Nhà thuốc Ngọc Anh – Quy trình xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thuốc
Nguyên tắc chung trong lựa chọn và chứng minh sự phù hợp của yêu câu kỹ thuật
Yêu cầu kỹ thuật của một tiêu chuẩn thuốc là một danh sách các phép thử có viện dẫn rõ ràng quy trình phân tích sử dụng và những tiêu chí chấp nhận thích hợp cho mỗi phép thử. Các tiêu chí chấp nhận có thể là những giá trị hay khoảng giá trị bằng sô hay các tiêu chí khác. Yêu cầu kỹ thuật đưa ra tập họp những tiêu chí một nguyên liệu hay thành phẩm thuốc phải thỏa mãn để được coi là phù hợp cho mục đích sử dụng dự định. “Đạt tiêu chuẩn” có nghĩa là nguyên liệu hay thành phẩm thuốc khi được thử nghiệm theo các quy trình phân tích được viện dẫn phải đáp ứng được các tiêu chí chấp nhận được đưa ra. Yêu cầu kỹ thuật là những chuẩn mực chất lượng quan trọng được nhà sản xuất đưa ra và minh chứng sự phù hợp, được cơ quan quản lý phê duyệt và là điều kiện để thuốc được cấp phép đăng ký lưu hành trên thị trường.
Ngoài những phép thử bắt buộc phải thử trong tất cả các lô nguyên liệu hay thành phẩm, trong yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn thuốc có thể bao gồm cả những phép thử cho kiểm tra trong quy trình sản xuất, những phép thử chỉ tiến hành định kỳ trên một số lô nhất định. Trong những trường hợp đó, cần xác định rõ và đưa ra căn cứ để lựa chọn thời điểm, tần suất tiến hành các phép thử như vậy. Nguyên liệu và thành phẩm thuốc phải đạt tiêu chí chấp nhận với tất cả các phép thử đã đưa vào yêu cầu kỹ thuật khi được thử nghiệm.
Sau khi tiêu chuẩn đã được cơ quan quản lý phê duyệt, mọi thay đổi về yêu cầu kỹ thuật cần được cơ quan quản lý phê duyệt trước khi áp dụng.
Khi đưa ra yêu cầu kỹ thuật, cần chứng minh sự phù hợp của mỗi phép thử, quy trình phân tích và tiêu chí chấp nhận. Để chứng minh sự phù hợp, cần viện dẫn tới dữ liệu phát triển nguyên liệu/thành phẩm thuốc có liên quan, tiêu chuẩn của dược điển, dữ liệu thử nghiệm với nguyên liệu/thành phẩm thuốc trong nghiên cứu độc tính và lâm sàng, dữ liệu từ thử nghiệm độ ổn định dài hạn và thử lão hóa cấp tốc. Đồng thời cần xem xét tói những thay đổi về điều kiện phân tích và sản xuất trong một khoảng dao động phù hợp.
Trong quá trình thiết lập và chứng minh sự phù hợp của yêu cầu kỹ thuật cần xem xét tới kết quả từ các lô nguyên liệu/thành phẩm thuốc dùng để nghiên cứu độ ổn đinh, nâng cỡ lô và thẩm định quy trình sản xuất. Nếu quá trình sản xuất dự kiến thực hiện tại nhiều địa điểm, cần xem xét tới dữ liệu thu được từ các địa điểm sản xuất này khi thiết lập các phép thừ và tiêu chí chấp nhận trong yêu cầu kỹ thuật. Điều này đặc biệt đúng ở giai đoạn đầu, khi tất cả các địa điểm sản xuất đều có ít kinh nghiệm về sản xuất nguyên liệu/thành phẩm thuốc đang xem xét. Nếu việc lựa chọn phép thử và thiết lập tiêu chí chấp nhận dựa trên dữ liệu đại diện từ một địa điểm sản xuất duy nhất, nguyên liệu/thành phẩm thuốc sản xuất tại tất cả các địa điểm khác vẫn phải đáp ứng được những tiêu chí đã đưa ra.
Để chứng minh sự phù hợp của các tiêu chí chấp nhận, cần viện dẫn các dữ liệu từ giai đoạn phát triển sản phẩm, dữ liệu độ ổn định đã có sẵn của các lô nguyên liệu/thành phẩm thuốc được sản xuất theo quy trình sản xuất thương mại đề xuất. Với một số phép thử như giới hạn định lượng và tạp chất, nên trình bày dữ liệu thực nghiệm dưới dạng thức phù họp như hình ảnh, biểu đồ để chứng minh sự phù hợp. Khi đề xuất loại bỏ một phép thử khỏi yêu cầu kỹ thuật, cần chứng minh sự phù hợp dựa trên dữ liệu phát triển sản phẩm và dữ liệu thẩm định quy trình.
Một số khái niệm chung
Kiểm tra theo định kỳ hoặc bỏ qua kiểm tra
Kiểm tra theo định kỳ hoặc bỏ qua kiểm tra là việc thực hiện một phép thử cụ thể vào thời điểm xuất xưởng trên một số lô sản phẩm đã chọn trước và/hoặc theo định kỳ ấn định trước thay vì kiểm tra trên tất cả các lô trên cơ sở mặc định các lô không được kiểm tra vẫn phải đạt mọi tiêu chí chấp nhận đã được thiết lập cho sản phẩm đó. Đây là mức kiểm tra không đầy đủ, vì vậy cần được thuyết minh phù hợp, giải trình và được cơ quan quản lý chấp nhận trước khi triển khai. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho một số phép thử như dung môi tồn dư và giới hạn vi sinh vật với các dạng phân liều rắn. Vào thời điểm nộp hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm, lượng dữ liệu sẵn có thường còn hạn chế, vì vậy nguyên tắc kiểm tra theo định kỳ nhìn chung nên áp dụng sau khi đã được cấp phép đăng ký và có đủ dữ liệu thuyết minh cho sự phù hợp của việc kiểm tra theo định kỳ thay vì kiểm tra trên mỗi lô sản phẩm. Trong quá trình kiểm tra theo định kỳ, nếu có bất cứ kết quả nào không đạt tiêu chí chấp nhận, nhà sản xuất phải thông báo tới cơ quan quản lý. Nếu dữ liệu cho thấy cần tái thiết lập kiểm tra thường quy từng lô, nhà sản xuất phải thực hiện kiểm tra cho tất cả các lô sản phẩm và đưa phép thử tương ứng trở thành thường quy trong tiêu chuẩn chất lượng.
Tiêu chí chấp nhận khi xuất xưởng và khi hết hạn sử dụng
Việc đưa ra tiêu chí chấp nhận khác nhau cho thời điểm xuất xưởng và khi hết hạn sử dụng chỉ áp dụng với thành phẩm thuốc, nhằm đưa ra những tiêu chí chặt chẽ hơn về kiểm soát chất lượng với thành phẩm thuốc vào thời điểm xuất xưởng so với thời điểm hểt hạn sử dụng. Tại một số quốc gia như Nhật Bản và Mỹ, nguyên tắc này chỉ được áp dụng như tiêu chí nội bộ chứ không phải là giới hạn chất lượng chính thức khi xuất xưởng, và thành phẩm thuốc sẽ được kiểm soát theo những giới hạn mang tính pháp lý thống nhất từ lúc xuẩt xưởng tới lúc hát hạn dùng.
Các phép thử trong quy trình sản xuất
Đây là các phép thử thực hiện trong quá trình sản xuất của nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc, không nằm trong các phép thử được thực hiện để đánh giá toàn diện sản phẩm khi xuất xưởng.
Những phép thử trong quy trình chỉ được thực hiện nhằm mục đích điều chinh các thông số quy trình trong một khoảng giới hạn nhất định, chẳng hạn như độ cứng và độ mài mòn của viên nhận trước khi bao, không được đưa vào tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Một số phép thử thực hiện trong quy trình sản xuất với tiêu chí chấp nhận tương tự hay chặt chẽ hơn so với khi xuất xưởng (VD: pH của một dung dịch) có thể được chấp nhận làm kết quả kiếm tra xuất xưởng nếu phép thử đó được đưa vào tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần thẩm định để chứng tỏ kết quả kiểm nghiệm hay ctính hiệu quả của sản phẩm không thay đổi từ trạng thái được kiểm tra ương quy trình sản xuất sang trạng thải thành phẩm cuối cùng.
Những điều cần lưu ý về thiết kế và phát triển sản phẩm
Những kinh nghiệm và dữ liệu tích lũy được trong giai đoạn phát triển một dược chất hay thánh phẩm thuốc mới cần được lấy làm căn cứ cho việc thiết lập tiêu chuẩn chất lượng.
Có thể đề xuất loại bỏ hay thay thế một số phép thử dựa trên căn cứ này. Chẳng hạn:
– Loại bỏ phép thử VI sinh vật với nguyên liệu dược chất và các dạng bào chế rắn đã được chứng minh trong giai đoạn phát triển sản phẩm là không tạo điều kiện cho vi sinh vật sống và phát triển.
– Loại bỏ phép thử chất thôi ra từ đồ bao gói trong những trường hợp đã xác định được một cách lặp lại rằng hoặc không có chất thôi ra từ đồ bao gói hoặc có nhưng ở mức chấp nhận được theo các tiêu chuẩn an toàn.
– Phép thử kích thước tiểu phân có thể xem xét thực hiện như một phép thừ trong quy trình hoặc như một phép thử khi xuất xưởng, tùy thuộc vào ý nghĩa với hiệu quả của sản phẩm.
– Phép thử độ hòa tan cho các dạng bào chế rắn phóng thích tức thì chứa dược chất tan rất tốt trong nước có thể được thay thế bằng phép thử độ rã nếu thành phẩm thuốc đà thể hiện được khả năng phóng thích hoạt chất ổn định trong giai đoạn phát triển sản phẩm. Dược chất được coi là tan tốt trong nước nếu có thể tích hòa tan cho một đơn vị phân liều (tính theo đcm vị phân liều có hàm lượng dược chất cao nhất nếu dược chất được dùng ở nhiều mức hàm lượng khác nhau) từ 250 mL trở xuống trong dải pH từ 1,2 tới 6,8* Dạng bào chế rắn phóng thích dược chất tức thì là các dạng bào chế cho phép dược chất được hòa tan trong dịch tiêu hỏa mà không có chủ ý làm chậm hay kéo dài quá trình hòa tan hay hấp thu dược chất.
Khi dữ liệu sẵn cỏ vào thời điểm nộp hồ sơ còn hạn chế
Lượng dữ liệu còn hạn chế vào thời điểm lập hồ sơ đăng ký lưu hành có thể ảnh hưởng tới việc thiết lập các tiêu chỉ chấp nhận. Vì thế, khi có thêm hiểu biết về quy trình sản xuất một nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc cụ thể, có thể cần phải đề xuất điều chỉnh lại tiêu chí chấp nhận (VD: Giới hạn chấp nhận cho một tạp chất cụ thể). Căn cứ cho các tiêu chí chấp nhận vào thời điểm lập hồ sơ đăng ký lưu hành nhất thiết phải tập trung vào an toàn và hiệu quả.
Trong trường họp dữ liệu ban đầu hạn chế, những phép thử và tiêu chí chấp nhận được phê duyệt ban đầu cần được xem xét lại khi có thêm thông tin, nhằm mục đích đưa ra các thay đổi khả thi. Những thay đổi này bao gồm nới rộng hay siết chặt tiêu chí chấp nhận theo hướng phù hợp.
Xuất xưởng theo thông sổ
Xuất xưởng theo thông số có thể được sử dụng như một cách thay thế cho việc kiểm tra xuất xưởng thường quy cùa thành phẩm thuốc trong một số trường họp khi được cơ quan quản lý chấp nhận. Ví dụ như việc kiểm tra độ vô khuẩn của các thành phẩm thuốc được tiệt khuẩn ở công đoạn cuối. Trong trường họp này, việc xuất xưởng lô sản phẩm được dựa vào kết quả phù họp khi giám sát một số thông số như nhiệt độ, áp suất và thời gian trong công đoạn tiệt khuẩn của quy trình sản xuất. Những thông số này nhìn chung có thể được kiểm soát và đo đạc chính xác hơn, vì thế chúng đáng tin cậy hơn trong việc dự đoán độ vô khuẩn so với thực hiện phép thử độ vô khuẩn trên thành phẩm khi xuất xưởng.
Có thể đưa những phép thử thích họp (VD: Dùng chỉ thị hóa học hay vật lý) vào việc kiểm soát xuất xưởng theo thông số. cần lưu ý là quy trình tiệt khuẩn cần được thẩm định đầy đủ trước khi đề xuất việc xuất xưởng theo thông số và việc duy trì hiệu quả của quy trình này cần được chứng tỏ bằng việc thẩm định lại theo chu kỳ nhất đinh. Khi thực hiện xuất xưởng theo thông số, những thuộc tính không được kiểm tra trực tiếp (VD: Độ vô khuẩn) cùng các phương pháp thử tương ứng vẫn phải được đưa vào tiêu chuẩn chất lượng.
Các quy trình thay thế
Các quy trình thay thế là những quy trình có thể được sử dụng để đo lường một thuộc tính khi những quy trình này cho phép kiểm soát chất lượng nguyên liệu dược chất hoặc thành phẩm thuốc ở mức độ so sánh được hay tốt hơn quy trình chính thức. VD: Với chế phẩm viên nén đã được chứng minh là không xuất hiện sản phẩm phân hủy trong quá trình sản xuất, có thể cho phép sử dụng phương pháp quang phổ để định lượng khi xuất xưởng thay vì phương pháp chính thức sử dụng sắc ký lỏng. Tuy nhiên, vẫn phải sử dụng phương pháp sác ký lỏng để chứng minh thành phẩm đạt tiêu chí chấp nhận trong quãng thời gian sử dụng thành phẩm sau xuất xưởng.
Các phép thử và tiêu chi chấp nhận trong dược điển
Khi phù hợp, nên sử dụng các quy trình phân tích trong dược điển. Trong trường hợp có sự khác biệt về quy trình phân tích và/hoặc tiêu chí chấp nhận trong dược điển giữa các quốc gia, một tiêu chuẩn hòa hợp chỉ thực hiện được khi các quy trinh phân tích và tiêu chí chấp nhận được cơ quan quản lý của tất cả các nước có liên quan chấp nhận.
Sự thay đổi về công nghệ
Những công nghệ phân tích mới và những thay đổi của công nghệ đang có liên tục được phát triển. Những công nghệ này nên được sử dụng khi chứng tỏ đem đến đảm bảo tốt hom về chất lượng hoặc những lý do phù hop khác.
Chất chuẩn đối chiếu
Một chất chuẩn đối chiếu là một chất được thiết lập để sử dụng làm chuẩn trong một phép thử định lượng, định tính hay thử tinh khiết. Chất chuẩn đối chiếu cần có chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng. Chất chuẩn đối chiếu thường được xác định đặc tính và đánh giá cho mục đích sử dụng bằng các quy trình phân tích bổ sung bên canh các phép thử thường quy. Vói dược chất mới, trong nguyên liệu dùng thiết lập chất chuẩn đối chiếu sử dụng cho phép thử định lượng, cần xác định và kiểm soát tạp chất ở mức độ thích hợp, và độ tinh khiết của chất chuẩn cần được xác định bằng một quy trình đinh lượng.
THIẾT LẶP YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO CÁC LOẠI THUÓC HÓA DƯỢC
Các loại phép thử cơ bản
Với nguyên liệu dược chất mới
Nói chung, với nguyên liệu dược chất mới, các phép thử và tiêu chí chấp nhận sau đây cần được đưa vào yêu cầu kỹ thuật:
- Mô tả: Là một mô tả đinh tính về trạng thái (VD: Rắn, lỏng) và màu sắc của nguyên liệu. Nếu có bất cứ đặc tính nào trong số các đặc tính này thay đổi trong quá trình bảo quản, sự thay đổi cần được kiểm tra và có hành động xử trí thích hợp.
- Định tính: Phép thử đinh tính tối ưu cần có khả năng phân biệt giữa các hợp chất có cấu trúc gần nhau có thể có mặt trong mẫu. Phép thử định tính cần đặc hiệu vởi nguyên liệu dược chất (VD: Đo phổ hấp thụ hồng ngoại). Định tính đơn thuần bằng thời gian lưu khi phân tích sắc ký được coi là không đặc hiệu. Tuy nhiên, định tính bằng sử dụng hai quy trình phân tích sắc ký với nguyên tắc tách khác nhau hoặc kết hợp nhiều phép thử vào cùng một quy trình phân tích như HPLC với detector mảng diod quang, khối phổ hay sắc ký khí kết nối khối phổ nói chung được chấp nhận. Neu nguyên liệu dược chất mới là một muối, phép thử định tính cần đặc hiệu với các ion cụ thể của dạng muối. Một phép thử định tính đặc hiệu cho dạng muối là đủ.Nguyên liệu dược chất mới có tính hoạt quang có thể cần phép thử đinh tính đặc hiệu cho thủi chất hoạt quang đó hoặc định lượng bằng phương pháp chọn lọc hoạt quang.
- Định lượng: Để xác định hàm lượng dược chất mới trong nguyên liệu, cần một quy trình phân tích định lượng đặc hiệu, có khả năng chỉ định độ ổn định. Trong nhiều trường hợp, có thể dùng một quy trình phân tích để định lượng dược chất và xác định các tạp chất.Trong trường hợp việc sử dụng kỹ thuật định lượng không đặc hiệu được chứng minh là phù hợp, cần sử dụng các quy trình phân tích bổ trợ khác để đạt được độ đặc hiệu cần thiết cho toàn bộ yêu cầu kỹ thuật. Ví dụ, khi dược chất được định lượng bằng kỹ thuật chuẩn độ, cần sử dụng kết hợp phép thử đinh lượng này với một phép thử tạp chất thích hợp.
- Tạp chất: Bao gồm các phép thử những tạp chất vô cơ, tạp chất hữu cơ và dung môi tồn dư. Các giới hạn có ý nghĩa của tạp chất được ngoại suy từ dữ liệu thu được trong quá trình phát triển nguyên liệu. Vào thời điểm xây dựng tiêu chuẩn sẽ khó có đủ dữ liệu để đánh giá quy trình một cách nhất quán. Vì vậy thiết lập tiêu chí chấp nhận quá sát với dữ liệu sẵn có về tạp chất trên các lô nghiên cứu vào thời điểm xây dựng tiêu chuẩn được coi là không phù hợp. Quy trình chung để thiết lập tiêu chí chấp nhận cho một tạp chất cụ thể trong nguyên liệu dược chất mới được thực hiện như hình 3.1, đồng thời cần tham khảo các quy định cụ thể về thiết lập yêu cầu kỹ thuật với tạp chất ở phần 3.5.
Thành phẩm thuốc mới
Với các thành phẩm thuốc mới, các phép thử và tiêu chí chấp nhạn sau đây cần được đưa vào yêu cầu kỹ thuật:
Mô tả: Cần đưa ra mô tả định tính về dạng bào chế (VD: Kích thước, hình dáng, màu sắc). Nếu có bất cứ đặc tính nào trong những đặc tính được mô tả thay đổi trong quá trình sản xuất hay bảo quản, thay đổi này cần được xem xét và đưa ra bành động xử trí thích họp. Tiêu chí chấp nhận của phép thử này cần bao gồm cả tình trạng cảm quan cuối cùng chấp nhận được. Nếu màu sắc chế phẩm thay đổi trong quá trình bảo quản, có thể cần đưa một quy trình phân tích định lượng vào kiểm soát.
Định tỉnh: Phép thử định tính cần xác định được sự có mặt của dược chất trong thành phẩm thuốc mới và có thể phân biệt được giữa các họp chất có cấu trúc gần giống nhau có khả năng có mặt trong mẫu. Các phép thử định tính cần đặc hiệu với dược chất (VD: Đo phổ hấp thụ hồng ngoại). Định tính đơn thuần bằng thời gian lưu khi phân tích sắc ký được coi là không đặc hiệu. Tuy nhiên, định tính bằng sử dụng hai quy trình phân tích sắc ký với nguyên tắc tách khác nhau hoặc kết họp nhiều phép thử vào cùng một quy trình phân tích như HPLC với detector mảng diod quang, khối phổ hay sắc ký khí kết nối khối phổ nói chung được chấp nhận.
Định lượng: Đẻ xác định hàm lượng dược chất trong thành phẩm thuốc mới, cần một quy trình phân tích đinh lượng đặc hiệu, có khả năng chỉ định độ ổn định. Trong nhiều trường họp, có thể dùng một quy trình phân tích để định lượng dược chất và xác định các tạp chất. Kết quả phép thử độ đồng đều hàm lượng của thành phẩm thuốc mới có thể được dùng để định lượng dược chất, nếu phương pháp dùng đánh giá độ đồng đều hàm lượng cũng thích họp cho định lượng dược chất.
Trong trường hợp việc sử dụng kỹ thuật định lượng không đặc hiệu được chứng minh là phù hợp, cần sử dụng các quy trình phân tích bổ trợ khác để đạt được độ đặc hiệu cần thiết cho toàn bộ yêu cầu kỹ thuật. Ví dụ, khi dược chất được định lượng bằng kỹ thuật chuẩn độ, cần sử dụng kết hợp phép thừ định lượng này với một phép thử tạp chất thích hợp. Băt buộc phải dùng quy trình định lượng đặc hiệu với dược chât nêu có băng chứng cho thấy thành phần tá dược gây ảnh hưởng tới phương pháp định lượng không đặc hiệu.
Tạp chất: Với thành phẩm thuốc mới, các phép thử tạp chất bao gồm thử các tạp chất hữu cơ và vô cơ (sản phẩm phân hủy) và tồn dư dung môi.
