  • Cảm thấy vị tanh, ngứa khó chịu.
  • Dễ bị chảy máu khi đánh răng.

Tình trạng sưng viêm nướu có thể được xử lý tại nhà bằng cách vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc bằng Betadin. Các bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các thuốc kháng sinh, giảm đau và tiêu sưng để uống.

Một số câu hỏi liên quan đến răng khôn

Một người có bao nhiêu răng khôn?

Một người có đủ 4 răng khôn gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới, mỗi cái sẽ nằm đều nhau ở hai bên góc hàm. Tùy vào mỗi người mà số lượng răng khôn sẽ mọc lên khác nhau, có người sẽ mọc đủ 4 răng khôn nhưng có người chỉ mọc 3 cái, 2 cái, 1 cái thậm chí là không mọc cái nào trong độ tuổi trưởng thành. Khi qua độ tuổi mọc răng khôn, nếu răng nào chưa mọc thì sẽ không bao giờ mọc nữa và nằm vĩnh viễn trong xương hàm.

Răng khôn mọc trong bao lâu?

Kể từ lúc chiếc răng khôn đầu tiên mọc thì khoảng thời gian để cái thứ 2 tiếp theo mọc sẽ mất vài tháng hoặc có thể lâu hơn từ 1 đến 2 năm. Và để răng khôn mọc hoàn chỉnh thì sẽ mất thời gian lâu hơn, đã có trường hợp cần mất 4 đến 5 năm để hoàn thiện được quá trình đó. Vì vậy bác sĩ thường khuyên là xử lý ngay khi răng mọc vì bệnh nhân khó có thể chịu đựng được cơn đau trong khoảng thời gian lâu dài như thế.

Các cách mọc của răng khôn
Các cách mọc của răng khôn

Mọc răng khôn đau mấy ngày?

Cơn đau nhức sẽ kéo dài liên tục cho đến khi răng mọc hoàn thiện hoặc sau khi được xử lý, loại bỏ. Nếu để đến lúc răng hoàn thiện thì bạn sẽ phải chịu đau trong suốt khoảng thời gian từ 4 đến 5 năm.

Nhà thuốc Ngọc Anh xin gửi đến các bạn độc giả bài viết về “Răng khôn”. Mong rằng những thông tin trên sẽ đem lại lợi ích sức khỏe cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tận tình nhất.

Xem thêm:

Bệnh Aphtose: Nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa

Tài liệu tham khảo

Tác giả Thomas J. Salinas, DDS, Wisdom teeth removal: When is it necessary?, Mayo Clinic, đăng ngày 03 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021.

4 thoughts on “Răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here