Các tạp chất hữu cơ có nguồn gốc từ sự phân hủy của dược chất và các tạp chất hình thành trong quá trình sản xuất thành phẩm thuốc cần được kiểm soát trong yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm thuốc mới. Giới hạn chấp nhận cần được nêu rõ cho mỗi sản phẩm phân hủy, có thể bao gồm cả các sản phẩm phân hủy có định danh hoặc không được định danh, và cho tổng lượng sản phẩm phân hủy. Tạp chất từ quy trình tổng hợp dược chất thường được kiểm soát trong quá trình kiểm nghiệm nguyên liệu, do đó không được cho vào giới hạn tổng lượng tạp chất. Tuy nhiên, khi một tạp chất trong quá trình tổng hợp dược chất cũng đồng thời là sản phẩm phân hủy, hàm lượng của tạp này cần được kiểm soát và đưa vào giới hạn tổng lượng sản phẩm phân hủy Khi đã khẳng đinh được chắc chắn thông qua phương pháp thích họp rằng dược chất không bị phân hủy trong thành phẩm thuốc trong các điều kiện bảo quản cụ thể được quy định trong hồ sơ đăng ký của thành phẩm thuốc mới, có thể giảm bớt hoặc loại bỏ phép thử sản phẩm phân hủy khi được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý.
Các giới hạn có ý nghĩa của sản phẩm phân hủy được ngoại suy từ dữ liệu thu được trong quá trình phát triển thành phẩm thuốc. Vào thời điểm xây dựng tiêu chuẩn sẽ khó có đủ dữ liệu để đánh giá quy trình sản xuất một cách nhất quán. Vì vậy thiết lập tiêu chí chấp nhận quá sát với dữ liệu sẵn có về tạp chất trên các lô nghiên cứu vào thời điểm xây dựng tiêu chuẩn được coi là không phù họp. Quy trình chung để thiết lập tiêu chí chấp nhận cho một tạp chất cụ thể trong thành phẩm thuốc mới được thực hiện như hình 3.2, đồng thời cần tham khảo các quy đinh cụ thể về thiết lập yêu cầu kỹ thuật với tạp chất ở phần 3.5.
Các loại phép thử đặc thù
Bên cạnh các phép thử cơ bản, các phép thử mang tính đặc thù có thể được xem xét đưa vào yêu cầu kỹ thuật của nguyên liệu dược chất và thành phẩm thuốc trong từng trường hợp cụ thể. Các phép thử đặc thù và tiêu chí chấp nhận của chúng cần được đưa vào yêu cầu kỹ thuật khi những phép thử này có ảnh hưởng tới chất lượng của nguyên liệu dược chất và thành phẩm thuốc khi kiểm nghiệm lô. Ngoài những phép thử đira ra trong phàn này, có thể cần đến thêm các phép thử khác khi có thêm những thông tin mới,
Các phép thử đặc thù cho nguyên liệu dược chất
Các tính chất lỷ hỏa: Đây là những tính chất như pH của dung dịch trong nước điểm chảy – khoảng chảy và chỉ số khúc xạ. Những quy trình dùng để đo các tính chất này thường mang tính đặc trưng và không đòi hỏi nhiều trang thiết bị phức tạp. Việc lựa chọn các phép thử loại này vào yêu cầu kỹ thuật cần được quyết định dựa trên bản chất vật lý cũng như mục đích sử dụng dự kiến của dược chất.
Kỉch thước tiểu phân: Với một số nguyên liệu dược chất mới dự kiến sử dụng cho các thành phẩm thuốc dạng rắn hoặc hỗn dịch, kích thước tiểu phân có thể có tác động đáng kể đến đến tốc độ hòa tan, sinh khả dụng cũng như độ ổn định. Trong những trường họp này, cần đưa vào yêu cầu kỹ thuật phép thử phân bố kích thước tiểu phân VỚI quy trình phân tích thích họp và đưa ra tiêu chí chấp nhận. Để xem xét sự cần thiết của việc thiết lập tiêu chí chấp nhận cho phép thử này, tiến hành theo hình 3.3.
C. Các dạng đa hình: Một số dược chất mới tồn tại ở dưới nhiều dạng kết tinh khác nhau với tính chất vật lý khác nhau. Các dạng đa hình cũng có thể bao gồm các sản phâm solvat hóa hoặc ngậm nước (các dạng đa hình giả) và dạng vô định hình. Trong một số trường hợp, sự khác biệt giữa các dạng đa hỉnh này có thể ảnh hưởng tới chất lượng hay hiệu lực của thành phẩm thuốc. Trong những trường họp các dạng đa hình của dược chất được chứng minh là ảnh hưởng tới hiệu lực, sinh khả dụng hay độ on đinh cua thành phâm thuốc, khi đó trong yêu cầu kỹ thuật càn nêu rõ dạng tôn tại ở thê răn của dược chât.
Các kỷ thuật và phép đo lý hóa thường được dùng để xác định xem có sự tồn tại cùa nhiều dạng đa hình hay không. Những quy trình phân tích này có thể gồm đo điểm chảy (bao gồm kiểm tra hiển vi ở trạng thái nóng chảy), đo phô hông ngoại thê răn, đo nhiễu xạ tia X ở dạng bột, các quy trình phân tích nhiệt (quét nhiệt vi sai, phân tích nhiệt trọng, V.V.), phổ Raman, soi hiển vi quang học, và đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân thể rắn. Để xem xét việc đưa chỉ tiêu chấp nhận về dạng đa hình vào tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu dược chất mới, thực hiện theo các bước trong hình 3.4. Trong đó, các sơ đồ 1 và 2 để đánh giả xem dược chất có thể hiện tính đa hình hay không, và nếu có thì các dạng đa hình khác nhau có thể ảnh hưởng tới hiệu năng của thành phẩm thuốc hay không. Sơ đồ 3 chỉ áp dụng khi đã khẳng định sự tồn tại các dạng đa hình ở nguyên liệu dược chất và các dạng đa hình được chứng tỏ có ảnh hưởng tới hiệu năng thành phẩm. Sơ đồ 3 đánh giả khả năng có thay đổi tỷ lệ các dạng đa hình trong thành phẩm và liệu nếu có thì sự thay đồi này có tác động hay không tới hiệu năng của thành phẩm. Nói chung, rất khó phát hiện sự thay đổi về tỷ lệ các dạng đa hình của dược chất trong thành phẩm. Thường phải sử dụng một phép thử gián tiếp (VD: Thử độ hòa tan) để giám sát hiệu năng của thành phẩm, và chỉ sử dụng phép thử cũng như áp dụng tiêu chí chấp nhận về thành phần các dạng đa hình khi không còn giải pháp khác.
d. Các phép thử cho các dược chất mới hoạt quang
- Tạp chất: Với những dược chất hoạt quang được sử dụng ở dạng đơn đồng phân đối quang, cần xem xét tới kiểm soát giới hạn đồng phân đối quang còn lại như với các loại tạp chât khác. Tuy nhiên, có những trường họp hạn chế về kỹ thuật có thê không cho phép áp dụng cùng mức giới hạn định lượng hay bán định lượng như với các tạp chất khác. Có thể đảm bảo việc kiểm soát độ tinh khiết đối quang bằng việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào hay sản phẩm trung gian của quá trình sản xuất dược chất theo cách thích hợp, kèm theo chứng minh sự phù họp.
- Định lượng: Trong yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn cần có phép thử xác định sự chọn lọc hoạt quang của dược chất. Có thể đáp ứng yêu cầu này bằng cách sử dụng quy trình định lượng chọn lọc hoạt quang hoặc kết họp quy trình định lượng không chọn lọc hoạt quang với các phương pháp kiểm soát tạp đối quang thích họp.
- Đinh tính: Với dược chất được sử dụng ở dạng đơn đồng phân đối quang, các phép thử định tính phải có khả năng phân biệt cả hai đồng phân đối quang và dạng hỗn họp Với dược chất được sử dụng ở dạng hỗn họp racemic, nói chung có hai trường họp cần có phép thử định tính đặc hiệu hoạt quang:
+ Khi có khả năng là đồng phân đối quang đơn được thay thế cho hỗn họp racemic.
+ Khi có bằng chứng cho thấy quá trình kết tinh không tương đồng giữa hai đồng phân sẽ dẫn tới việc tạo ra ngoài ý muốn dược chât là hôn hợp không còn là racemic.
Các bước để đánh giá sự càn thiết phải thực hiện các phép thử đặc trưng cho tính hoạt quang của dược chất trong tiêu chuẩn dược chất mới hay thành phẩm thuốc mới được tóm tắt trong hình 3.5.
e Hàm lượng nước: Phép thừ này quan trọng trong trường họp nguyên liệu dược chất được biết là hút ẩm hoặc bị phân hủy bởi độ ẩm, hoặc khi dược chất được biết là dạng ngậm nước họp thức. Tiêu chí chấp nhận có thể được chứng minh sự phù hợp bằng dữ liệu về những tác động của quá trình hydrat hóa hay hút ẩm. Trong một số trường hợp, quy trình thừ mất khối lượng do làm khô có thể được coi là đủ. Tuy nhiên, tốt nhất cần sử dụng một quy trình đặc hiệu để định lượng nước (VD: Chuẩn độ Karl Fischer).
f. Tạp vô cơ: cần nghiên cứu sự cần thiết của việc đưa các phép thử và tiêu chí chấp nhận để kiểm soát các tạp chất vô cơ (VD: Các chất xúc tác) vào yêu cầu kỹ thuật trong quá trình phát triển sản phẩm và dựa trên hiểu biết về quy trinh sản xuất. Các quy trình phân tích và tiêu chí chấp nhận cho các phép thử tro sulfat, cắn sau nung cần tuân theo các tiền lệ trong dược điển. Tạp vô cơ có thể được xác đinh bằng những quy trinh phân tích phù họp khác như sử dụng quang phổ hấp thụ nguyên tử.
g. Giới hạn vi sinh vật: Có trường hợp cần nêu cụ thể tổng số khuẩn lạc đếm được cùa vi sinh vật hiếu khí, tổng khuẩn lạc đếm được của nấm mốc và nấm men, sự vắng mặt cùa một số vi khuẩn cụ thể (VD: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella, Pseudomonas aeruginosa). Những yêu cầu này cần được đánh giá một cách phù họp sử dụng các quy trình phân tích của dược điển. Loại phép thử vi sinh và tiêu chí chấp nhận đưa vào yêu cầu kỹ thuật cần được dựa trên bản chất của dược chất, phương pháp sản xuất, mục đích sử dụng dự kiến của thành phẩm. Chẳng hạn, phép thử vô khuẩn phù họp với những nguyên liệu dược chất được sản xuất vô khuẩn, và phép thừ nội độc tố phù hợp với nguyên liệu dược chất dùng để sản xuất thành phẩm thuốc tiêm, cần xem xét sự cần thiết phải thiết lập tiêu chí chấp nhận và đưa phép thử giới hạn nhiễm vi sinh vật vào tiêu chuẩn trong từng trường hợp cụ thể theo trình tự họp lý (xem hình 3.6).
Ghi chú: 1Không xét tới các hợp chất thiên nhiên có tính hoạt quang; 2Việc kiểm soát chất lượng về tính chất hoạt quang có thể được thực hiện bằng cách áp dụng giới hạn với nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm trung gian nếu chứng tỏ được sự phù hợp trong giai đoạn phát triển sàn phẩm, nhất là khi dược chất có nhiều tâm hoạt quang, hoặc khi cần kiểm soát tại một bước trước giai đoạn tạo ra sản phẩm cuối trong quy trình tổng hợp dược chất; 3CÓ thể sử dụng quy trình định lượng hoặc xác định tạp đặc hiệu cho dạng đồng phân đối quang thay cho một quy trình định tính dạng đồng phân đối quang; 4CÓ thề sử dụng một quy trình định lượng không hoạt quang kết hợp với một phưomg pháp kiềm soát dồng phân đối quang còn lại thay vì một quy trình định lượng hoạt quang; 5Mức hàm lượng của dồng phân đối quang còn lại trong nguyên liệu dược chất có thề xác định từ dữ liệu cùa quy trình định lượng hoặc một quy trình độc lập khác; 6Kiềm tra đặc tinh hoạt quang của dược chất trong thành phẩm thuốc cố thể không cần thiết nếu quả trình racemic hỏa diễn ra không dáng kề trong quả trình sản xuât và bảo quản thành phâm.
Các phép thử đặc thù cho thành phẩm thuốc
Thành phẩm thuốc chứa dược chất hoạt quang
Sản phẩm phân hủy: Với thành phẩm thuốc có dược chất là đơn đồng phân đối quãng kiểm soát đông phân đoi quang con lại trong thanh pham la can thỉct trư khi chứng minh được hiện tượng racemic hoa diễn ra không đáng kể trong quá trình sản xuất và bảo quản thành phẩm.
Định lượng: Có thể chỉ cần định lượng bằng quy trinh không chọn lọc hoạt quang khi đã chứng minh được hiện tượng racemic hóa diễn ra không đáng kê trong quá trình sản xuất và bảo quản thành phẩm. Nếu không, cần sử dụng quy trình định lượng chọn lọc hoạt quang hoặc kết hợp quy trình đinh lượng không chọn lọc hoạt quang với các phương pháp kiểm soát tạp đối quang thích hợp.
Định tính: Nói chung phép thử định tính đặc hiệu hoạt quang không cần thiết trong yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm chứa dược chất là đơn đồng phân đối quang. Khi có nguy cơ xảy ra hiện tượng racemic hóa trong thành phẩm, việc sử dụng phép thử định lượng chọn lọc hoạt quang hoặc phép thử tạp chất đối quang sẽ phục vụ mục đích định tính.
Thành phẩm dạng viên nén (cỏ bao và không bao) và dạng nang
Độ hòa tan: Yêu cầu kỹ thuật cho các dạng bào chế rắn dùng đường uống thường bao gôm một phép thử đê đánh giá khả năng phóng thích dược chất từ dạng bào chế. Phép thử đánh giá độ hòa tan tại một thời điêm thường được coi là phù hợp cho các dạng phân liêu phóng thích dược chât tức thì. Với các dạng phân liều phóng thích dược chất có kiêm soát, cân thiêt lập các điều kiện thử nghiệm và quy trình lấy mẫu thử độ hòa tan thích hợp. Ví dụ, cần tiến hành lấy mẫu nhiều thời điểm khi thử độ hòa tan các dạng phân liều phóng thích kéo dài, và thử độ hòa tan ở hai giai đoạn (sử dụng các môi trường thừ khác nhau kê tiêp nhau hoặc song song theo cách thích hợp) với các dạng phân liều phóng thích chậm. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là cần xem xét tới quàn thể các bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc khi thiết lập phép thử và tiêu chí chấp nhạn. Trong một số trường hợp có thể thay thế phép thử độ hòa tan bằng phép thử độ ra.
Với các thành phẩm thuốc phóng thích dược chất tức thì có sinh khả dụng bị ảnh hưởng đáng kể bởi tốc độ hòa tan của dược chất, cần thiết kế điều kiện thử để cho phép phân biệt các lô thành phẩm có mức sinh khả dụng không chấp nhận được. Nếu những thay đổi về công thức bào chê hoặc điều kiện của quy trình sản xuất ảnh hưởng đáng kể tới độ hòa tan và những thay đổi đó không được kiêm soát trong bât cứ phép thử nào khác của yêu cầu kỹ thuật, cần sử dụng điều kiện thử độ hòa tan có thê phân biệt được những thay đổi này.
Khi độ hòa tan ảnh hưởng đáng kể tới sinh khả dụng, tiêu chí chấp nhận của phép thử độ hòa tan phải được thiết lập ơ mửc cho phép loại bò các lô thànhphâm sinh khả dụng Song chip nhận được. Nêu không, các điêu kiện và tiêu chi chấp nhận của phép thử độ hòa tan cần được thiết lập trên những lô thuốc cho kêt quả lâm sàng.
Với các thành phẩm thuốc phóng thích dược chất kéo dài, mối tương quan giữa in vitro và in vivo về sinh khả dụng có thể được sử dụng để thiết lập tiêu chí chấp nhận khi có sẵn dữ liệu sinh khả dụng trên người của các công thức bào chế cho tốc độ phóng thích dược chất khác nhau. Khi không có sẵn các dữ liệu này, đồng thời không thể chứng minh được sự phóng thích dược chất là độc lập với điều kiện thử độ hòa tan in vitro, cần thiết lập tiêu chí chấp nhận dựa trên dữ liệu về các lô đã có. Để quyết định sự cần thiết phải đưa phép thử độ hòa tan vào tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm thuốc mới cũng như thiết lập tiêu chí chấp nhận phù hợp cho phép thử này, cần trải qua trình tự đánh giá như hình 3.8.
Độ rã: Với các thảnh phẩm thuốc hòa tan nhanh (lượng được chắt hòa tan > 80% trong 15 phứt ờ khi thử độ hòa tan in vitro ờ các pH 1,2; 4,0 và 6,8) chứa được chất có tính tan tốt trong toàn dải pH sinh lý (thể tích đung môi hòa tan lượng dược chất trong một đơn vị phân liều < 250 ml trong khoảng pH từ 1,2 tới 6,8), có thể dùng phép thừ độ rã thay thế phép thử độ hòa tan. Dùng phép thử độ rã thích họp nhất khi đã thiết lập đUỌc mối quan hộ với độ hòa tan hoặc khi phcp thư đọ ra được chưng mưih la co đọ phan biệỊ cao hơn phép thừ độ hòa tan. Trong những trương họp như vạy, phcp thư đọ hoa tan Cổ thể không còn cần thiết. Khi lựa chọn giưa phcp thư đọ hoa tan va phcp thư đọ ra, cân có đủ thông tin để chửng tỏ cho độ vững chắc của công thức bào chê và quy trình sản xuất.
Độ cứng/độ mài mòn: Phép thử độ cứng và/hoặc độ mài mòn nhìn chung nên sử dụng để kiểm tra trong quy trình sản xuất (in-process control). Vì vậy thường không cần thiết phải đưa các phép thử này vào yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm. Neu độ cứng và đô mài mòn đó tác động quan trọng tới chất lượng thành phẩm (VD: Với viên nhai), cần đưa phép thử này cùng tiêu chí chấp nhận phù họp vào yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm.
Độ đồng đều của đơn vị phân liều: Phép thử này bao gồm cả khối lượng của đơn vị phân liều và hàm lượng dược chất trong đơn vị phân liều, cần thực hiện theo một quy trình của dược điển. Nói chung, trong yêu cầu kỹ thuật cần có một trong hai phép thử này, nhưng không nhất thiết phải có cả hai. Nếu thích họp, có thể thực hiện phép thử này trong quy trình sản xuất.
Hàm lượng nước: Trong trường họp càn thiết phải đưa phép thử này vào yêu càu kỵ thuật. Tiêu chí chấp nhận có thể được thiết lập và chứng minh sự phù họp bằng dữ liệu vê tác động của quá trình hydrat hóa hay hút ẩm của thành phẩm. Trong một số trường hợp, quy trình thử mất khối lượng do làm khô có thể được coi là đủ. Tuy nhiên, tốt nhất cân sử dụng một quy trình đặc hiệu để đinh lượng nước (VD: Chuẩn độ Karl Fischer).
Giới hạn vi sinh vật: Phép thử giới hạn vi sinh vật chịu ảnh hưởng của Thực hành sản xuât tốt (GMP) cũng như công tác đảm bảo chất lượng. Nói chung nên thực hiện phép thử này với thành phẩm, trừ khi các thành phần trong công thức bào chế đã được kiêm nghiệm trước khi sản xuất và nghiên cứu thẩm định quy trình sản xuất chứng minh răng quy trình không gây ra nguy cơ đáng kể làm nhiễm vi sinh vật hay làm vi sinh vật phát triên nhân lên. Nguyên tắc này áp dụng cả với các tá dược trong công thức bào chế của thành phâm. Có thê thực hiện thử giới hạn vi sinh vật theo đinh kỳ thay vì kiểm nghiệm trên tất cả các lô thành phẩm khi chứng minh được sự phù họp.
Có trường hợp càn nêu cụ thể tổng số khuẩn lạc đếm được của vi sinh vật hiếu khí, tổng khuẩn lạc đếm được của nấm mốc và nấm men, sự vắng mặt của một số vi khuẩn cụ thể (VD: Staphylococcus aureus, Escherichia cop. Salmonella, Pseudomonas aeruginosa). Những yêu càu này cần được đánh giá một cách phù hợp sử dụng các quy trình phân tích của dược điển, và việc lấy mẫu kiểm tra phải được quy định một cách thích họp về tần suất hoặc thời điểm lấy mẫu trong quy trình sản xuất dựa trên dữ liệu và kinh nghiệm. Loại phép thử vi sinh và tiêu chí chấp nhận đưa vào yêu cầu kỹ thuật cân được dựa trên bản chất của dược chất, phương pháp sản xuất, mục đích sử dụng dự kiến của thành phẩm. Khi chứng minh được sự phù hợp, có thể đề xuất không cần phép thử giới hạn vi sinh vật cho ỹeu cau kỹ thuật của các dạng bào chế rắn dùng đường uống. Việc quyết định sự cần thiet đưa phep thử giới hạn vi sinh vật vào tiêu chuẩn chất lượng có thể thực hiện theo các bước ở hình 3.7.
Thành phẩm dạng lỏng dùng đường uống
Đồng đều cùa đom vị phân liều: Việc cân nhắc đưa phép thừ độ đồng đều đơn vị phân liều vào yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm lỏng cũng tương tự như với chế phẩm rắn dạng viên nén và nang. Với chế phẩm lỏng, phép thử độ đồng đều đơn vị phân liều có thể áp dụng cho cả các dạng bào chế đóng gói đơn liều và đa liều.
Với dạng bào chế lỏng đóng gói đa liều, đơn vị phân liều được coi là liều thường dùng của bệnh nhân. Liều đơn vị này có thể được đo lường trực tiếp hoặc tính toán từ tổng khối lượng hay thể tích đo lường được chia cho số liều dùng trong một đơn vị đóng gói. Nếu dụng cụ đong liều (như ống nhỏ giọt) là một phần của bao bì, cần dùng dụng cụ này để đo liều đơn vị. Neu không, cần dùng một dụng cụ đo lường chuẩn.
Với thuốc bột dùng để pha dung dịch uống, độ đồng đều đơn vị phân liều nói chung được đánh giá qua phép thử đồng đều khối lượng.
- PH: Trong những trường hợp cần thiết cần đưa phép thử pH vào yêu cầu kỹ thuật cùng tiêu chí chấp nhận được chứng minh sự phù hợp.
- Giới hạn vi sinh vật: Việc cân nhác đưa phép thử độ đồng đều đơn vị phân liều vào yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm lỏng cũng tương tự như với chế phẩm rắn dạng viên nén và nang (theo các bước ở hình 3.7). Khi có bằng chứng khoa học đầy đủ, có thể đề xuất không đưa phép thử giới hạn vi sinh vật vào yêu cầu kỹ thuật của thuốc bột dùng pha dung dịch uống.
- Hàm lượng chất bảo quản chống vỉ sình vật: Vói các thành phẩm lỏng dùng đường uống có chất bảo quản trong thành phần công thức bào chế, cần đưa phép thừ này vào yêu cầu kỹ thuật cùng tiêu chí chấp nhận. Tiêu chí chấp nhận cho hàm lượng chất bảo quản cần được dựa trên mức nồng độ chất bảo quản cần thiết để duy trì chất lượng về vi sinh vật của thành phẩm trong suốt thời gian tuổi thọ dự kiến cũng như phù hợp với mục đích sử dụng. Nồng độ thấp nhất chấp nhận của chất bảo quản cần được chứng tỏ là đủ hiệu quả để kiểm soát vi sinh vật bằng cách sử dụng một phép thử đánh giá hiệu lực chất bảo quản kháng vi sinh vật của dược điển.
- Phép thử hàm lượng chất bảo quản kháng vi sinh vật thường được đưa vào yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm khi xuất xưởng. Trong một số điều kiện, việc kiểm tra trong quá trình sản xuất thay vì kiểm nghiệm khi xuất xưởng có thể là đủ. Nhưng dù phép thử hàm lượng chất bảo quản được thực hiện trong quá trình sản xuất, tiêu chí chấp nhận của chỉ tiêu này vẫn phải đưa vào yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm.
- Hiệu lực của chất bảo quản kháng vi sinh vật cần được chứng tỏ trong giai đoạn phát triển thành phẩm, trong giai đoạn nâng quy mô sản xuất, và trong suốt thời gian tuổi thọ cùa thành phẩm (VD: càn đưa phép thử này vào nội dung đánh giá độ ổn định).
- Hàm lượng chất bảo quản chống oxy hỏa: Nếu công thức bào chế sử dụng chất bảo quản chống oxy hóa, cần thực hiện phép thừ đánh giá hàm lượng chất bào quản chống oxy hóa trong yêu càu kỹ thuật thành phẩm khi xuất xưởng. Trong một số trường hợp có thể bỏ qua phép thử này trong yêu cầu kỹ thuật thành phẩm trong thời hạn sử dụng, và phép thử này có thể được thực hiện trong quá trình sản xuât thay vì khi xuât xưởng. Khi phépthử hàm lượng chất bảo quản chống oxy hóa được thực hiện trong trong quá trinh sản xuất, tiêu chí chấp nhận của chỉ tiêu này vẫn phải đưa vào yêu câu kỹ thuật của thành phâm.Nếu chỉ kiểm tra hàm lượng chất bảo quản chống oxy hóa khi xuất xưởng, càn xem xét lại mỗi khi thay đổi quy trình sản xuất hoặc bao bì.
Thể tich lẩy ra được: Nhỉn chung, khi quá trình phát triển sản phẩm và dữ liệu độ ổn đinh cho thấy thể tích thành phẩm lấy được khỏi bao bì đều ổn định ở mức chấp nhận được, việc bỏ phép thử này trong yêu cầu kỹ thuật được chấp nhận, cần xem xét lại việc bỏ qua phép thử này khi có thay đổi về công thức bào chế hoặc bao bì.
Khi dữ liệu cho thấy cần kiểm soát thể tích lấy ra được, cần đưa phép thử này cùng tiêu chí chấp nhận vào yêu cầu kỹ thuật của các loại dung dịch uống trong bao bì không phải là thủy tinh hoặc trong bao bì thủy tinh có nút không phải là thủy tinh. Thành phần của bao bì phải được cung cấp thông tin đầy đủ, và thu thập dữ liệu về các thành phần này sớm nhất có thể ngay từ giai đoạn đầu phát triển sản phẩm.
Hàm lượng ancol: Khi alcol được công bố mang tính định lượng trên nhãn thành phẩm theo quy định quản lý, hàm lượng alcol trong thành phẩm cần được kiểm soát trong yêu cầu kỹ thuật, có thể bằng quy trình đinh lượng hoặc thông qua tính toán.
Độ hòa tan: Trong một số trường họp (VD: Dược chất khó tan), cần đưa vào yêu cầu kỹ thuật phép thử độ hòa tan cùng tiêu chí chấp nhận với các thành phẩm uống dạng hỗn dịch hoặc bột pha hỗn dịch. Phép thử độ hòa tan cần được đưa vào yêu cầu kỹ thuật khi xuất xưởng, cũng có thể thực hiện trong quá trình sản xuất nếu dữ liệu phát triển sản phẩm chứng minh được sự phù hợp. Thiết bị, môi trường, điều kiện thử nên theo dược điển, nếu không cần chứng minh sự phù họp. Các quy trình thử độ hòa tan, dù làm theo các thiết bị, điều kiện trong dược điển hay ngoài dược điển đều phải được thẩm định.
Với các dạng bào chế phóng thích dược chất tức thì, chỉ cần thử độ hòa tan tại một thời điểm. Với các dạng bào chế phóng thích dược chất có kiểm soát cần lấy mẫu nhiều điểm với khoảng giãn cách phù họp. Tiêu chí chấp nhận cần được thiết lập dựa trên khoảng dao động của độ hòa tan quan sát được và phải tính đến đặc trưng hòa tan của các lô thành phẩm đã cho hiệu quả chấp nhận được trên in vivo, cần xem xét đến dữ liệu phát triển sản phẩm khi quyết định có cần đưa phép thử độ hòa tan hay phân bố kích thước tiểu phân vào yêu cầu kỹ thuật hay không.
Phân bố kích thước tiểu phân: Với các hỗn dịch uống, có thể cần đưa ra tiêu chi chấp nhận mang tính định lượng và quy trình phân tích để xác định phân bố kích thước tiểu phân. Cần sử dụng dữ liệu phát triển sản phẩm khi xác định xem có càn thiết thử độ hòa tan hay phân bố kích thước tiểu phân với thành phẩm hỗn dịch uống hay không.
Phép thử phân bố kích thước tiểu phân cần được tiến hành khi xuất xưởng, cũng có thể thực hiện trong quá trình sản xuất nếu dữ liệu phát triển sản phẩm chứng minh được sự phù họp. Nếu trong quá trình phát triển sản phẩm đã chứng minh được thành phẩm luôn phóng thích dược chất nhanh, có thể đề xuất loại bỏ phép thử phân bố kích thước tiểu phân khỏi yêu cầu kỹ thuật.
Khi chứng minh được sự phù hợp, có thể đưa phép thử phân bố kích thước tiểu phân vào yêu cầu kỹ thuật thay thế phép thử độ hòa tan. Tiêu chí chấp nhận của phép thử cần nêu rõ giải phân bố kích thước tiểu phân chấp nhận được dưới dạng tỷ lệ phần trăm tiểu phân trong từng khoảng cụ thể so với tổng sổ. Giới hạn trên, dưới và trung binh của kích thước tiểu phân cần được xác định rõ ràng.
Tiêu chí chấp nhận cần dựa trên kết quả khoảng giao động thực tế quan sát được, và cần xem xét tới đặc trưng hòa tan của các lô thành phẩm đã cho hiệu quả chấp nhận được trên in vivo cũng như mục đích sử dụng dự kiến của thành phẩm, cần đánh giá khả năng tăng kích thước tiểu phân trong giai đoạn phát triển sản phẩm và xem xét tới những kết quả này khi đưa ra tiêu chí chấp nhận.
- Khả năng tải phân tản: Với các hỗn dịch uống bị lắng trong quá trinh bảo quản, cần đưa ra tiêu chí chấp nhận về khả năng tái phân tán. Để đánh giá chỉ tiêu này cần nêu rõ quy trình lắc (thủ công hoặc dùng thiết bị), thời gian lắc. Có thể quy định chi thử định kỳ phép thử này, không bắt buộc phải thử trên tất cả các lô thành phẩm hoặc loại bỏ phép thử này không đưa vào yêu cầu kỹ thuật thành phẩm nếu dữ liệu từ quá trình phát triển sản phẩm chứng minh được sự phù hợp.
- Các đặc tỉnh lưu biến học: Với các dung dịch hay hỗn dịch tương đối nhớt, có thể cần phải đưa các phép thử kiểm tra đặc tính lưu biến học (độ nhớt, tỷ trọng riêng) vào yêu cầu kỹ thuật. Trong những trường họp này, phép thử cụ thể cần thực hiện và tiêu chí châp nhận phải được nêu rõ. Từ dữ liệu của quá trinh phát triển sản phẩm có thể bỏ qua phép thử này hoặc chỉ cần quy định thử định kỳ mà không bắt buộc tiến hành trên mọi lô sản phẩm nếu chứng minh được sự phù họp.
- Thời gian hoàn nguyên: Với thành phẩm dạng bột khô dùng để pha dung dịch hay hỗn dịch uống cần đưa ra phép thử về thời gian hoàn nguyên cùng tiêu chí chấp nhận. Cần chứng minh sự phù họp của dung môi hoàn nguyên được chọn. Từ dữ liệu của quá trình phát triển sản phẩm có thể bỏ qua phép thử này hoặc chỉ cần quy định thử định kỳ mà không bắt buộc tiến hành trên mọi lô sản phẩm nếu chứng minh được sự phù hợp.
- Hàm lượng nước: Với bột khô dùng để pha dung dịch hay hỗn dịch uống, trong những trường họp cần thiết cần đưa vào yêu cầu kỹ thuật một phép thử và tiêu chí chấp nhận về hàm lượng nước. Nếu ảnh hưởng của hút ẩm và hydrat hóa đã được đánh giá đầy đủ trong quá trình phát triển sản phẩm, chỉ cần phép thử mất khối lượng do làm khô là đủ. Trong một số trường hợp có thể cần quy trình phân tích đặc hiệu hơn như chuẩn độ Karl Fischer.
Thành phẩm thuốc tiêm
Đằng đều của đơn vị phân liều: Phép thử này bao gồm cả khối lượng của đơn vị phân liều và hàm lượng dược chất trong đơn vị phân liều, cần thực hiện theo một quy trình của dược điển. Nói chung, trong yêu cầu kỹ thuật của các dạng bột pha tiêm cần có một trong hai phép thử này, nhưng không nhất thiet phải có cả hai. Nêu thích hợp có thê thực hiện phép thử này trong quá trình sản xuất, nhưng vẫn phải đưa tiêu chí chấp nhận vào yêu câu kỹ thuật. Phép thử này có thể áp dụng cho các các dạng thành phẩm đơn liều và đa liều.
- pH:Khi cần thiết phải đưa ra tiêu chí chấp nhận về khoảng pH trong yêu cầu kỳ thuật và chứng minh sự phù hợp của tiêu chí này.
- Độ vô khuẩn: Tất cả các thành phẩm thuốc tiêm, tiêm truyền phải có phép thù đánh giá độ vô khuẩn.
- Nội độc tổ/chỉ nhiệt tố: Trong yêu cầu kỹ thuật thành phẩm thuốc tiêm cần cỏ phép thử nội độc tố cùng tiêu chí chấp nhận với quy trĩnh phân tích phù họp như phương pháp sừ dụng limulus amoebocyte Khi chứng minh sự phù họp, có thể sử dụng phép thừ chí nhiệt tố thay thế phép thử nội độc tố.
- Tiểu phân: Các thành phẩm thuốc tiêm càn có tiêu chí chấp nhận thích họp về tiểu phân. Trong đó thường bao gồm tiêu chí chấp nhận về tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường, độ trong của dung dịch và tiểu phân không nhìn thấy bằng mắt thường.
- Hàm lượng nước: Với thành phẩm thuốc tiêm dầu và bột pha tiêm, càn xem xét đưa vào yêu cầu kỹ thuật phép thử hàm lượng nước với quy trình phân tích và tiêu chí chấp nhận cụ thể. Nếu tác động cùa quá trình hút ẩm và hydrat hóa đã được xác định rõ trong giai đoạn phát triển sản phẩm, chỉ cần thử mất khối lượng do làm khô. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần sử dụng quy trình phân tích đặc hiệu hơn như chuẩn độ Karl
- Hàm lượng chất bảo quản chống vi sình vật: Với thành phẩm thuốc tiêm cần sử dụng chất bảo quản chống vi sinh vật, cần đưa vào yêu cầu kỹ thuật phép thử hàm lượng chất bảo quản cùng tiêu chí chấp nhận. Tiêu chí chấp nhận cho hàm lượng chất bảo quản cần được dựa trên mức nồng độ chất bảo quản cần thiết để duy trì chất lượng về vi sinh vật của thành phẩm trong suốt thời gian tuổi thọ dự kiến cũng như phù hợp với mục đích sử dụng. Nồng độ thấp nhất chấp nhận của chất bảo quản cần được chứng tỏ là đủ hiệu quả để kiểm soát vi sinh vật bàng cách sử dụng một phép thử đánh giá hiệu lực chất bảo quản kháng vi sinh vật của dược điển.
- Phép thử hàm lượng chất bảo quản kháng vi sinh vật thường được đưa vào yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm khi xuất xưởng. Trong một số điều kiện, việc kiểm tra trong quá trình sản xuất thay vì kiểm nghiệm khi xuất xưởng có thể là đủ. Nhưng dù phép thử hàm lượng chất bảo quản được thực hiện trong quá trình sản xuất, tiêu chí chấp nhận của chỉ tiêu này vẫn phải đưa vào yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm.Hiệu lực của chất bảo quản kháng vi sinh vật cần được chứng tỏ trong giai đoạn phát triển thành phẩm, trong giai đoạn nâng quy mô sản xuất, và trong suốt thời gian tuồi thọ của thành phẩm (VD: cần đưa phép thử này vào nội dung đánh giá độ ổn định).
- Chất bảo quản chống oxy hóa: Nếu công thức bào chế sử dụng chất bảo quản chống oxy hóa, cần thực hiện phép thử đánh giá hàm lượng chất bảo quản chống oxy hóa trong yêu cầu kỹ thuật thành phẩm khi xuất xưởng. Trong một số trường hợp có thể bỏ qua phép thử này trong yêu cầu kỹ thuật thành phẩm trong thời hạn sử dụng, và phép thử này có thể được thực hiện trong quá trình sản xuất thay vì khi xuất xưởng. Khi phép thừ hàm lượng chất bảo quản chống oxy hỏa được thực hiện trong trong quá trình sản xuất, tiêu chí chấp nhận của chỉ tiêu này vẫn phải đưa vào yêu cầu kỳ thuật cùa thành phẩm
Thử hoạt động của hệ thống đưa thuốc: Các thành phẩm thuốc tiêm đóng gói dưới dạng xi lanh làm đày sẵn, bơm tiêm tự động hoặc các dạng hệ thống đưa thuốc khác cần có phép thử hoạt động của hệ thống đưa thuốc cùng tiêu chí chấp nhận. Tùy thuộc loại hệ thống đưa thuốc, các phép thử này có thể gồm kiểm soát khả năng đưa thuốc khỏi xi lanh, áp lực của bơm đưa thuốc, độ kín của gioăng (kiểm tra rò rỉ) hoặc các thông số khác như lực giải phóng pit tông, lực đẩy của pit tông khi đưa thuốc, v.v. Các phép thử này có thể thực hiện trong quá trình sản xuất trong những hoàn cảnh phù họp. Có thể quy định thực hiện định kỳ các phép thử này thay vì kiểm tra ưên tất cả các lô hay loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần phép thử này khỏi yêu cầu kỹ thuật nếu dữ liệu trong quá trình phát triển sản phẩm chứng minh được sự phù họp.
Sức thẩm thấu: Khi một thành phẩm thuốc tiêm công bố rõ sức thẩm thấu (đẳng trương, ưu trương, v.v), trong yêu cầu kỹ thuật cần kiểm soát sức thẩm thấu bằng một phép thử thích hợp. Có thể thay bàng kiểm tra trong quy trình sản xuất hoặc quy định tiến hành thử đinh kỳ hoặc tính toán trực tiếp sức thẩm thấu nếu dữ liệu từ quá trình phát triển sản phẩm chứng minh được sự phù hợp.
Phân bố kích thước tiểu phân: Với các thành phẩm thuốc tiêm dạng hỗn dịch có thể phải quy đinh phép thử phân bố kích thước tiểu phân cùng quy trình phân tích và tiêu chí chấp nhận. Dựa vào dữ liệu phát triển sản phẩm để quyết định xem có cần thực hiện phép thử phân bố kích thước tiểu phân hay thử độ hòa tan hay không.
Nếu chỉ kiểm tra hàm lượng chất bảo quản chống oxy hóa khi xuất xưởng, cần xem xét lại mỗi khi thay đổi quy trình sản xuất hoặc bao bì.
Thể tích lấy ra được từ bao bì: Kiểm tra thể tích lấy ra được từ bao bì với thuốc tiêm quan trọng hơn nhiều so với thuốc dạng lỏng dùng đường uống. Tuy nhiên, khi dữ liệu phát triển sản phẩm và đánh giá độ ổn định chứng tỏ rằng thể tích lấy ra được luôn cao hơn mức độ chấp nhận được và an toàn, có thể chấp nhận bỏ qua phép thử này trong yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm. Tuy nhiên việc bỏ qua cần được xem xét đánh giá lại khi thay đổi công thức bào chế hoặc bao bì.
Với các thành phẩm thuốc tiêm đóng gói trong bao bì không phải là thủy tinh hoặc bao bì thủy tinh với nắp đậy bằng vật liệu đàn hồi, trong yêu cầu kỹ thuật cần có phép thử về thể tích lấy ra được từ bao bì kèm theo tiêu chí chấp nhận nếu dữ liệu phát triển sản phẩm và đánh giá độ ổn định cho thấy cần kiểm soát chỉ tiêu này. Các thành phần của hệ thống bao bì (VD: Nút cao su) cần được liệt kê đầy đủ, và cần thu thập sớm nhất có thể dữ liệu về những thành phần này trong quá trình phát triển sản phẩm.
Nếu nghiên cứu phát triển sản phẩm chứng tỏ kích thước tiểu phân là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến phóng thích dược chất, cần đưa phép thử phân bố kích thước tiếu phân vào yêu cầu kỹ thuật thay vì phép thử độ hòa tan. cần cung cấp thông tin chứng minh sự phù hợp khi đưa ra quyết định này. Tiêu chí chấp nhận của phép thử cần nếu rõ giải phân bố kích thước tiểu phân chấp nhận được dưới dạng tỷ lệ phần trăm tiểu phân trong từng khoảng cụ thể so với tổng số. Giới hạn trên, dưới và trung bình của kích thước tiểu phân cần được xác định rõ ràng.
Tiêu chí chấp nhận cần dựa trên kết quả khoảng giao động thực tê quan sát được và cần xem xét tới đặc trưng hòa tan của các lô thành phẩm đã cho hiệu quả châp nhận được trên in vivo cũng như mục đích sử dụng dự kiến của thành phẩm, càn đánh giá khâ năng tăng kích thước tiểu phân trong giai đoạn phát triển sản phẩm và xem xét tới những kết quả này khi đưa ra tiêu chí chấp nhận.
Phép thừ phân bố kích thước tiểu phân nên được thực hiện khi xuất xưởng. Có thề đưa phép thử này vào kiểm tra trong quy trình sản xuất nếu dữ liệu phát triển sản phẩm chứng minh được sự phù hợp. Có thể loại phép thử này khỏi yêu cầu kỹ thuật nếu quá trình phát triển sản phẩm cho thấy thành phẩm có đặc tính phóng thích dược chất nhanh chóng một cách ổn định.
- Khả năng tái phân tản: Có thể cần phải đưa phép thử khả năng tái phân tán cùng tiêu chí chấp nhận vào yêu cầu kỹ thuật của thuốc tiêm dạng hỗn dịch. Quy trình lắc đề thử (lắc tay hay bàng thiết bị cơ học) cũng như thời gian tái phân tán cần được nêu rõ. Có thể bò qua phép thừ này trong yêu cầu kỹ thuật hoặc quy định kiểm tra định kỳ nếu chứng minh được sự phù hợp thông qua dữ liệu từ quá trình phát triển sản phẩm.
- Thời gian hoàn nguyên: Với thành phẩm dạng bột khô dùng để pha thuốc tiêm cần đưa ra phép thử về thời gian hoàn nguyên cùng tiêu chí chấp nhận, cần chứng minh sự phù hợp của dung môi hoàn nguyên được chọn. Từ dữ liệu của quá trình phát triển sản phẩm có thể bỏ qua phép thử này hoặc chỉ cần quy đinh thử đinh kỳ mà không bắt buộc tiến hành trên mọi lô sản phẩm nếu chứng minh được sự phù họp.
THIẾT LẬP YÊU CÀU KỸ THUẬT CHO CÁC LOẠI THUỐC CÓ NGUÒN GỐC TỪ CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ SINH PHÀM
Các nguyên tắc cho việc thiết lập yêu cầu kỹ thuật
Xác định các đặc trưng của đối tượng
Cần phải xác định các đặc trưng của một sản phẩm từ công nghệ sinh học hoặc sinh phẩm (bao gồm xác định các tính chất lý hóa, hoạt tính sinh học, đặc tính hóa miễn dịch, độ tinh khiết và tạp chất) bằng những kỹ thuật thích hợp để có thể thiết lập được yêu cầu kỹ thuật phù hợp. Các tiêu chí chấp nhận cần được thiết lập và chứng minh sự phù hợp dựa trên dữ liệu từ các lô sản phẩm được sử dụng trong các nghiên cứu tiền lâm sàng và/hoặc lâm sàng, dữ liệu từ các lô sản phẩm được dùng để minh chứng sự ổn định của quy trình sản xuất và nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm, cùng các dữ liệu có liên quan từ quá trình phát triển sản phẩm.
Đặc tỉnh lý hóa: Việc xác định đặc trưng lý hóa của sản phẩm bao gồm xác định thành phần, tính chất vật lý và cấu trúc bậc nhất của sản phẩm mong muốn. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng phương pháp thích hợp để thu được thông tin về cấu trúc bậc cao hơn của sản phẩm mong muốn.
Do quá trình sinh tổng họp bằng sinh vật sống được sử dụng để tạo ra các protein, trong cấu trúc của protein sản phẩm luôn có mức độ không đồng nhất về cấu trúc mang tính cố hữu. Vì vậy, sản phẩm mong muốn có thể là một hỗn hợp của các dạng biến đổi sau sinh tống hợp đã được lường trước. Những dạng biến đổi này có thể có hoạt tính và không gây ra tác dụng có hại cho sự an toàn và hiệu lực của sản phẩm. Nhà sản xuất càn chỉ rõ dạng thức không đồng nhất của sản phẩm và chứng tỏ sự tương đồng với dạng thức không đồng nhất của các lô đã dùng trong nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng. Nếu chứng tỏ được sự ổn định về dạng thức không đồng nhất của sản phẩm, có thể không cần đánh giá hoạt tính, hiệu lực và an toàn (bao gồm khả năng gây phản ứng miễn dịch) của các dạng biến đổi riêng rẽ.
Sự không đồng nhất về cấu trúc cũng có thể hình thành trong quá trình sản xuất và/hoặc bảo quản của nguyên liệu dược chất hay thành phẩm. Vì sự không đồng nhất quyết định chất lượng của sản phẩm, nên mức độ và đặc tính của sự không đồng nhất cần được xác định để đảm bảo sự ồn định đồng đều giữa các lô về chất lượng. Khi những biến thể của sản phẩm mong muốn có các đặc tính tương tự với sản phẩm mong muốn về hoạt tính, hiệu lực và an toàn, chúng được coi là những hợp chất liên quan tới sản phẩm. Khi quy trình thay đồi và các sản phẩm phân hủy tạo thành những dạng thức không đồng nhất khác biệt với các dạng thức xác định được trong sản phẩm sử dụng cho quá trình phát triển tiền lâm sàng và lâm sàng, cần đánh giá mức độ có ý nghĩa của những thay đổi này.
Đe xác định các đặc trưng lý hóa của các sản phẩm từ công nghệ sinh học hay sinh phẩm, nhìn chung cần thực hiện các nhóm phép thử sau bằng các kỹ thuật phân tích phù họp cho từng trường hợp cụ thể:
Xác định và xác nhận đặc trưng về cấu trúc:
- Trình tự acid amin: cần xác định cụ thể trình tự acid amin của sản phẩm mong muốn ở mức độ tối đa có thể được, và so sánh với trình tự acid amin suy đoán từ trình tự gen mã hóa sản phẩm mong muốn.
- Thành phần acid amin: Thành phần tong acid amin được xác định bằng các quy trình thủy phân và phân tích khác nhau, so sánh với thành phần acid amin suy đoán từ trình tự gen mã hóa sản phẩm mong muốn hoặc họp chất tự nhiên có tác dụng tương tự nếu cần thiết. Trong nhiều trường hợp, phân tích thành phần acid amin cung cấp những thông tin hữu ích về cấu trúc với các peptid và protein nhỏ, nhưng nhìn chung những dữ liệu loại này ít đặc trưng cho các protein lớn. Trong nhiều trường họp, kết quả định lượng acid amin có thể dùng để xác định hàm lượng
- Các đầu tận của chuỗi acid amin: Việc phân tích acid amin ở đàu tận nhằm xác định bản chất và sự đồng nhất của các acid amin ở đầu tận amino và đàu tận carboxy. Nếu phát hiện thấy sản phẩm mong muốn không đồng nhất về các acid amin đầu tận, cần xác định tỷ lệ tương đối của các dạng khác nhau bằng quy trình phân tích phù họp. Trình tự của các acid amin ở hai đàu tận cần được so sánh với trình tự acid amin đầu tận suy đoán từ trình tự gen mã hóa sản phẩm mong muốn.
- Giản đò peptỉd: Sản phẩm được phân mảnh chọn lọc thành các mảnh peptid nhờ enzyme hay hóa chất, các mảnh peptid tạo thành được phân tích bằng các quy trình phù hợp như HPLC. cần định tính chi tiết hết mức có thể các mảnh peptid bằng các kỹ thuật như phân tích thành phàn acid amin, phân tích trình tự ở đầu tận amino hoặc bằng khối phổ. Lập giản đồ peptid của nguyên liệu dược chất hay thành phâm băng quy trinh phíi hợp được thẩm đinh là phương pháp hay được dùng để xác nhận câu trúc mong muôn cùa sản phẩm để xuất xưởng cho lô sản phẩm.
- Nhỏm sulfuhydryl và cầu disulfld:Nếu dựa trên trình tự gen mã hóa trong sản phẩm mong muốn có mặt cystein, nên xác định triệt để nhất có thể số lượng và vị trí của các nhóm sulfuhydryl tự do và/hoặc các cầu Có thể lập giản đồ peptid (dưới các điều kiện có khử và không khử), phân tích khối phổ hoặc sử dụng các kỹ thuật phân tích phù hợp khác cho việc đánh giá số lượng nhóm suliùhydryl và cầu disulfid.
- Cấu trúc hydrat carbon: Với các glycoprotein, thành phần hydrat carbon (đường trung tính, đường amin, và acid sialic) cần được xác định. Ngoài ra, cần phân tích chi tiết nhất có thể cấu trúc mạch hydrat carbon, đặc trưng oligosaccarid (tính chất phân nhánh) vị trí gắn hydrat carbon vào chuỗi
Đánh giá các đặc tính lý hóa:
- Khối lượng hoặc kích thước phân tử: Có thể xác định bàng sác ký loại cỡ, điện di trên gel SDS-polyacrylamid (trong điều kiện có khử và/hoặc không khử), phân tích khối phổ hay các kỹ thuật thích hợp khác.
- Đặc trưng isoform:Xác định bàng hội tụ đẳng điện hay các kỹ thuật thích hợp khác.
- Hệ số tắt Ợiay độ hấp thụ molar):Trong nhiều trường họp cần xác định hệ số tắt (hay độ hấp thụ molar) của sản phẩm mong muốn tại một bước sóng nhất định trong vùng UV-Vis (chẳng hạn như 280 nm). Hệ số tắt được xác định bằng cách đo độ hấp thụ ƯV- Vis của một dung dịch sản phẩm có hàm lượng protein biết trước nhờ xác đinh qua các kỹ thuật thích hợp như phân tích thành phần acid amin hay xác đinh hàm lượng ni tơ. Nếu độ hấp thụ UV-Vis được dùng để xác định hàm lượng protein, cần sử dụng hệ số tắt của đúng sản phẩm đang phân tích.
- Các đặc trưng về điện di: Có thể xác định các đặc trưng vè điện di cùng dữ liệu định danh, độ đồng nhất và tinh khiết của sản phẩm bằng điện di trên gel polyacrylamid, hội tụ đẳng điện, điện di trên gel SDS-polyacrylamid, Western-blot, điện di mao quản hay các kỹ thuật phù họp khác.
- Các đặc trưng về sắc kỷ: Có thể xác định các đặc trưng về điện di cùng dữ liệu định danh, độ đồng nhất và tinh khiết của sản phẩm bằng sắc ký loại cỡ, sắc ký lỏng pha đảo, sắc ký trao đổi ion, sắc ký ái lực hay các kỹ thuật phù họp khác.
- Các đặc tỉnh về phố: Ghi phổ hấp thụ UV-Vis của sản phẩm, xác định cấu trúc bậc cao của sản phẩm bàng các kỹ thuật thích hợp như quang phổ lưỡng sắc tròn, phô cộng hưởng từ hạt nhân, v.v.
Hoạt tính sinh học
Đánh giá các đặc tính sinh học cũng là một bước rất quan trọng để xác lập hoàn chỉnh đặc tính của sản phẩm. Trong đó quan trọng hom cả hoạt tính thể hiện khả năng tạo ra một tác dụng sinh học cụ thể của sản phẩm.
Nhà sản xuất cần đưa ra một phương pháp định lượng sinh học thích hợp để đánh giá hoạt tính sinh học. Các phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học có thể bao gồm:
- Định lượng sinh học trên động vật thỉ nghiệm, đánh giá đáp ứng sinh học của một sinh thể với sản phẩm;
- Định lượng sinh học trên tế bào nuôi cấy, đánh giá đáp ứng sinh hóa hoặc sinh lý ở cap độ tê bào;
- Định lượng sinh hỏa, đánh giá các hoạt động sinh học như tốc độ phản ứng xúc tác bởi enzyme hay đáp ứng sinh học tạo ra do tương tác miễn dịch.
Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp khác như định lượng gắn ligand hay định lượng gắn receptor (receptor binding assay).
Với các sản phẩm từ công nghệ sinh học hay sinh phẩm, kết quả định lượng thường được biểu diễn theo hoạt lực. Hoạt lực (tính bằng đơn vị) là đánh giá định lượng hoạt tính sinh học dựa trên tác dụng của sản phẩm liên quan tới đặc tính sinh học được quan tâm. Để biểu diễn kết quả định lượng theo hoạt lực, cần xác lập mối liên hệ giữa đáp ứng mong đợi trên lâm sàng và hoạt động dùng để định lượng sinh học trong các nghiên cứu dược lực học hay nghiên cứu lâm sàng.
Ket quả định lượng sinh học cần được thể hiện bằng đơn vị hoạt lực được chuẩn hóa sử dụng chuẩn đối chiếu quốc gia hoặc quốc tế thích họp với phương pháp định lượng sử dụng khi có điều kiện. Khi không có chuẩn đối chiếu như vậy, có thể thiết lập chất đối chiếu nội bộ và báo cáo kết quà định lượng của các lô sản phẩm dưới dạng đơn vị hoạt lực nội bộ.
Với các phân tử phức tạp, thông tin về cấu trúc bậc cao có trường họp không thể xác nhận được bằng các phép thừ hóa lý, nhưng có thể suy ra từ hoạt tính sinh học. Trong những trường hợp như vậy có thể chấp nhận một phép thử định lượng sinh học với giới hạn tin cậy rộng hơn kết hợp với một phép thử định lượng đặc hiệu. Chỉ có thể dùng các phép thử hóa lý thay thế định lượng sinh học để đánh giá hoạt tính sinh học của sản phẩm trong những trường hợp sau đây:
- Có thể dùng các phương pháp hóa lý để thiết lập đủ thông tin lý hóa về thuốc, bao gồm cấu trúc bậc cao, và chứng minh được mối tương quan với hoạt tính sinh học;
- Đã có lịch sử sản xuất rất ổn định.
Khi chi dùng các phép thử hóa lý để định lượng hoạt tính sinh học (dựa trên một mức tương quan thích họp), kết quả định lượng cần được thể hiện bằng khối lượng.
Đẻ kiểm nghiệm sản phẩm cho xuất xưởng, nhà sản xuất cần chứng minh được sự phù hợp của phương pháp định lượng sử dụng (sinh học và/hoặc hóa lý).
Đặc tính hỏa miễn dịch
Khi sản phẩm từ công nghệ sinh học hay sinh phẩm là một kháng thể, đặc tính miễn dịch của nó cần được xác định đầy đủ. cần thực hiện phép thử định lượng quá trình gắn kháng thể vào kháng nguyên tinh chế và vào những vùng xác định trên kháng nguyên trong mức độ khả thi để xác định ái lực, ái lực chức năng và khả năng phản ứng miễn dịch (gồm cả phản ứng chéo). Ngoài ra, phân từ đích mang quyết định kháng nguyên cần đuọ^ xác định về mặt hóa sinh và bản thân quyết định kháng nguyên được xác lập rõ nếu có thê”
Với một sổ nguyên liệu dược chất hoặc thành phẩm thuốc, có thể cần phải kiểm tra phân từ protein bằng các quy trình phân tích hóa miễn dịch như ELISA, Western-blot sft dụng các kháng thể nhận biết những quyết định kháng nguyên khác nhau trên phân tử protein. Đặc tính hóa miễn dịch của một protein có thể dùng để định tính, đinh lượng, xác đinh sự đồng nhất hay tinh khiết của protein đó.
Nếu đặc tính hóa miễn dịch nằm trong yêu cầu kỹ thuật để xuất xưởng các lô sản phẩm, cần có đù tất cà thông tin có liên quan về kháng thể.
Độ tinh khiết, tạp chất và nhiễm bấn
Độ tỉnh khiết: Với các sản phẩm từ công nghệ sinh học và sinh phẩm, việc xác định độ tinh khiết tuyệt đối cũng như tương đối là khó khăn về mặt phân tích, và kết quả thu được tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp. Vì vậy, độ tinh khiết của nguyên liệu dược chất và thành phẩm trong trường hợp này cần được đánh giá bằng cách két hợp các quy trình phân tích.
Do đặc điểm của quá trình sinh tổng họp cũng như đặc điểm phân tử của các sản phẩm từ công nghệ sinh học và sinh phẩm, dược chất có thể bao gồm một số dạng phân tử hay biến thể. Khi các dạng phân tử này bắt nguồn từ những biến đổi sau sinh tổng hợp đã được lường trước, chúng là họp phần của sản phẩm mong muốn. Khi các biến thể của sản phẩm mong muốn được tạo thành trong quá trình sản xuất và/hoặc bảo quản, đồng thời những biên thê này lại có đặc tính tương tự như của sản phẩm mong muốn, chúng sẽ được coi là các họp chất liên quan tới sản phẩm chứ không phải là tạp chất. Trong yêu cầu kỹ thuật càn đưa ra tiêu chí chấp nhận đơn lẻ hoặc theo tổng lượng cho các họp chất liên quan tới sản phẩm. Đồng thời, cần lựa chọn ra một tập họp phương pháp để đánh giá độ tinh khiết và chứng minh sự phù họp của việc lựa chọn.
Tạp chất: Bên cạnh đánh giá độ tinh khiết của nguyên liệu dược chất và thành phẩm (có thẻ bao gồm sản phẩm mong muốn và tất cả hợp chất liên quan tới sản phẩm), nhà sản xuất cũng phải đánh giá những tạp chất có thể có mặt. Các tạp chất có thể liên quan tới quy trình sản xuất hoặc sản phẩm. Các tạp chất có thể có cấu trúc đã biết rõ, được xác định một phần, hoặc không được định danh. Khi phân lập được đủ lượng tạp chất cần xác định đặc tính cấu trúc, đánh giá hoạt tính sinh học của các tạp chất ở mức tối đa có thể.
Tạp chất liên quan tới quy trình sản xuất bao gồm:
+ Các tạp chất có nguồn gốc từ cơ chất tế bào: Protein từ sinh vật chủ, acid nucleic (gen của tế bào chủ, vật trung gian, hoặc toàn bộ ADN). Để kiểm soát tạp chất là protein của sinh vật chủ, cần sử dụng phương pháp phân tích nhạy có khả năng phát hiện một dải rộng các tạp protein như định lượng miên dịch. Mức độ nhiêm tạp là ADN từ tê bào chủ được xác đinh qua phân tích trực tiếp sản phẩm bằng các kỹ thuật lai hóa ADN). Có thê tiến hành nghiên cứu thanh thải để chứng minh việc loại trừ các tạp chất có nguồn gốc từ chất tế bào làm căn cứ loại trừ việc phải đưa phép thử kiểm soát các tạp chất này cùng tiêu chí chấp nhận vào yêu cầu kỹ thuật.
+ Các tạp chất cỏ nguồn gốc từ môi trường nuôi cấy tế bào gồm tác nhân cảm ứng, kháng sinh, huyết thanh, các thành phần khác của môi trường.
+ Các tạp chất từ quả trình tinh chế, phân lập sau sinh tổng hợp sản phẩm gồm các enzym, hóa chât, thuôc thử sử dụng trong các quy trình sinh hóa (VD: Cyanogen bromid, guanidin, các tác nhân oxy hóa, tác nhân khử), muối vô cơ (VD: Kim loại nặng, asen, ion phi kim), dung môi, chất mang, ligand (VD: Kháng thể đơn dòng), và các tạp chất khác có thể phát sinh tùy trường họp cụ thể.
+ Với các virus xuất hiện nội sinh trong vật chủ, được đưa vào có chù đích hay cảc virus ngâu nhiên nhiêm vào trong quả trình sản xuất, cần chứng minh được khả năng loại trừ hay bất hoạt virus cúa quy trình sản xuất theo hướng dẫn Q5 A của ICH.
Tạp chất liến quan tới sản phẩm: Tùy trường hợp cụ thể, dựa trên kết quả nghiên cứu phát triển sản phẩm, cần xem xét đưa vào yêu cầu kỹ thuật phép thử kiểm soát các loại tạp chất liên quan tới sản phẩm mong muốn sinh tổng họp và tiêu chí chấp nhận phù họp:
- Các sản phẩm phân hủy do bị cắt mạch: Các enzyme thủy phân và hóa chất có thê xúc tác quá trình phá hủy các liên kết peptid.
- Các dạng biến đổi khác: Sản phẩm loại amid, sản phẩm isomer hóa, hỉnh thành cầu S-S không đúng vị trí, các dạng sản phẩm oxy hóa hoặc liên hợp hóa (glycosyl hóa, phosphoryl hóa, V.).
- Sản phẩm ngưng tụ: Gồm có các dạng dime hoặc ngưng tụ nhiều phân từ hơn của sản phẩm mong muốn.
Tạp nhiễm bẩn:
Tạp nhiễm bẩn bao gồm tất cả các dạng vật chất không đóng vai trò trong quy trình sản xuất nhưng ngẫu nhiên xâm nhập vào sản phẩm, chẳng hạn như các hóa chất và hợp chất hóa sinh (VD: Các protease vi sinh vật) hay/và các chủng vi sinh vật. Tạp nhiễm bẩn cần được tránh tối đa và kiểm soát trong quá trình sản xuất bằng các tiêu chí chấp nhận phù hợp. Riêng trong trường hợp bị nhiễm virus hoặc mycoplasma, cần xem xét đánh giá an toàn.
Hàm lượng
Hàm lượng của một sản phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học và sinh phẩm, thường thể hiện qua hàm lượng protein, là một đặc tính quan trọng cần được xác định bằng một phương pháp định lượng thích họp, thường là phương pháp hóa lý. Trong một số trường hợp, có thể chứng minh được giá trị hàm lượng có quan hệ trực tiếp với kết quả phân tích định lượng sinh học. Khi xác lập được mối quan hệ này, nên dùng đo lường theo hàm lượng hơn là theo hoạt lực trong quá trình sản xuất thành phẩm.
Những điểm cần chủ ý về phân tích
Chuẩn đối chiếu và mẫu đối chiếu
Với sản phẩm từ công nghệ sinh học hay sinh phẩm mới lân đâu đăng ký làm thuốc sẽ không thể sẵn có các chất chuẩn quốc tế hay quốc gia. Nhà sản xuât cân thiêt lập chuân nội bộ sơ cấp có đặc tính phù hợp. Các chất đối chiếu nội bộ dùng để kiểm nghiệm các lô sản xuất càn được kết nối với chuẩn nội bộ sơ cấp. Khi có sẵn chuẩn quốc té hay quốc gia, các chất đối chiếu nội bộ càn được kết nối với chuẩn quốc tế hay quốc gia. Mặc dù lý tưởng nhất nên dùng cùng một chất đối chiếu cho cả định lượng sinh học lẫn các phép thừ hóa lý, nhưng trong một số trường hợp có thể cần phải sử dụng các loại chất đổi chiếu riêng biệt. Ngoài ra, có thể cần phải thiết lập chất đối chiếu cho các tạp chất liên quan tới sàn phẩm, tạp chất liên quan tới quy trình sản xuất. Cùng với quá trinh thiết lập, cần mô tả lại quá trình sản xuất và/hoặc tinh chế chất đối chiếu. Các tài liệu về xác định đặc tính, điều kiện bảo quản và đánh giá độ ổn đinh của chất đối chiếu cũng cần được thiết lập.
Thẩm định quy trình phân tích
Trước khi nộp hồ sơ đăng ký lên cơ quan quản lý, nhà sản xuất cần thẩm định các quy trinh phân tích sử dụng trong tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm theo các quy định hiện hành của quốc tế và nước sở tại.
Kiểm soát quy trình sản xuất
Những điểm cần chủ ý liên quan tới quy trình sản xuất
Để tạo ra nguyên liệu dược chất hay thành phẩm đạt tiêu chuẩn, việc thiết kế quy trình sản xuất hợp lý và hiểu biết tường tận về khả năng của quy trình đó là hết sức quan trọng, để phát triển được một quy trình sản xuất ổn định và được kiểm soát chặt chẽ. Các giới hạn chất lượng đặt ra trong tiêu chuẩn chất lượng cũng được chứng minh sự phù hợp dựa trên các thông tin then chốt liên quan tới từng yêu cầu chất lượng thu được từ giai đoạn phát triển sản phẩm ban đầu cho tới giai đoạn sản xuất nhàm mục đích thương mại ở quy mô công nghiệp.
Việc kiểm soát một số tạp chất trên nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc có thể không cần thiết, không phải đưa vào tiêu chuẩn chất lượng nếu các nghiên cứu về sự phù hợp của quy trình sản xuất chứng tỏ khả năng loại bỏ hay kiểm soát được các tạp chất này ở mức chấp nhận được.
Các tiêu chỉ chấp nhận và giới hạn hành động cho kiểm soát trong quy trình sản xuất
Tiêu chí chấp nhận là các giới hạn, dải giá trị bằng số hoặc các cách đo lường phù hợp khác mà kết quả phân tích thu được trên nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc cần phải đạt được.
Giới hạn hành động là một giá trị nội bộ dùng để đánh giá sự đồng nhất cùa quy trình sản xuất tại các bước ít quan trọng.
Các phép thử trong quy trình sản xuất được thực hiện tại các bước then chốt có vai trò quyết định chất lượng và tại các bước khác nơi dữ liệu phục vụ việc xác nhận sự on định cùa quy trình sản xuất nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc. Ket quả kiểm tra trong quy trình sản xuất có thể được ghi lại dưới dạng giới hạn hành động hoặc báo cáo dưới dạng tiêu chí chấp nhận. Thực hiện các phép thừ trong quy trình sản xuất như vậy có thể giúp bỏ quả việc thử nghiệm với nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc. Với những phép thử trong quy trình sản xuất như thử các tác nhân ngoại lai khi kết thúc giai đoạn nuôi cấy tế bào càn thiết lập tiêu chí chấp nhận.
Việc sử dụng các giới hạn hành động nội bộ để đánh giá sự ổn định của quy trình sản xuất tại các bước ít then chốt cũng quan trọng. Dữ liệu thu được trong giai đoạn phát triển quy trình và vận hành thẩm định quy trình cần cung cấp được cơ sở để đưa ra giới hạn hành động tạm thời cho quá trình sản xuất. Những giới hạn này, do nhà sản xuất thiết lập, có thể được sử dụng để khởi động điều tra hay thực hiện các hành động xa hơn. Các giới hạn hành động cần được tinh chỉnh lại khi có thêm kinh nghiệm về sản xuất cũng như có các dữ liệu thu được sau thời điểm sản phẩm được cấp đăng ký.
Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu và tả dược
Chất lượng của nguyên liệu sử dụng để sản xuất dược chất (hay thành phẩm) cần đạt các tiêu chuẩn phù hợp vói mục đích sử dụng của chúng. Các nguyên liệu hay thuốc thử sinh học có thể cần được đánh giá cẩn thận để xác đinh sự có mặt hay vắng mặt của các tác nhân nội sinh hay vãng lai có hại. Các quy trình sử dụng sắc ký ái lực (chẳng hạn, sử dụng các kháng thể đơn dòng) cần có các biện pháp thích họp đi kèm để đảm bảo các tạp chất liên quan hay những chất tạp nhiễm có nguy cơ xuất hiện từ việc sản xuất và sử dụng các quy trình này không ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn của dược chất hay thành phẩm thuốc, cần có đủ thông tin liên quan tới kháng thể.
Chất lượng của tá dược sử dụng để sản xuất thành phẩm thuốc (và trong một số trường họp, chất lượng của dược chất) cũng như của hệ thống đồ bao gói cần đạt tiêu chuẩn của dược điển khi các tiêu chuẩn này sẵn có và phù họp. Nếu không, cần thiết lập các tiêu chí chất lượng phù họp cho các tá dược không có trong dược điển.
Các tiêu chuẩn dược điển
Các dược điển đưa ra những quy định quan trọng về một số quy trình phân tích và tiêu chí chấp nhận có thể liên quan tới quá trình kiểm nghiệm dược chất hoặc thành phẩm thuốc. Những chuyên luận loại này có thể áp dụng cho sản phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học và sinh phẩm bao gồm phép thử độ vô khuẩn, nội độc tố, giới hạn vi sinh vật, giới hạn thể tích, độ đồng đều của đơn vị phân liều và giới hạn kích thước tiểu phân.
Giới hạn xuất xưởng và giới hạn khi hết hạn dùng
Trong những trường họp có căn cứ phù họp, có thể áp dụng nguyên tắc giới hạn xuất xưởng và giới hạn khi hết hạn dùng riêng biệt cho tiêu chuẩn chất lượng. Nguyên tắc này thiết lập giới hạn chặt chẽ hơn khi xuất xưởng so với khi hết hạn dùng với dược chất hay thành phẩm thuốc. Một số ví dụ áp dụng nguyên tắc này là giới hạn về hoạt lực hay sản phẩm phân hủy. Giới hạn xuất xưởng có thê chỉ áp dụng nội bộ cho nha sản xuấtj còn giới hạn khi hết hạn dùng mang tính chất bắt buộc khi đăng ký với cơ quan quản lý,
Các nguyên tắc thống kê
Trong trường hợp cần thiết, cần thực hiện phân tích thống kê phù họrp cho các dữ liệu định lượng. Các phương pháp phân tích thống kê, bao gồm lý do lựa chọn và luận giải về sự phù hợp, cần được mô tả đầy đủ. Việc mô tả phương pháp phân tích thống kê cần đủ rõ ràng để cho phép độc lập tính toán được các kết quả trình bày trong hồ sơ.
Sự phù hợp của tiêu chuẩn
Thiết lập tiêu chuẩn cho dược chất và thành phẩm thuốc là một phần trong chiến lược kiểm soát tổng thể gồm kiểm soát nguyên liệu đầu vào và tá dược, kiểm soát trong quy ưình sản xuất, đánh giá và thẩm định quy trình, tuân thủ GMP, thử nghiệm độ ổn định, và kiểm tra sự đồng nhất giữa các lô sản phẩm. Khi kết hợp lại, các yếu tố này đảm bảo duy trì chất lượng thích hợp cho sản phẩm. Vì tiêu chuẩn được xây dựng để xác nhận chất lượng chứ không phải để thiết lập đặc trưng của sản phẩm, nhà sản xuất cần cung câp luận cứ và giải thích sự phù hợp của tiêu chuân trong việc đưa hay không đưa phép thử đê kiêm tra một thuộc tính chất lượng cụ thể vào trong tiêu chuẩn chât lượng, cần cân nhắc tới các điểm sau để thiết lập tiêu chuẩn chất lượng họp lý về mặt khoa học:
Tiêu chuẩn được gắn kết với quỵ trình sản xuất
Tiêu chuẩn càn dựa trên các dữ liệu thu được từ các lô sản xuất được dùng để chứng tỏ sự đông nhât của quy trình sản xuât. Găn kêt tiêu chuân với quy trinh sản xuât có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong việc xác lập các tiêu chí về tạp chất liên quan tới sản phẩm và tạp chất liên quan tới quy trình sản xuất. Những thay đổi về quy trình sản xuất và các sản phẩm phân hủy tạo thành trong quá trình bảo quản có thể tạo ra những đặc điểm về tạp chất khác với đặc điểm quan sát được trên các lô sản phẩm sử dụng trong giai đoạn phát triển tiền lâm sàng và lâm sàng, cần đánh giá mức độ quan trọng của những thay đổi đó.
Tiêu chuẩn cần cho phép đánh giá được độ ổn định của dược chất và thành phẩm thuốc.
Quá trình phân hủy của dược chất và thành phẩm thuốc, có thể xảy ra trong khi bảo quản, cần được tính tới khi thiết lập tiêu chuẩn. Do bản chất phức tạp của các sản phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học và sinh pháp, không có phép thử định lượng chỉ thị độ ổn định hay thông số duy nhất nào có thể thể hiện toàn bộ đặc trưng về độ ổn định của những sản phẩm này. Vì thế, nhà sản xuất càn đưa ra một bộ tiêu chí chỉ thị độ ổn định. Kết quả đánh giá bộ tiêu chí chỉ thị độ ổn định này sẽ đảm bảo cho phép phát hiện các thay đổi về chất lượng sản phẩm. Việc quyết định lựa chọn phép thử nào cần thực hiện sẽ tùy thuộc vào từng sản phẩm cụ thể.
Tiêu chuẩn được kết nối với các nghiên cứu tiền lâm sàng và lãm sàng
Tiêu chuẩn chất lượng cần dựa trên các dữ liệu thu được từ các lô sản phẩm sử dụng trong những nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng. Chất lượng của sản phẩm sản xuất ở quy mô thương mại hóa cần tương đương với các lô sử dụng trong nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng.
Tiêu chuẩn được đi kèm các quy trình phân tích phù hợp
Những thuộc tính chất lượng quan trọng của sản phẩm (hoạt lực, bản chất và hàm lượng các tạp chất liên quan tới sản phẩm và tới quy trình sản xuất) có thể được phân tích bằng nhiều quy trình phân tích khác nhau, mỗi quy trinh có thể cho kết quả khác nhau. Song song với quá trình phát triển sản phẩm, thường cũng diễn ra những thay đổi trong kỹ thuật phân tích. Vì thé cần khẳng định được dữ liệu thu thập trong quá trình phát triển sản phẩm tương đồng với dữ liệu thu thập trong giai đoạn đăng ký lưu hành sản phẩm.
Nội dung yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn
Việc lựa chọn phép thử đưa vào tiêu chuẩn tùy thuộc từng sản phẩm cụ thể. Khi xây dựng tiêu chuẩn cần nêu rõ lý do giải thích phù họp cho khoảng giá trị cho phép của từng tiêu chí chấp nhận. Các tiêu chí chấp nhận cần được thiết lập và chứng minh sự phù hợp dựa trên dữ liệu thu được từ các lô sản phẩm dùng trong nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng, dữ liệu từ các lô đánh giá độ ồn định của quy trình sản xuất, dữ liệu nghiên cứu độ ồn định, và các dữ liệu phát triển sản phẩm có liên quan.
Tiêu chuẩn dược chất
Nhìn chung, mọi tiêu chuẩn dược chất là sản phẩm từ công nghệ sinh học hay sinh phẩm cần bao gồm các phép thử và tiêu chí chấp nhận sau đây, trong đó nên áp dụng các thử nghiệm của dược điển khi phù họp. Ngoài ra có thể cần thêm các phép thử và tiêu chí chấp nhận khác riêng cho từng dược chất.
Cảm quan và mô tả
Mô tả đinh tính về trạng thái vật lý (lòng, rắn) và màu sắc của dược chất.
Định tỉnh
Các phép thử đinh tính cần có độ đặc hiệu cao cho dược chất và cần dựa trên những khía cạnh riêng có về cấu trúc phân tử hoặc các thuộc tính đặc trưng khác của dược chất. Để đinh tính dược chất có thể cần tới nhiều phép thử định tính (hóa lý, sinh học, miễn dịch). Các phép thử định tính có thể có bản chất định lượng.
Độ tinh khiết và các tạp chất
Khó xác định được độ tinh khiết tuyệt đối của các dược chất có nguồn gốc từ công nghệ sinh học và sinh phẩm, kết quả thường phụ thuộc vào phương pháp. Vì vậy, độ tinh khiết của dược chất thường được ước tính bằng cách kết họp nhiều phương pháp. Lựa chọn và tối ưu hóa quy trình phân tích cần tập trung vào tách sản phẩm mong muốn trong dược chất khỏi các tạp chất.
Các tạp chất phát hiện thấy trong dược chất có nguồn gốc từ công nghệ sinh học và sinh phẩm được xếp loại thành tạp chất liên quan tới quy trình sản xuất và tạp chất liên quan tới dược chất:
Tạp chất liên quan tới quy trình sản xuất ở trong dược chất có thể gồm môi trường nuôi cấy tế bào, các protein của tê bào chủ, ADN, các kháng thê đơn dòng hoặc các vạt chất sắc ký ái lực dùng cho giai đoạn tinh chế, dung môi và thành phần các dung dịch đệm. Các tạp chất này cần được giảm thiểu bằng cách sử dụng các quy trình sản xuât thích hợp được kiểm soát chặt chẽ.
Tạp chất liên quan tới dược chất là những biến thể về cấu trúc phân tử với đặc tính khác với sản phẩm mong muốn được hình thành trong quá trình sản xuất và/hoặc bảo quảa
Trong tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chí chấp nhận riêng rẽ cho từng tạp chất hay chung cho một số tạp chất cần được xác định rõ một cách họp lý. Trong một số trường hợp, có thể không cần đưa ra tiêu chí chấp nhận cho một số tạp chất.
Hoạt lực
Tiêu chuẩn dược chất cần bao gồm một phép thử định lượng hoạt lực với các dược chất có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hay sinh phẩm. Khi một phương pháp định lượng hoạt lực thích hợp đã được sử dụng để kiểm nghiệm thành phẩm thuốc, có thể chỉ cân sử dụng một phương pháp thay thế (hóa lý hay sinh học) là đủ cho đánh giá định lượng nguyên liệu dược chất.
Hàm lượng
Tiêu chuẩn cần bao gồm một phép thử xác đinh hàm lượng dược chất, thường được dựa trên lượng protein, sử dụng một phương pháp đinh lượng thích họp. Việc xác định hàm lượng có thể được thực hiện độc lập không cần tới chuẩn đối chiếu hay chất đối chiếu. Trong nhưng trường họp thành phẩm được sản xuất dựa trên hoạt lực, có thể không cần xác định hàm lượng.
Tiêu chuẩn thành phẩm
Tiêu chuẩn thành phẩm có dược chất từ công nghệ sinh học hay sinh phẩm nhìn chung bao gồm các phép thử chính dưới đây, trong đó các phép thử tương đương với phép thử ở tiêu chuẩn nguyên liệu dược chất tương ứng phải có tham chiếu phù họp tới tiêu chuẩn nguyên liệu. Áp dụng các yêu cầu của dược điển cho các dạng bào chế tương ứng. Những phép thử có thể áp dụng theo dược điển bao gồm thử vô khuẩn, nội độc tố, giới hạn vi sinh vật, giới hạn thể tích, giới hạn kích thước tiểu phân, độ đồng đều của đơn vị phân liều, độ ẩm với các thành phẩm dạng đông khô cũng như các chỉ tiêu cần thiết khác. Nếu thích họp, phép thử độ đồng đều của đơn vị phân liều có thể được thực hiện để kiểm tra trong quy trình sản xuất.
Cảm quan và mô tả
Mô tả định tính về trạng thái vật lý (lỏng, rắn) và màu sác của dược chất.
Định tỉnh
Các phép thử đinh tính cần có độ đặc hiệu cao cho dược chất và cần dựa trên những khía cạnh riêng có về cấu trúc phân tử hoặc các thuộc tính đặc trưng khác của dược chất.
Trong phần lớn trường hợp, một phép thử định tính là đủ, tuy nhiên có thể cần nhiều phép thử định tính (hóa lý, sinh học và/hoặc miễn dịch) để đáp ứng yêu cầu định tính với một số sản phẩm.
Độ tinh khiết và tạp chất
Tạp chất có thể được tạo ra hay tăng lên trong quá trình sản xuất và/hoặc bảo quản thành phẩm. Những tạp chất này có thể giống với những tạp chất xuất hiện trong nguyên liệu dược chất, có thể là tạp chất liên quan tới quy trinh sản xuất thành phẩm hoặc là các sản phẩm phân hủy chỉ tạo ra trong thành phẩm trong quá trình bào chế hay bảo quản. Nếu các tạp chất không khác biệt về định tính và định lượng so với trong nguyên liệu dược chất, không cần kiểm soát những tạp chất này trong tiêu chuẩn thành phẩm. Nếu tạp chất được biết là xuất hiện hay hình thành trong quá trình sản xuất và/hoặc bảo quản thành phẩm, hàm lượng các tạp chất này cần được xác định, và tiêu chí chấp nhận cần được đưa vào tiêu chuẩn thành phẩm.
Các tiêu chí chấp nhận và quy trình phân tích cần được phát triển và chứng minh sự phù hợp dựa trên các dữ liệu đã có về thành phẩm, để đánh giá những thay đổi của dược chất trong quá trình sản xuất và/hoặc bảo quản thành phẩm.
Lựa chọn và tối ưu hóa quy trình phân tích cần tập trung vào tách sản phẩm mong muốn trong dược chất khỏi các tạp chất và các tá dược.
- Hiệu lực
Tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm chứa dược chất có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hoặc sinh phẩm cần bao gồm một phép thử định lượng hoạt lực đã được thẩm định để chứng minh sự phù hợp. Khi nguyên liệu dược chất đã được định lượng hoạt lực bằng phương pháp phù hợp, có thể chỉ cần sử dụng một phương pháp khác (hóa lý hoặc sinh học) để đinh lượng dược chất trong thành phẩm thuốc. Tuy nhiên, trong trường họp này cần minh chứng được tính hợp lý của lựa chọn đó.
Hàm lượng
Tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm càn có phép thử xác định hàm lượng dược chất trong thành phẩm, thường dựa trên hàm lượng protein, bằng một phương pháp định lượng thích họp. Trong trường họp việc sản xuất thành phẩm dựa trên hoạt lực, có thể không cần đưa phép thử xác định hàm lượng vào tiêu chuẩn thành phẩm.
Cảc phép thử chung
Tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm cần có phép thử về mô tả tính chất vật lý và đo lường các tiêu chí chất lượng quan trọng cho việc đánh giá chức năng của thành phẩm thuốc, chẳng hạn như pH hay độ nhớt.
Các phép thử bổ sung cho các dạng bào chế đặc biệt
Một số dạng bào chế đặc biệt có thể cần thêm những phép thử bổ sung khác trong tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm ngoài các phép thử đã đề cập ở trên.
THIẾT LẬP VÀ THẢM ĐỊNH PHƯƠNG PHAP PHAN TICH
Một sô khái niệm
- Quy trình phân tick: Là phương thức thực hiện phân tích. Quy trinh phân tích •cần được mo ta chi tiết về các bươc cần thiết để thực hiện phép thử. Quỵ trinh tối thiểu cân có mo ta ve: Chuẩn bị mẫu thử, chuẩn bị mẫu chuẩn đối chiếu, chuẩn bị thuốc thử cách sử dụng thiết bị, công thức tính toán, thiết lập đường chuẩn, v.v.
- Độ đặc hiệu (Specificity):Là khả năng đánh giá chắc chắn chất phân tích trong sự hiện diện của các chât khác có thể trông đợi có mặt. Các chât này có thê gôm tạp chất, sản phẩm phân hủy, thành phần nền mẫu, v.v.
- Độ đủng (Accuracy):Thể hiện mức độ gần sát giữa giá trị được chấp nhận là giá trị thực hay giá trị tham chiếu và giá trị thực nghiệm đo được.
- Độ chụm (Precision):Thể hiện mức độ gần sát (hay mức độ tản mát) của một chuôi kêt quả đo thực nghiệm thu được từ nhiều lần lấy mẫu phân tích của cùng một mẫu đông nhât dưới các điều kiện được xác đinh trước. Độ chụm có thể được đánh giá ở ba mức độ: Độ lặp lại, độ chụm trung gian và độ tái lập.
+ Độ lặp lại (Repeatability) thể hiện độ chụm trong cùng điều kiện thực nghiệm trong một khoảng thời gian ngắn.
+ Độ chụm trung gian (Intermediate precision) thể hiện độ chụm trong điều kiện các dao động trong nội bộ phòng thí nghiệm: Khác ngày, khác kiểm nghiệm viên, khác thiết bị, v.v.
+ Độ tải lập (Reproducibility) thể hiện độ chụm giữa các phòng thí nghiệm.
- Giới hạn định lượng (Limit of quantitation- LOQ):Là lượng nhỏ nhất của chất phân tích ở trong mâu có thê được xác định định lượng với độ chụm và độ đứng thích hợp.
- Giới hạn phát hiện (Limit of detection – LOD): fằ, lượng nhỏ nhất của chất phân tích ở trong mâu có thê được phát hiện nhưng không nhất thiết xác đinh được bằng giá trị chính xác.
- Độ tuyến tỉnh (Linearity):Là khả năng (trong một khoảng nồng độ nhất định) cho phép thu được kết quả đo tỷ lệ thuận trực tiếp với nồng độ (hàm lượng) chất phân tích trong mẫu.
- Khoảng làm việc (Range):Là dải nồng độ (hàm lượng) nằm giữa giá trị nồng độ (hàm lượng) trên và dưới của chất phân tích trong mẫu (bao gồm cả hai giá trị giới hạn này) trong đó quy trình phân tích được chứng minh là có độ chụm, độ đúng và độ tuyến tính thích hợp.
- Độ vững chắc (Robustness):Là khả năng quy trình phân tích không bị ảnh hưởng có ý nghĩa bởi những thay đổi nhỏ có chủ ý của thông sô phương pháp.
Thiết lập phương pháp
Nguyên tắc chung
Vối môi yêu cầu kỹ thuật được đua vào tiêu chuẩn chât lưựng t.êu chuẩn cần cung cấp một phường phap pMndch tuong ứng. Phưong pháp phân tích đưỢc phát để kiểm tra một đặc tính cụ thể của nguyên liệu hay thành phẩm thuốc nhàm đối chiếu với các tiêu chí chấp nhận đã thiết lập cho đặc tính đó trong phần yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn chất lượng.
Ngay từ giai đoạn đầu tiên của phát triển một phương pháp phân tích mới, cần lựa chọn kỹ thuật phân tích và thiết bị phân tích dựa trên mục đích sử dụng dự kiến và phạm vi áp dụng của phương pháp. Trong quá trình phát triển phương pháp, các thông số sau đây cần được xem xét đánh giá tùy theo trường hợp cụ thể: Đặc hiệu, tuyến tính, khoảng làm việc, độ đúng, độ chụm, LOQ và LOD.
Trong giai đoạn đầu của phát triển phương pháp cần đánh giá độ vững chắc của phương pháp, vì đặc tính này có thể giúp quyết định lựa chọn các điều kiện chính thức cho phương pháp khi nộp hồ sơ đăng ký.
Đe hiểu rõ ảnh hưởng khi thay đổi các thông số của phương pháp, nên chọn cách tiếp cận hệ thống khi nghiên cứu (chẳng hạn, dùng thiết kế thí nghiệm với các thông số phương pháp). Cách tiếp cận này cho phép đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các thông số lên hiệu lực của phương pháp và lựa chọn được các giá trị phù hợp nhất cho mỗi thông số. Việc đánh giá hiệu năng của phương pháp có thể bao gồm phân tích mẫu thu được từ nhiều lô sản xuất khác nhau hoặc từ các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất, bao gồm cả các sản phẩm trung gian và thành phẩm cuối cùng.
Nội dung phương pháp phân tích
Trong tiêu chuẩn chất lượng thuốc, phương pháp phân tích cần được mồ tả cụ thể hóa đủ chi tiết thành quy trình phân tích để cho phép một kiểm nghiệm viên đủ năng lực có thể tái hiện trên thực tế các điều kiện thực nghiệm cần thiết và thu được kết quả thực nghiệm đáng tin cậy. Một quy trình phân tích cần bao gồm các thông tin tối cần thiết sau đây:
- Nguyên tắc, phạm vi áp dụng
Mô tả nguyên tắc cơ bản của phép thử hay kỹ thuật phân tích (chẳng hạn: Nguyên tắc kỹ thuật tách, kỹ thuật phát hiện), chất phân tích đích (một hay nhiều), đối tượng nẫu.
- Thiết bị phân tích
Mô tả tất cả các thiết bị kèm theo đặc tính cần thiết (loại thiết bị phân tích, thiết bị phát hiện, loại cột, kích thước cột, cột thay thế tương đương, loại thiết bị lọc, V.V.).
- Thông số vận hành
Cung cấp các giá trị hay dải giá trị tối ưu (bao gồm những điều chỉnh được phép) của các thông số tối quan trọng cho phép thử (chẳng hạn: Tốc độ dòng, nhiệt độ, thời gian phân tích, điều kiện rửa giải gradient với HPLC, điều kiện lấy mẫu bang headspace với GC, điều kiện của bộ phận phát hiện, V.V.).
- Thuốc thừ, chất chuẩn
Cần cung cấp tối thiểu các thông tin sau:
- Mô tả thuốc thử, chất chuẩn.
- Phẩm cấp (hóa chất: Tinh khiết phân tích, tinh khiết dùng cho HPLC, quang phô v.v; chất chuẩn: Chuẩn dùng định tính, định lượng, đánh giá độ phân giải, nhận diện tạp
V.V.).
- Nguồn (hóa chất: Nhà sản xuất; chất chuẩn: Đơn vị thiết lập, số lô, số kiểm soát)
- Độ tinh khiết (chỉ cho các hóa chất tinh khiết): Giá trị (thường theo % (kl/kl)) cách thể hiện độ tinh khiết (nguyên trạng, tính theo chất khan), trạng thái (không hay co ngậm nước).
- Hoạt lực (khi sử dụng cho các phép thử cần tính toán kết quả theo hoạt lực).
- Điều kiện bảo quản.
- Hướng dẫn sử dụng.
- Hạn dùng (nếu có).
Với các lô thuốc thử sinh học mới (kháng thể đơn dòng, kháng huyết thanh đa dòng, tê bào) cân có các quy trình đánh giá phù họp như một phân của quy trình phân tích.
- Chuẩn bị mẫu thử
Mô tả các bước chuẩn bị từng mẫu thử (chẳng hạn: Phương pháp chiết, hòa tan, pha loãng hay làm giàu, thời gian lắc, khuấy, ly tâm, V.V.). cần nêu rõ đơn vị nồng độ thích hợp cho dung dịch mẫu thử (như mg/mL hay pg/mL) và có quy định cụ thể về làm lặp khi chuân bị mẫu thử với các phép thử định lượng, thông tin về độ ổn đinh, điều kiện bảo quản dung dịch mẫu thử.
- Chuẩn bị mẫu chuẩn
Mô tả việc chuẩn bị và sử dụng của tất cả các dung dịch chuẩn, dung dịch kiểm soát với nồng độ theo đơn vị thích họp và thông tin về độ ổn định và điều kiện bảo quản, bao gồm cả thông tin về chuẩn nội, các dung dịch chuẩn để đánh giá độ thích hợp hệ thống, lập đường chuẩn, v.v.
Quy trình phân tích
Mô tả từng bước tiến trinh phân tích (chẳng hạn: Thời gian ổn định hệ thống, thứ tự phân tích mẫu cụ thể cần nêu rõ và đầy đủ cho: mẫu trắng, mẫu thử, mẫu kiểm soát, mẫu chuẩn, dung dịch đánh giá độ nhạy, độ phân giải, V.V.), dải giá trị hoạt động cho phép của các thông số và những điều chinh được phép.
- Thích hợp hệ thống
Đây là các thử nghiệm và thông số khẳng định để đảm bảo hệ thống phân tích sẽ hoạt động chuẩn xác như một chỉnh thể hoàn thiện trong thòi gian sử dụng. Tùy thuộc phép thử cụ thể có thể quy định áp dụng các tiêu chí đánh giá độ thích họp hệ thống thích hợp.
- Công thức tỉnh toán
Mô tả phương pháp tỉnh toán kết quả và công thức thủi đại diện để phân tích dữ liệu phân tích thu được cho các phép thử mang tính định lượng.
Thẩm định một số loạỉ phương pháp phân tích
Yêu cầu chung về thẩm định
Phương pháp phân tích này cần được chứng minh là phù họp với ứng dụng dự kiến, nghĩa là khi áp dụng trên đối tượng mẫu (nguyên liệu, thành phẩm thuốc, v.v.) phải cho kết quả tin cậy, ổn định, phản ảnh đúng thực tế chất lượng của mẫu, giúp cho kiểm nghiệm đưa ra kết luận đúng.
Trong một tiêu chuẩn chất lượng thuốc có thể sử dụng tới rất nhiều loại phương pháp phân tích khác nhau, trong khuôn khổ của tài liệu này chỉ đề cập tới các yêu cầu về thẩm định của một số loại phương pháp phân tích cơ bản hay gặp nhất trong kiểm nghiệm, đó là:
- Phương pháp thử định tính;
- Phương pháp định lượng tạp chất;
- Phương pháp thử giới hạn tạp chất;
- Phương pháp định lượng dược chất (dược chất hòa tan, hàm lượng, hoạt lực dược chất trong nguyên liệu, chế phẩm) hay các thành phần khác trong thuốc.
Với các loại phương pháp này, yêu cầu chung về thẩm định phương pháp đã được hướng dẫn Q2R1 của ICH tổng kết trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Yêu cầu chung về thẩm định phương pháp phân tích
Loại quy trình phân tích | Định tinh | Giới hạn tạp chất | Định lượng tạp chất | Định lượng |
Đăc tính cần thẩm đinh |
||||
Độ đặc hiệu (2) | + | + | + | + |
Độ đúng | – | – | + | + |
Độ chụm | ||||
Lặp lại | – | – | + | + |
Độ chụm trung gian | – | – | +(1) | TỀ- |
Độ tuyến tính | – | – | + | + |
Khoảng làm việc | – | – | + | + |
LOQ | – | -(3) | + | – |
LOD | – | + | – | – |
Ghi chú:
+: Các tiêu chí cần thẩm định.
Các tiêu chí không cần thẩm định.
- Không cần đánh giá độ chụm trung gian nếu đã đánh giá độ tái lập.
- Cỏ thể bổ sung độ đặc hiệu cho một quy trình phân tích bằng một hay nhiều quy trình phân tích bổ trợ khác.
Có thể cần trong một sổ trường hợp.
Nguyên tắc thẩm định từng loại đặc tính
- Độ đặc hiệu
Đặc tính này cần được thẩm định cho các phương pháp định tinh, phương pháp định lượng và phương pháp phân tích tạp chất (gồm cả định lượng và giới hạn tạp chât).
Các quy trình thẩm định dùng để chứng tỏ độ đặc hiệu sẽ phụ thuộc vào mục đích của phương pháp phân tích cụ thể. Không phải lúc nào cũng có thể chứng tỏ được một phương pháp là đặc hiệu cho một chất phân tích cụ thể (khả năng phân biệt hoàn toàn). Trong trường hợp này nên kết hợp hai hay nhiều quy trình phân tích để đạt được khả năng phân biệt cần thiết.
Với phương pháp định tính, cần có khả năng phân biệt các hợp chất có cấu trúc gần giống nhau có khả năng cùng có mặt trong mẫu. Khả năng phân biệt của một phương pháp định tính có thể được khẳng định bằng việc thu được kết quả dương tính (có thể bằng so sánh với một chất đối chiếu sẵn có) từ các mẫu có chứa chất phân tích kết hợp với thu được kết quả âm tính từ các mẫu không có chất phân tích. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp định tính cần thẩm định với những chất có cấu trúc, đặc tính gần với chất phân tích để xác nhận không thu được kết quả dương tính. Việc lựa chọn các đối tượng có khả năng gây trở ngại khi phân tích cần dựa trên những luận cứ khoa học phù hợp và cân nhắc đến các trở ngại có thể xảy ra.
- Với phương pháp định lượng và phân tích tạp chất:
Với các phương pháp sử dụng kỹ thuật sắc ký, cần sử dụng các sắc ký đồ đại diện để chứng minh độ đặc hiệu và từng thành phàn được tách ra phải được nhận diện đầy đủ. Hiệu năng tách của quá trình sắc ký cần được đánh giá một cách thích họp. Có thể chứng minh hiệu năng tách của quá trình sắc ký qua độ phân giải của hai thành phần được rửa giải gần nhau nhất.
Đánh giá độ tinh khiết của pic sắc ký có thể hữu ích trong việc chứng tỏ pic sắc ký của chất phân tích không chứa đựng nhiều hơn một thành phần (dựa vào đặc tính của phương pháp phát hiện sử dụng, như phổ ƯV-Vis với detector PDA).
Khi sử dụng các kỹ thuật tách phân tích khác cũng cần thực hiện tương tự.
Khi sử dụng một phương pháp định lượng không đặc hiệu, cần sử dụng các quy trình phân tích hỗ trợ khác để đảm bảo độ đặc hiệu tổng thể. Chẳng hạn, khi sử dụng phương pháp chuẩn độ để định lượng dược chất, có thể kết hợp phương pháp định lượng này với các phép thử tạp chất thích hợp.
Để đánh giá độ đặc hiệu cho các phương pháp định lượng hay phân tích tạp chất, cách tiếp cận là tương tự nhau:
+ Trong trường hợp có sẵn tạp chất:
Với phương pháp định lượng, cần chứng tỏ khả năng phân biệt riêng chất phân tích trong điều kiện có mặt các tạp chất và/hoặc tá dược bằng cách thêm vào chất phân tích tinh khiết các tạp chất và/hoặc tá dược ở mức phù hợp và chứng minh rằng kết quả định lượng không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các thành phần này bằng cách so sánh với kết quả định lượng trên các mẫu không thêm tạp chất và/hoặc tá dược.
Với phương pháp phân tích tạp chất, khả năng phân biệt có thể được chứng tỏ bằng cách thêm tạp chất ở mức phù hợp vào nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc rồi chứng minh sự tách riêng của các tạp chất này khỏi các thành phàn khác trong nền mẫu.
+ Trong trường hợp không có sẵn tạp chất:
Có thể đánh giá độ đặc hiệu bằng cách so sánh kết quả của các mẫu có chứa tạp chất với kết quả thu được từ một phương pháp thứ hai đảm bảo độ tin cậy (phương pháp dược điển hoặc một phương pháp đã được thẩm định khác). Các mẫu thử nên bao gồm các mẫu được để trong các điều kiện khắc nghiệt thích hợp (như ánh sáng, nhiệt, độ ẩm, chất oxy hóa, thủy phân bằng acid/base).
Với phương pháp định lượng, tiến hành so sánh kết quả định lượng thu được từ hai phương pháp.
Với phương pháp phân tích tạp chất, tiến hành so sánh đặc điểm tạp chất thu được.
- Độ tuyến tính
Độ tuyến tính cần được thẩm định cho các phương pháp phân tích định lượng, gồm cả định lượng tạp chất. Với các phương pháp này, cân đánh giá quan hệ tuyến tính trên toàn bộ khoảng làm việc. Độ tuyến tính có thể được thẩm định trực tiếp trên dược chất (bằng cách chuẩn bị các dung dịch chuẩn cỏ nồng độ chính xác khác nhau trong dung môi) và/hoặc các lượng cân khác nhau của hỗn hợp tự tạo các thành phần trong thành phẩm thuốc và phân tích bằng phương pháp cần thẩm định. Cách đánh giá thứ hai có thể được thực hiện khi thẩm định khoảng làm việc.
Độ tuyến tính cần được đánh giá qua biểu diễn đồ họa sự thay đổi cường độ tín hiệu trong vai trò là hàm số của nồng độ hay hàm lượng chất phân tích. Nếu có quan hệ tuyến tính, cần đánh giá kết quả phân tích bằng các phương pháp thống kê thích hợp như tính toán một đường hồi quy tuyến tính qua phương pháp bình phương tối thiểu. Trong một số trường hợp, để thu được quan hệ tuyến tính giữa đáp ứng của phương pháp và nồng độ chất phân tích, dữ liệu thực nghiệm cần được biến đổi toán học trước khi phân tích hồi quy. Bản thân dữ liệu từ đường hồi quy tuyến tính cũng hữu ích trong việc cung cấp ước tính toán học về mức độ tuyến tính.
Cần cung cấp giá trị hệ số tương quan, y-intercept, độ dốc của đường hồi quy tuyến tính và tổng phần dư bình phương và đồ thị biểu diễn dữ liệu. Ngoài ra, phân tích độ chệch của các điểm dữ liệu thực so với đường hồi quy cũng có thể hữu ích cho việc đánh giá độ tuyến tính.
Với một số phương pháp phân tích như định lượng miễn dịch, không biểu diễn tính tuyến tính sau bât cứ phép biến đổi nào. Trong trường hợp này, đáp ứng phân tích cân được mô tả bằng một hàm số thích hợp theo nồng độ (khối lượng) chất phân tích trong mẫu.
Đe đánh giá độ tuyến tính, tối thiểu nên thực hiện ở 5 nồng độ. Những cách tiếp cận khác cần được giải thích về sự phù hợp
- Khoảng làm việc
Thường khoảng làm việc cụ thể của phương pháp được suy ra từ nghiên cứu độ tuyến tính và phụ thuộc vào ứng dụng dự kiến của phương pháp. Khoảng làm việc được thiết lập bằng việc xác nhận phương pháp cho độ tuyến tính, độ đúng và độ chụm ở mức chấp nhận được khi áp dụng trên mẫu chứa hàm lượng chất phân tích nằm bên trong hay ở hai đầu tận của khoảng đó.
Khi thẩm đinh phương pháp cần chú ý đảm bảo khoảng làm việc tối thiểu sau:
- Với phương pháp định lượng dược chất trong nguyên liệu hay thành phẩm thuốc: Thường từ 80% đến 120% nồng độ làm việc của dung dịch thử.
- Với phương pháp đánh giá độ đồng đều hàm lượng dược chất: Tối thiểu từ 70% đến 130% nồng độ làm việc của dung dịch thử.
- Với phương pháp định lượng dược chất khi thử độ hòa tan: ± 20% dải nồng độ phóng thích dược chất quy định trong tiêu chuẩn chất lượng.
- Với phương pháp xác định tạp chất: Từ ngưỡng báo cáo của một tạp chất tới 120% mức giới hạn quy định trong tiêu chuẩn chất lượng; với các tạp chất đã biết có hoạt tính mạnh, gây độc hoặc tác dụng dược lý không mong đợi.
- Trong trường hợp chỉ tiêu định lượng dược chất và xác định tạp chất được thực hiện bằng cùng phương pháp thử và chỉ một dung dịch chuẩn ở mức 100% nồng độ làm việc của dược chất trong dung dịch thử được sử dụng, độ tuyến tính phải duy trì trong khoảng từ ngưỡng báo cáo của tạp chất cho tới 120% mức nồng độ định lượng dược chất.
- Độ đúng
Với phương pháp định lượng dược chất trong nguyên liệu, có một số cách để dánh giá độ đúng:
Áp dụng phương pháp này trên một chất phân tích có độ tinh khiết đã biết (VD: Mau đối chiếu);
So sánh kết quả thu được trên phương pháp cần thẩm định với kết quả thu được trên một phương pháp thứ hai có độ đúng đã được xác nhận (phương pháp dược điển hoặc phương pháp độc lập khác đã được thẩm định);
Có thể suy đoán độ đứng sau khi đã thẩm định độ chụm, độ tuyến tính và độ đặc hiệu của phương pháp.
Với phương pháp đinh lượng dược chất trong thành phẩm thuốc, có thể đánh giá độ đúng theo các cách sau:
Áp dụng phương pháp cho hỗn hợp tự tạo chứa các thành phần của thành phẩm thuốc được thêm những lượng đã biết của dược chất cần phân tích;
Trong trường hợp không thể có được tất cả các thành phần trong thành phẩm thuốc, có thể chấp nhận hoặc thêm những lượng chính xác chất phân tích vào thành phẩm hoặc so sánh kết quả với kết quả thu được từ một phương pháp thứ hai có độ đúng đã được xác nhận (phương pháp dược điển hoặc phương pháp độc lập khác đã được thẩm định);
Có thể suy đoán độ đúng sau khi đã thẩm định độ chụm, độ tuyến tính và độ đặc hiệu của phương pháp.
Với phương pháp đinh lượng tạp chất, độ đúng nên được đánh giá trên các mẫu (nguyên liệu/thành phẩm thuốc) được thêm những lượng biết trước tạp chất.
Trong những trường hợp không thể có được một số tạp chất, có thể thẩm định độ đúng bằng cách so sánh với kết quả thu được từ một phương pháp phân tích độc lập khác (phương pháp dược điển hoặc phương pháp độc lập khác đã được thẩm định). Có thể sử dụng hệ số đáp ứng cùa dược chất.
Cần làm rõ cách xác định hàm lượng tạp đơn lẻ hay tổng tạp (tỷ lệ % kl/kl hay tỷ lệ % diện tích pic khi so sánh với dược chất chính).
Độ đúng cần được thẩm định bằng tối thiểu 9 lần phân tích độc lập tại tối thiểu 3 mức nồng độ bao phủ khoảng làm việc (VD: 3 nồng độ, 3 lần phân tích độc lập tại mỗi nồng độ).
Độ đúng cần được báo cáo dưới dạng tỷ lệ phần trăm thu hồi qua kết quả định lượng của lượng chất phân tích đã biết được thêm vào mẫu hoặc dưới dạng chênh lệch giữa kết quả định lượng trung bình và giá trị thực được chấp nhận kèm theo khoảng tin cậy.
- Độ chụm
Cần đánh giá độ chụm khi thẩm định các phương pháp định lượng, bao gồm định lượng tạp chất.
Độ lặp lại: Cần đánh giá độ lặp lại sử dụng:
+ Hoặc tối thiểu 9 lần phân tích bao phủ toàn khoảng làm việc của phương pháp (VD: 3 mức nồng độ, 3 lần phân tích ở mỗi mức).
+ Hoặc tối thiểu 6 lần phân tích tại mức 100% nồng độ làm việc của dung dịch thừ.
Độ chụm trung gian:
+ Mức độ xác lập độ chụm trung gian phụ thuộc vào các điều kiện mà phương pháp dự kiến được áp dụng. Quá trình thẩm định cần xác lập được tác động của các biến cố ngẫu nhiên lên độ chụm của phương pháp phân tích. Những biến số cần nghiên cứu gồm ngày phân tích, kiểm nghiệm viên, thiết bị, v.v. Không cần thiết phải nghiên cứu riêng rẽ các biến số này. Nên sử dụng thiết kế nghiên cứu (ma trận thí nghiệm).
Độ tái lập:
+ Được đánh giá bằng thử nghiệm liên phòng thí nghiệm, cần cân nhắc đánh giá độ tái lập trong trường hợp chuẩn hóa một phương pháp phân tích, chẳng hạn như để đưa
phương pháp vào dược điển. Dữ liệu đánh giá độ tái lạp khong bãt buộc cho hô sơ sơ cấp số đăng ký lưu hành trên thị trưởng.
Để đánh giá độ chụm của phương pháp phân tích, cần báo cáo kết quả về độ lệcL chuẩn, độ lệch chuẩn tương đối (hệ số biến thiên) và khoảng tin cậy cho một loại độ chụij đánh giá.
- Giới hạn phải hiện
Cỏ một sổ cách tiếp cận đế xác định giới hạn phát hiện, phụ thuộc vào phương pháp phân tích là phương pháp dụng cụ hay phi dụng cụ.
Dựa trên đánh giá bằng mắt: Có thể sử dụng cho phương pháp phi đụng cụ nhưng cũng có thể dùng cả cho các phương pháp phân tích dụng cụ. Giới hạn phát hiện đươc xác định bằng việc phân tích các mẫu có nồng độ chất phân tích đã biết và xác lập mức tối thiểu tại đó chất phân tích có thể được phát hiện một cách tin cậy.
Dựa vào tỷ lệ đáp ứng trên nhiễu nền (Signal-to-Noise, S/N): Cách tiếp cận này chi áp dụng được với các phương pháp phân tích thể hiện nhiễu nền.
Việc xác định tỷ lệ đáp ứng trên nhiễu nền được thực hiện thông qua so sánh tín hiệu đo được từ các mẫu có nồng độ thấp đã biết của chất phân tích và tín hiệu đo dược từ mẫu trắng, từ đó xác lập nồng độ tối thiểu tại đó có thể phát hiện chất phân tích một cách tin cậy. Tỷ lệ S/N trong khoảng 3:1 tói 2:1 nhìn chung được coi là chấp nhận được để ước tính giới hạn phát hiện.
Dựa vào độ lệch chuẩn của đáp ứng và độ dốc đường chuẩn: Giới hạn phát hiện có thể được tính như sau:
lod=3^X£ I
Trong đó: ơ là độ lệch chuẩn của đáp ứng, s là độ dốc của đường chuẩn.
có thể được ước tính từ đường chuẩn của chất phân tích, a có thể được ước tính bằng một số cách như:
+ Dựa vào độ lệch chuẩn của mẫu trắng: Đo cường độ đáp ứng nền bằng cách phân tích một số lượng mẫu trắng thích hợp và tính độ lệch chuẩn của các đáp ứng này.
+ Dựa vào đường chuẩn: cần sử dụng một đường chuẩn được thiết lập từ các dung dịch có chứa chất phân tích ở mức lân cận giới hạn phát hiện. Có thể sừ dụng độ lệch chuẩn phần dư của đường hồi quy tuyến tính hay độ lệch chuẩn của y-intercept của đường hồi quy tuyến tính làm giá trị độ lệch chuẩn.
Trong hồ sơ thẩm định cần báo cáo rõ giá trị và phương pháp sử dụng xác định giới hạn phát hiện. Nếu giới hạn phát hiện được xác định dựa trên đánh giá bằng mắt thường hay tỷ lệ S/N, chỉ cần cung cấp các sắc ký đồ có liên quan là chấp nhận được. Neu ước tính giới hạn phát hiện bàng tính toán hay ngoại suy, ước lượng này sau đỏ có thể được xác nhận bằng phân tích độc lập một số lượng phù họp mẫu được chuẩn bị hay được biết có hàm lượng chất phân tích ở giới hạn phát hiện.
- Giới hạn định lượng
Có một số cách tiếp cận để xác định giới hạn định lượng, phụ thuộc vào phương pháp phân tích là phương pháp dụng cụ hay phi dụng cụ.
– Dựa vào tỷ lệ đáp ứng trên nhiễu nền (Signal-to-Noise, S/N)’. Cách tiếp cận này chi áp dụng được với các phương pháp phân tích thể hiện nhiễu nền.
Việc xác định tỷ lệ đáp ứng trên nhiễu nền được thực hiện thông qua so sánh tín hiệu đo được từ các mẫu có nồng độ thấp đã biết của chất phân tích và tín hiệu đo được từ mẫu tráng, từ đó xác lập nồng độ tối thiểu tại đó có thể phát hiện chất phân tích một cách tin cậy. Tỷ lệ S/N trong khoảng 10:1 nhìn chung được coi là chấp nhận được để ước tính giới hạn định lượng.
– Dựa vào độ lệch chuẩn của đáp ứng và độ dốc đường chuẩn: Giới hạn định lượng có thể được tính như sau:
LOD= S
Trong đó: a là độ lệch chuẩn của đáp ứng, s là độ dốc của đường chuẩn.
s có thể được ước tính từ đường chuẩn của chất phân tích, ơ có thể được ước tính bằng một số cách như:
+ Dựa vào độ lệch chuẩn của mẫu trắng: Đo cường độ đáp ứng nền bằng cách phân tích một số lượng mẫu trắng thích họp và tính độ lệch chuẩn của các đáp ứng này.
+ Dựa vào đường chuẩn: cần sử dụng một đường chuẩn được thiết lập từ các dung dịch có chứa chất phân tích ở mức lân cận giới hạn định lượng. Có thể sử dụng độ lệch chuẩn phần dư của đường hồi quy tuyến tính hay độ lệch chuẩn của y-intercept của đường hồi quy tuyến tính làm giá trị độ lệch chuẩn.
Trong hồ sơ thẩm định cần báo cáo rõ giá trị và phương pháp sử dụng xác định giới hạn định lượng. Nếu giới hạn định lượng được xác định dựa trên đánh giá bàng mắt thường hay tỷ lệ S/N, chỉ cần cung cấp các sắc ký đồ có Hên quan là chấp nhận được. Nếu ước tính giới hạn định lượng bàng tính toán hay ngoại suy, ước lượng này sau đó có thể được xác nhận bằng phân tích độc lập một số lượng phù hợp mẫu được chuẩn bị hay được biết có hàm lượng chất phân tích ở giới hạn định lượng.
- Độ vững chắc
Cần xem xét đánh giá độ vững chắc của phương pháp phân tích trong giai đoạn phát triển phương pháp, tùy thuộc vào loại phương pháp đang phát triển. Nghiên cứu này cần cho thấy được độ tin cậy của kết quả phân tích trước những thay đổi có chủ ý trong thông số của phương pháp.
Nếu phép đo có thể chịu tác động trong điều kiện phân tích, các điều kiện phân tích cần được kiểm soát một cách thích họp hay quy trình phân tích khi triển khai phương pháp phải có các lưu ý. Từ nghiên cứu độ vững chắc của phương pháp, có thể đưa ra các thông số về độ thích họp của hệ thống (như độ phân giải, hiệu lực tách, v.v.) để đảm bảo phương pháp phân tích duy trì được độ phù họp mỗi khi sử dụng. Một sô dao động đièn hình của điều kiện phân tích có thể xem xét đánh giá khi nghiên cứu độ vững chắc cùa phương pháp:
- Độ ổn định của các mẫu dùng phân tích;
- Thời gian chiết, v.v.
Với các phương pháp dựa trên kỹ thuật sắc ký lỏng, có thể xem xét tới các yếu tô-
- Thay đổi pH pha động;
- Thay đổi thành phần pha động;
- Thay đổi cột sắc ký;
- Thay đổi tốc độ dòng pha động, v.v.
Với các phương pháp dựa trên kỹ thuật sắc ký khí, có thể xem xét tới:
- Thay đổi cột sắc ký:
- Thay đổi chương trình nhiệt độ;
- Tốc độ dòng pha động, v.v.
Độ thích hợp hệ thống
Đánh giá độ thích họp hệ thống là một phần không thể thiếu của nhiều phương pháp phân tích. Việc đánh giá độ thích hợp hệ thống dựa trên nguyên tắc thiết bị phân tích cũng như các điều kiện bổ trợ cho hoạt động của thiết bị (điện, khí, nước, V.V.), điều kiện hoạt động thực nghiệm của thiết bị và mẫu cần phân tích cấu thành một chỉnh thể cần được đánh giá như một chỉnh thể hoàn chỉnh. Các thông số để đánh giá độ thích hợp hệ thống càn thiết lập cho một phương pháp phân tích cụ thể phụ thuộc vào loại phương pháp cần thẩm đinh. Có thể tham khảo các dược điển để có thêm thồng tin.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VẺ HÒA HỢP QUỔC TẾ TRONG KIỂM NGHIỆM THUỐC
Tiến trình hòa họp dược đỉển trên thế giói
Một trong những xu hướng quan trọng trong tiêu chuẩn hóa chất lượng thuốc hiện tại là hướng tới sự đồng nhất và thừa nhận lẫn nhau. Xu hướng này hướng tới mục tiêu tối hậu là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu duy nhất cho thuốc. Để từng bước hiện thực hóa xu hướng này và thu hẹp những khác biệt trong tiêu chuẩn hóa chất lượng thuốc giữa các quốc gia, giai đoạn đầu tiên đang được triển khai là quá trình hòa hợp dược điển, nhất là hòa họp giữa các dược điển có uy tín được nhiều quốc gia lựa chọn làm tiêu chuẩn tham chiếu trong công tác tiêu chuẩn hóa chất lượng thuốc, như Dược điển châu u (European Pharmacopoeia, Ph.Eur.), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia, ƯSP), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia, BP), Dược điển Nhật Bản (Japanese Pharmacopoeia, JP), v.v. Trong khuôn khổ các hoạt động của ICH, Nhóm thảo luận về dược điền (Pharmacopoeial Discussion Group – PDG) gồm các chuyên gia của Ph.Eur., ƯSP và JP đã triển khai việc thực hiện hòa họp các quy đinh về tiêu chuẩn hóa trong dược điển theo trinh tự gồm 7 bước:
- Bước 1: Nhận diện quy định về tiêu chuẩn hóa cần hòa họp.
- Bước 2: Điều tra đánh giá thực trạng quy định này.
- Bước 3: Hội đồng chuyên gia xem xét đưa ra dự thảo đầu tiên cho quy đinh hòa hợp.
- Bước 4: Công bố công khai dự thảo để lấy ý kiến phản hồi.
- Bước 5: Chỉnh lý dự thảo để đi đến đồng thuận.
- Bước 6: Phê chuẩn ở cấp địa phương (quốc gia, vùng tại đó các dược điển tương ứng có hiệu lực), triển khai quy định hòa họp.
- Bước 7: Chấp nhận ở mức liên khu vực.
Hiện tại PDG đang tập trung vào hòa hợp các quy đinh về các chuyên luận chung của dược điển.
Quy định về khả năng chấp nhận thay thế lẫn nhau của một số chuyền luận chung của dược đỉển
- Thử độ hòa tan
Quy trình thử trong các chuyên luận chung chính thức về độ hòa tan của Ph.Eur., ƯSP và JP có thể được sử dụng thay thế lẫn nhau và được coi tương đương với điều kiện tuân thủ các điều kiện sau:
- Khả năng thay thế lẫn nhau được áp dụng với thiết bị giỏ quay (thiết bị 1), thiết bị cánh khuấy (thiết bị 2) và thiết bị buồng dòng chảy. Do thiết bị buồng dòng chảy không được đánh số thứ tự giống nhau trong các dược điển, khi dùng thiết bị này cần nói rõ.
- Phép thử độ hòa tan không được coi là thay thế được lẫn nhau giữa các dược điển trên khi môi trường hòa tan có sử dụng
- Các thiết bị thử độ hòa tan cần được hiệu chuẩn một cách phù họp để đảm bảo tuân thủ yêu cầu GMP của nước sở tại.
- Phép thử độ hòa tan không được coi là thay thế được lẫn nhau giữa các khu vực thành viên của ICH cho các dạng bào chế được mô tả là giải phóng chậm, kháng dịch vị dạ dày hay bao tan trong ruột.
- Cần nghiên cứu thẩm định để chứng tỏ kết quả thử độ hòa tan không bị ảnh hưởng nếu phải nhúng nhiệt kế trong cốc môi trường hòa tan theo GMP của nước sở tại.
- Phép thử độ hòa tan không được coi là thay thế được lẫn nhau giữa các khu vực thành viên của ICH khi áp dụng cách đánh giá kết quả 2 trong JP.
- Phép thử độ hòa tan không được coi là thay thế được lẫn nhau giữa các khu vực thành viên của ICH khi sử dụng cốc thử có dung tích lớn hơn 1 lít.
Những thông số đặc trưng riêng cho phép thử của mỗi sản phẩm như môi trường hòa tan, tốc độ khuấy, thời gian lấy mẫu, việc sử dụng dụng cụ làm chìm viên hay không cũng như loại dụng cụ sử dụng cần được nêu rõ và giải trình trong hồ sơ ứng dụng.
Khi sử dụng giá giữ viên nén nhỏ với thiết bị buồng dòng chảy, chỉ có cấc kích thước được mô tả trong Hình 5 tài liệu hòa hợp của PDG được coi là có thể thay thể lẫn nhau.
- Thử độ rã
Quy trình thử trong các chuyên luận chung chính thức về độ rã của Ph.Eur., Usp và JP có thê được sử dụng thay thể lẫn nhau và được coi tưomg đưomg với điêu kiện tuân thủ các điều kiện sau:
- Với các viên nén và viên nang dài hon 18 mm cần thử bằng thiết bị khác thiết bị tiêu chuẩn, phép thử độ rã không được coi là có thể thay thế lẫn nhau giữa các dược điển trêa
- Phép thử độ rã không được coi là thay thế được lẫn nhau giữa các khu vực thành viên của ICH cho các dạng bào chế được mô tả là giải phóng chậm, kháng dịch vị dạ dày hay bao tan trong ruột.
- Những thông số đặc trưng riêng cho phép thử của mỗi sản phẩm như môi trường thử độ rã, việc sử dụng đĩa đậy cần được nêu rõ trong hồ sơ ứng dụng.
- Thử vô khuẩn
Quy trình thử trong các chuyên luận chung chính thức về thử độ vô khuẩn của Ph.Eur., USP và JP có thể được sử dụng thay thế lẫn nhau và được coi tương đương với điều kiện tuân thủ các điều kiện sau:
Các dung dịch dùng cho pha loãng và rửa không được có tính kháng khuẩn hay kháng nấm nếu muốn được coi là thích họp để dùng hòa tan, pha loãng hoặc rửa một mẫu vật đang thử độ vô khuẩn.
Khi thử độ vô khuẩn của các dạng thuốc tiêm lỏng với thể tích danh định 100 mĩ, trong các lô gồm hơn 500 đơn vị đóng gói, phép thử độ vô khuẩn được coi là có thề thay thế lẫn nhau nếu số đơn vị đóng gói tối thiểu được chọn lấy mẫu thử là 20 hoặc 2% tổng số đơn vi đóng gói trong lô, tùy theo sô lượng nào ít hơn.
- Thử giới hạn nhiễm khuẩn cho thành phẩm thuốc không vô khuẩn
Quy trình thử trong các chuyên luận chung về phép thử đếm số lượng vi sinh vật của Ph.Eur., ƯSP và JP được coi là có thể sử dụng thay the lẫn nhau.
Quy trinh thử trong các chuyên luận chung về các phép thử phát hiện đặc hiệu vi sinh vật của Ph.Eur., ƯSP và JP được coi là có thê sử dụng thay thế lẫn nhau.
Quy trình thử trong các chuyên luận chung về quy định giới hạn nhiễm khuẩn cho thành phẩm thuốc không vô khuẩn của Ph.Eur., USP và JP được coi là có thể sử dụng thay thế lẫn nhau.
- Thử cắn tro/tro sulfat
Cấc chuyên luận chung về phép thử cắn tro/tro sulfat cho thành phẩm thuốc không vô khuân của Ph.Eur., ƯSP và JP được coi là có thể sừ dụng thay thế lẫn nhau với các điều kiện sau:
Trừ khi được quy định cụ thể khác trong một chuyên luận, cần chọn lượng mẫu cân đem thử phù họp, thường từ 1 – 2 g, để có lượng cắn đủ để cho phép cân được một cách chính xác (thường từ 1 mg). Nếu không được nói rõ ừong chuyên luận, lượng mẫu cân cần được giải trình sự phù hợp, và tiêu chí chấp nhận cần được nêu rõ trong hồ sơ áp dụng.
Lò nung cần được hiệu chuẩn một cách thích họp để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu GMP của nước sở tại.
- Thể tích lấy ra được của thuốc tiêm
Quy trình thử trong các chuyên luận chung về phép thứ xác định thể tích lấy ra được của thuốc tiêm lỏng của Ph.Eur., ƯSP và JP được coi là có thể sử dụng thay thế lẫn nhau.
- Giới hạn tiểu phân không thấy được bằng mắt thường
Quy trình thử trong các chuyên luận chung về phép thứ xác định số lượng tiểu phân khồng thấy được bằng mắt thường của Ph.Eur., ƯSP và JP được coi là có thể sử dụng thay thế lẫn nhau với điều kiện việc hiệu chuẩn thiết bị đo và đánh giá độ thích họp hệ thống cần tuân thủ yêu cầu GMP của nước sở tại.
- Thử độ mài mòn của viên nẻn
Quy trình thử trong các chuyên luận chung về phép thử độ mài mòn của viên nén của Ph.Eur., ƯSP và JP được coi là có thể sử dụng thay thế lẫn nhau.
- Phân bố kích thước hạt
Quy trình thử trong các chuyên luận chung về phép thử phân bố kích thước hạt bằng rây của Ph.Eur., ƯSP và JP được coi là có thể sử dụng thay thế lẫn nhau.
- Kỹ thuật điện di trên gelpolyacrylamid
Quy trình thử trong các chuyên luận chung về Kỹ thuật điện di trẽn gel polyacrylamid của Ph.Eur., ƯSP và JP được coi là có thể sử dụng thay thế lẫn nhau.
- Kỹ thuật điện di mao quản
Quy trình thử trong các chuyên luận chung về Kỹ thuật điện di mao quản của Ph.Eur., ƯSP và JP được coi là có thể sử dụng thay thế lẫn nhau.
Một số quy đỉnh quác tế về chất chuẩn, chất đốỉ chiếu trong kiểm nghỉệm thuốc
Một sỗ khái niệm chung
Trong lĩnh vực kiểm nghiệm thuốc cũng như nhiều lĩnh vực đo lường thực nghiệm khác, việc sử dụng mẫu chuẩn, chất chuẩn, chất đối chiếu là bắt buộc để làm gốc so sánh đảm bảo độ tin cậy của phép thử. Các thuật ngữ chung về mẫu chuẩn, chất chuẩn, chất đối chiếu được quy định thống nhất theo ISO guide 30 và WHO như sau:
- Mâu chuẩn (reference material)
Theo ISO Guide 30, mẫu chuẩn là vật liệu đủ đồng nhất và ổn định với một hay nhiều tính chất quy định, được thiết lập phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến trong qU£ trình đo.
Cụ thể hơn, trong lĩnh vực dược, WHO đưa ra khái niệm chất đối chiếu hóa học (chemical reference substance) là mẫu đã được xác thực, đồng nhất và có mức độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến, nhàm sử dụng trong những phép thử hóa học và vật lý cụ thể, trong đó các tính chất của chất đối chiếu được so sánh với tính chất cùa mẫu thử đang kiểm nghiệm. Chuẩn đối chiếu dược điển là chất đối chiếu dược điển được các tổ chức dược điển thiết lập và phân phối, thông tin cho người dùng thồng qua chứng chi phân tích và hạn dùng.
- Mầu chuẩn được chứng nhận (certified reference material)
Theo ISO Guide 30, đây là mẫu chuẩn đặc trưng bằng quy trình có hiệu lực đo lường đối với một hoặc nhiều tính chất quy định, cùng với giấy chứng nhận cung cấp giá trị của tính chất quy định, độ không đảm bảo đo kèm theo và công bố về liên kết chuẩn đo lường.
- b. Chuẩn đo lường đầu (chuẩn sơ cấp)
Theo ISO Guide 30: Chuẩn đo lường đầu là chuẩn đo lường được ấn định hay được thừa nhận rộng rãi là có chất lượng đo lường cao nhất và giá trị tính chất của nó được thừa nhận mà không quy chiếu về các chuẩn khác có cùng tính chất hay đại lượng, ừong một bối cảnh cụ thể.
Theo WHO, chất đối chiếu hóa học sơ cấp (primary chemical reference substance) là chất chuẩn đối chiếu hóa học được thừa nhận rộng rãi là có các tính chất thích hợp trong hoàn cảnh cụ thể, và giá trị hàm lượng ấn định của chất này khi sử dụng làm chất chuẩn trong phép thử định lượng được chấp nhận mà không yêu cầu so sánh với một chất đối chiếu hóa học khác.
- Chuẩn đo lường thứ (chuẩn thứ cấp)
Theo ISO Guide 30: Chuẩn đo lường thứ là chuẩn đo lường có giá trị tính chất được ấn định bằng cách so sánh với chuẩn đo lường đầu của cùng tính chất hoặc đại lượng.
Theo WHO: Một chất đỗi chiếu hỏa học thứ cấp là một chất có đặc tính được xác định hay chuẩn hóa bằng cách so sánh với một chất đối chiếu hóa học sơ cấp. Mức độ xác định đặc tính và thử nghiệm để thiết lập một chất đối chiếu hóa học thứ cấp có thề thấp hơn với một chất đối chiếu hóa học sơ cấp.
Hướng dẫn thiết lập chuẩn hóa học sơ cấp của WHO
- Yêu cầu về nguyên liệu cho thiết lập chuẩn
Nguyên liệu dùng để thiết lập chuẩn có thể được lựa chọn từ một lô nguyên liệu dược chất được sản xuất bằng quy trình sản xuất thông thường nếu độ tinh khiết châp nhận được. Có thể phải sử dụng thêm các quá trình tinh chế xử lý nguyên liệu dược chất để nguyên liệu này có thể dùng làm chất đối chiếu hóa học.
Yêu cầu về độ tinh khiết cho một chất đối chiếu hóa học phụ thuộc vào mục đích sử dụng dự kiến:
- Chất đổi chiếu hóa học dùng cho định tính không cần tinh chế quá cẩn thận, vì sự có mặt của tỷ lệ nhỏ tạp chất không gây ảnh hưởng có ý nghĩa tới kết quả phép thử.
- Chất đối chiếu hỏa học dùng cho định lượng phải có độ tinh khiết cao, tốt nhất là từ 99,5% trở lên, tính theo dạng khan hoặc không chứa thành phần có thể bay hơi. Tuy nhiên, khi độ chọn lọc của quy trình phân tích dùng tới chất đối chiếu hóa học là thấp, có thể không cần tới độ tinh khiết cao như vậy. Khi đưa ra quyết định về sự phù hợp của một chất đối chiếu hóa học, yếu tố quan trọng nhất cần xem xét là ảnh hưởng của tạp chất lên đặc tính sẽ được đo lường trong phép thử định lượng khi dùng một quy trình định lượng không đặc hiệu. Các tạp chất với tính chất lý hóa giống với thành phần chính sẽ khồng làm giảm sự phù hợp của một chất đối chiếu hóa học, nhưng một lượng nhỏ dạng vết của tạp chất có đặc tính khác biệt đáng kể với thành phần chính có thể làm một chất không còn phù hợp làm chất đối chiếu hóa học.
Khi mua nguyên liệu dùng thiết lập chất đối chiếu hóa học từ nhà cung cấp, nên có đủ các thông tin sau:
Phiếu kiểm nghiệm cùng đầy đủ thông tin về phương pháp phân tích đã sử dụng, các kết quả kiểm nghiệm thu được, các phổ, sắc ký đồ có liên quan (nếu có);
Kết quả nghiên cứu độ ổn định cấp tốc;
Thông tin về điều kiện bảo quản tối ưu (nhiệt độ, độ ẩm) để đảm bảo độ ổn định;
Kết quả nghiên cứu độ ẩm và/hoặc công bố độ ẩm của nguyên liệu;
Đinh danh các tạp chất phát hiện được và/hoặc thông tin đặc trưng về hệ số đáp ứng tương đối so với thành phần chính được xác định bằng các phương pháp dược điển, và/hoặc tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của tạp chất;
Dữ liệu an toàn được cập nhật chỉ rõ các nguy cơ về sức khỏe liên quan tới nguyên liệu.
- Đánh giá chất đổi chiếu hỏa học
Phòng thí nghiệm thiết lập chuẩn cần đánh giá cẩn thận sự phù hợp của một chất làm chất đối chiếu hóa học. cần xem xét tất cả dữ liệu thu được từ kiểm tra nguyên liệu thiết lập chuẩn bằng các phương pháp phân tích khác nhau. Các phân tích cần thiết phụ thuộc vào mục đích sử dụng chất đối chiếu, và có thể càn sự tham gia của một số lượng nhất định các phòng thí nghiệm độc lập.
Với chất đối chiếu dùng cho phép thử định tỉnh (bằng phổ hồng ngoại hay các phương pháp sắc ký), một lô nguyên liệu dược dụng có chất lượng tốt chọn từ quá trình sản xuất thông thường có độ tinh khiết phù họp là đủ. Có thể tinh chế thêm trong những trường họp cần thiết. Phép thử quan trọng nhất là sử dụng nguyên liệu cho phép thử định
tính má chất đối chiếu dự kiến được dùng. Thường cần ít nhất một phòng thí nghiệm hiện tât cả các phép thử hóa lý mô tả trong chuyên luận nguyên liệu tương ứng; một ? phép thử (độ vô khuẩn, giới hạn nội độc tố) có thể không cần thiết với nguyên liệu ^ kiến dùng thiết lập chất đối chiếu.
Với chất đổi chiểu dùng cho phép thử tỉnh khiết để xác định một tạp chất cụ tu cần đánh giá đặc tính kỹ lưỡng hơn, nhất là khi sử dụng trong phép thử giới hạn. Với V thuật sắc ký lởp mỏng, nen đưa ra một mức tinh khiết tối thiếu chấp nhận được (thườn tối thiểu là 90%). Với sác ký lỏng hay sắc ký khí, cần chất đối chiếu tinh khiết hơnrỊỊ nhất 95%). Thường chỉ cần duy nhất một phòng thí nghiệm khi chất đối chiếu được dùng trong các phép thử tinh khiết. Nếu chất đối chiếu được tổng hợp hay phân lập lần & tiên, cần sử dụng các phép thử lý hóa thích họp như phổ cộng hưởng từ hạt nhân, pỊjẲ khối, phân tích nguyên tố để xác định đặc tính.
Với chất đối chiếu dùng trong phép thử định lượng (so màu, các kỹ thuật sắc kỷ hay phổ hấp thụ UV-Vis), việc phân tích còn cần thực hiện nhiều hơn. Tối thiểu cần Co ba phòng thí nghiệm họp tác với nhau để phân tích nguyên liệu thiết lập chất đối chiếu, sử dụng nhiều phương pháp phân tích đã được phát triển và thâm định, bao gồm phương pháp sử dụng trong chuyên luận tương ứng của dược điên. Mức độ phản ứng hay độ hấp thụ tương đối của các tạp chất có mặt cần được kiêm tra khi sử dụng phương pháp định lượng không đặc hiệu, chẳng hạn như đo cường độ màu hay quang phổ hấp thụ UV-Vis, Khi sử dụng một phương pháp định lượng chọn lọc, xác định hàm lượng các tạp chất là đặc biệt quan trọng. Trong trường họp đó, tốt nhất cần kiểm tra nguyên liệu thiết lập chất đối chiếu bằng tất cả các phương pháp khả thi, bao gồm phương pháp tuyệt đối khi có thể. Với những chất mang tính acid hay base, có thể sử dụng chuẩn độ với kiềm hay acid, ngoài ra có thể sử dụng các phản ứng chuẩn độ toàn lượng khác xác định được điểm tương đương. Trong một số trường họp có thê sử dụng quét nhiệt lượng vi phân hoặc phân tích độ tan trong pha.
Với chất đối chiếu dùng để hiệu chuẩn thiết bị: cần thực hiện các phép thử tương tự như với chất đối chiếu hóa học dùng ưong định lượng, cần có nhiều phòng thí nghiệm họp tác phân tích nguyên liệu dùng thiết lập chất đối chiếu, sử dụng các kỹ thuật khác nhau để đảm bảo độ tinh khiết phù họp. Sau khi chất đối chiếu dùng hiệu chuẩn thiết bị được thiết lập, cần có số lượng phòng thí nghiệm thích họp tham gia thiết lập giá trị cho đặc tính thiết yếu được sử dụng của chất đối chiếu sử dụng thiết bị thích hợp.
- Các phương pháp hóa học và vật lý sử dụng để đánh giá chất đối chiếu hỏa học
Các phương pháp dùng để định tính
Khi chất đối chiếu hóa học cần thiết lập là một chất có cấu trúc đã được xác định đủ rõ, có thể khẳng định về mặt định tính bằng cách so sánh phổ hồng ngoại của nguyên liệu thiết lập chuẩn với phổ hồng ngoại của một chất đối chiếu, cần đặc biệt thận trọng khi hiện tượng đa hình tồn tại. Có thể sử dụng các kỹ thuật có độ đặc hiệu cao như phó cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối hay phân tích tinh thể bằng nhiễu xạ tia X cho so sánh các dạng đa hình. Đẻ đánh giá định tính một họp chất dự kiến dùng để thay thế một cba* đối chiếu hóa học đã thiết ỉập có cùng thành phần phân tử, chỉ cần so sánh phổ hồng ngoại của hợp chất này với chất đối chiếu đã thiết lập.
Khi không có sẵn chất đối chiếu của họp chất cần thiết lập chất đối chiếu để so sánh, và dữ liệu về đặc tính cùa chất này chưa đầy đủ, có thể cần phân tích định tính nguyên liệu thiết lập chất đối chiếu bằng một sổ kỹ thuật phân tích thường dùng xác định cấu trúc chất mới. Những kỹ thuật này có thể gồm phân tích nguyên tố, phân tích cấu trúc tinh thể, phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phân tích nhóm chức, quang phổ hồng ngoại hay tử ngoại, cũng như các phép thừ bổ trợ khác để đảm bảo nguyên liệu dùng thiết lập chất đối chiếu được xác lập về định tính.
Các phương pháp để xác định độ tinh khiết
Các phưorng pháp này có thể chia thành ba loại:
1 – Các phưomg pháp cần so sánh với một chất đối chiếu hóa học làm ngoại chuẩn (VD: Các phương pháp sắc ký hoặc quang phổ).
Các phương pháp chi phụ thuộc vào đặc tính động học nội tại (VD: Phân tích độ tan trong pha hay quét nhiệt lượng vi phân).
Các phương pháp khác (VD: Chuẩn độ, đo năng suất quay cực, định lượng nước hoặc xác định mất khối lượng do làm khô).
- An định hàm lượng
Nếu cần ấn định hàm lượng cho một chất đối chiếu hóa học, giá trị này cần dựa trên kết quả thu được từ một chương trình họp tác liên phòng thí nghiệm sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau. Giá trị thực nghiệm thu được này đại diện cho ước tính tốt nhất của giá trị thực. Ngoài ra, giá trị này cần được hiệu chinh thêm bằng trừ đi phần tạp chất. Trong những trường hợp chất đối chiếu hóa học càn được làm khô trước khi dừng, hàm lượng của nó được thể hiện theo dạng đã làm khô.
- Bảo quản, sử dụng và phân phối chất đối chiếu hóa học
– Đóng gói:
Các giai đoạn trong quá trinh đóng gói chất đối chiếu hóa học cần được xác định rõ và kiểm soát chặt chẽ để tránh nhiễm bẩn vào chất đối chiếu, tránh ghi nhãn nhầm trên lọ đựng cũng như bất cứ sai lỗi nào có thể dẫn tới sử dụng hay quản lý nhầm chất đối chiếu. Quá trình đóng gói chất đối chiếu cần tuân thủ các quy định GMP có liên quan.
Đồ đựng phải bảo vệ được chất đối chiếu hóa học tránh khỏi ẩm, ánh sáng và oxy, cần được kiểm tra về khả năng thấm ẩm. Khả năng chống ẩm và sự tương thích giữa vật liệu dùng để đóng kín đồ đựng với chất đối chiếu hóa học là các tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phù họp của đồ đựng. Đồ đựng tốt nhất cho chất đối chiếu hóa học là ống thủy tinh hàn kín, nhưng loại ống này có bất lợi là nguy cơ gây nhiễm mảnh thủy tinh vào chất đối chiếu khi mở ống.
Lượng chất đối chiếu đựng trong mỗi ống cần được hạn chế ở mức cần thiết để thực hiện phép thử. Không khuyến khích đóng ống đựng chất đối chiếu dùng nhiều lần.
Trước khi tiến hành đóng gói, cần đánh giá ảnh hưởng tới sức khỏe của chất (W đóng gói từ các nguồn thông tin phù hợp như tờ dữ liệu an toàn cùa nguyên liệu, cần J biện pháp an toàn phù hợp để bảo vệ người thực hiện đóng gói chất đối chiếu hóa học
Các hợp chất đát tiền hay chỉ sẵn có ở lượng rất nhỏ có thể được phân phối vào ống đựng ở dạng dung dịch rồi tiến hành đông khô hay bay hơi đến khô.
Một số chất đối chiếu hóa học cần được đóng ống trong điều kiện khí trơ hay tron điều kiện độ ấm được kiểm soát. Những trường hợp này cần dùng buồng đóng kín khi Với các chất hút ẩm càn đỏng lọ dùng một lần.
- Bảo quản:
Cần tìm hiểu thông tin về điều kiện bảo quản phù hợp (thường từ nhà sản xuất nguyên liệu nguồn để thiết lập chất đối chiếu) khi thiết lập chất đối chiếu mới. về lỷ thuyết, cần tăng cường độ ổn định của chất đối chiếu bằng cách bảo quản ở nhiệt độ thấp nhưng với các hợp chất có chứa nước, bảo quản ở dưới 0°c có thể làm giảm độ ổn định.
Cần lưu ý rằng trong tủ lạnh hay phòng lạnh độ ẩm tương đối rất cao, trừ khi chất đối chiêu được bảo quản trong ông thủy tinh hàn kín hay các đô bao gói được đóng chặt khác hấp phụ ẩm có thể làm tăng quá trình phân hủy, làm mất tác dụng tăng cường độ ổn định của nhiệt độ thấp. Với phần lớn chất đối chiếu hóa học, bảo quản ở khoảng 5°c với biện pháp tránh hút ẩm là phù họp. Tuy nhiên, chỉ được mở ống chuẩn khi đã đạt nhiệt dộ phòng để tránh hút ẩm do ngưng tụ.
- Độ ổn định
Một chất đối chiếu hóa học là một hợp phần hữu cơ của tiêu chuẩn thuốc. Vì vậy, nếu chất đối chiếu bị giảm chất lượng sẽ ảnh hưởng tới tiêu chuẩn thuốc. Vì vậy, cần theo dõi độ ổn định của chất đối chiếu hóa học bằng cách kiểm tra lại định kỳ và cần được thay thế ngay khi phát hiện ra thay đổi có ý nghĩa về tính chất.
Thay đổi như thế nào được coi là có ý nghĩa thay đổi tùy thuộc mục đích sử dụng của chất đối chiếu hóa học. Chẳng hạn, thêm vài phần trăm sản phẩm phân hủy phát hiện trong chất đối chiếu không ảnh hưởng tới sự phù họp của chất đối chiếu cho phép thử định tính, nhưng chỉ một lượng tạp chất nhỏ cũng có thể là không chấp nhận được với chất đối chiếu dùng cho định lượng băng phương pháp săc ký. Tùy vào mục đích sử dpg dự kiến, cần ấn định trước mức giới hạn sản phẩm phân hủy cho phép.
Các phòng thí nghiệm phụ trách thiết lập chất đối chiếu hóa học cần có hệ thống định kỳ kiểm tra lại các chất đối chiếu đang bảo quản. Tần suất kiểm tra lại có thể điều chỉnh theo nhu cầu. cần nhớ độ ổn định của chất đối chiếu hóa học được thiết lập trong điều kiện đặc biệt không phải luôn giống như nguyên liệu dược dụng thương mại của cùng dược chất.
Lựa chọn phương pháp phân tích cho theo dõi độ ổn định chất đối chiếu hóa học phụ thuộc bản chất và mục đích sử dụng của chất đối chiếu.
+ Với chất đối chiếu chỉ dùng cho mục đích định tính, chỉ cần đảm bảo sự phù hợp cho mục đích này (VD: Phổ hồng ngoại khi kiểm tra lại vẫn giống phổ thu được khi thố lập chất đối chiếu
Với các chất đổi chiếu sử dụng cho mục đích khác, việc kiểm tra cần mở rộng hơn, nhưng nên sử dụng các phương pháp phân tích cho kết quả nhanh và có độ nhạy cao để không tiêu thụ quá nhiều chất đối chiếu sẵn có đang bảo quản. Trong nhiều trường họp, cần kiểm tra xem có hiện tượng hút ẩm hay không, vì hút ẩm có thể gây ra thủy phân chất đối chiếu tạo sản phẩm phân hủy và làm giảm hàm lượng thực tế của chất đối chiếu hóa học. Các kỹ thuật sắc ký được sử dụng rộng rãi, đồng thời các phương pháp tuyệt đối như quét nhiệt lượng vi phân có thể áp dụng khi phù hợp. Khi có thay đổi về cấu trúc thành phàn tạp (impurity profile) hay hàm lượng tạp xác định được, lô chất đối chiếu cần phải loại bỏ. Cần thu hồi không sử dụng lô chất đối chiếu nữa khi xuất hiện những thay đổi ảnh hưởng tới sự toàn vẹn nguyên trạng của chất đối chiếu (VD: Đổi màu, thay đổi trạng thái vật lý khi quan sát cảm quan) cho dù kết quả phân tích có phát hiện ra tạp chất, sản phẩm phân hủy ở mức quá giới hạn cho phép hay không.
Thông tin cần cung cấp cùng các chất đối chiếu hóa học:
+ Tên danh pháp của chất đối chiếu: Nên dùng tên thông dụng quốc tế;
+ Tên tổ chức thiết lập chất đối chiếu;
+ Khối lượng xấp xi của chất đối chiếu đóng trong đồ bao gói (ống, lọ);
+ Số lô hay số kiểm soát.
Trên nhãn ống, lọ đựng chất đối chiếu và/hoặc trên tài liệu đi kèm cần thể hiện các thông tin sau:
+ Tên, địa chỉ tổ chức thiết lập chất đối chiếu;
+ Điều kiện bảo quản (nếu có điều kiện đặc biệt);
+ Mục đích sử dụng dự kiến của chất đối chiếu;
+ Hướng dẫn sử dụng;
Thông tin về giá trị phân tích ấn định của chất đối chiếu hóa học (dùng để tính toán kết quả các phép thử có sử dụng chất đối chiếu này);
+ Tuyên bố không chịu trách nhiệm trong những trường hợp chất đối chiếu hóa học bị sử dụng sai cách, sai mục đích, hoặc được bảo quản trong điều kiện không phù hợp;
+ Thông tin về tác hại với sức khỏe hoặc các cảnh báo theo yêu cầu quản lý cấp quốc gia, cùng hay theo các thỏa thuận quốc tế.
Nếu dữ liệu phân tích được cung cấp cùng chất đối chiếu hóa học, nên giới hạn ở những thông tin cần thiết cho việc sử dụng phù họp chất đối chiếu trong các phép thử.
Hạn dùng:
Chất đối chiếu hóa học không có “hạn dùng” theo nghĩa thông dụng. Để tránh loại bỏ không cần thiết cấc lô chất đối chiếu vẫn đạt yêu cầu.
Hưởng dẫn thiết lập chuẩn hóa học thứ cấp của WHO
- Đảnh giả sự cần thiết
Việc thiết lập chuẩn hóa học thứ cấp, được chuẩn hóa nhờ so sánh với một chuậ hóa học sơ cấp, có thể cần thiết vì nhiều lý do thực tiễn, chẳng hạn không có đủ chiZ hóa học sơ cấp để đáp ứng như cầu. Thêm nữa, việc phát triển và sẵn có các chuẩn hó học thử cấp sẽ giúp làm giảm chi phí kiểm nghiệm và thời gian chờ đợi để có chất chiifC Các đơn vị có chức năng thiết lập chuẩn thứ cấp cần được cơ quan quản lý dược có thâịh quyền xác định một cách rõ ràng. Các minh chứng thể hiện tính liên kết chuẩn giữa chuâiỊ thử cấp và chuẩn sơ cấp cần được lưu hồ sơ đầy đủ.
- Lựa chọn nguyên liệu thiết lập chuẩn thứ cấp
Khi chuẩn thứ cấp được thiết lập với mục đích sử dụng để định lượng dược chất trong nguyên liệu hay thành phẩm thuốc, càn đảm bảo tìm được nguôn nguyên liệu dược dụng có nguồn gốc rõ ràng với số lượng đủ. Yêu cầu với nguyên liệu để thiết lập chuẩn thứ cấp cũng giống như với thiết lập chuẩn sơ cấp. Nếu định thiết lập chuẩn tạp chất, có thể lấy nguồn nguyên liệu thiết lập chuẩn từ các nhà cung cấp thương mại với điều kiện độ tinh khiết của nguyên liệu từ 95% trở lên (hoặc từ 90% trở lên để dùng phân tích với sắc ký lóp mỏng).
Các nhà cung cấp nguyên liệu để thiết lập chuẩn thứ cấp cũng phải cung cấp các tài liệu tương tự như với nguyên liệu để thiết lập chuẩn sơ cấp.
- Kiểm tra han đầu độ phù hợp của nguyên liệu
Trước khi đưa vào thiết lập chuẩn thứ cấp, phòng thí nghiệm điều phối việc thiết lập chuẩn cần đánh giá xem nguyên liệu dự kiến sử dụng có đạt các yêu cầu của chuyên luận dược điển tương ứng định áp dụng hay không. Chỉ khi nguyên liệu đạt yêu càu mới tiến hành nghiên cứu liên phòng để xác lập giá trị ấn định cho hàm lượng của chuẩn thứ cấp.
- Đóng gói
Tương tự như với đóng gói chuẩn hóa học sơ cấp. Điều kiện cơ sở đóng gói về thiết bị, môi trường phải đáp ứng yêu cầu và được kiểm soát để nguyên liệu thiết lập chuẩn duy trì được tính toàn vẹn trong suốt quá trình đóng gói.
- Thử nghiệm liên phòng để thiết lập giá trị ấn định cho hàm lượng
Sau khi khẳng định được sự phù hợp của nguyên liệu, giá trị hàm lượng được ấn định dựa trên các kết quả thu được từ một đánh giá liên phòng. ít nhất cần có ba phòng thí nghiệm tham gia phân tích chuẩn dự định thiết lập.
Các phòng thí nghiệm tham gia thiết lập chuẩn phải tuân thủ một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
Chất chuẩn thứ cấp dự kiến thiết lập được đóng gói với đơn vị đóng gói thích hợp Lượng chuẩn đóng trong mỗi đơn vị phụ thuộc vào mục đích sử dụng dự kiến. Chuẩn cân thiết lập và chuẩn sơ cấp được chuyển tới các phòng thí nghiệm tham gia thiết lập lượng đủ để thực hiện phân tích theo đề cương phân tích. Các phòng thí nghiệm càn ghi nhận lại mọi bất thường phát hiện được ở chất chuẩn cần thiết lập.
Khi gửi mẫu đi các phòng thí nghiệm cần cung cấp các tài liệu sau:
Đồ cương phân tích;
Biểu mẫu báo cáo kết quả phân tích;
Thông tin về an toàn và sức khỏe;
Thông tin về chuẩn hóa học sơ cấp sử dụng.
- Đe cương phân tích
Trong khi việc phân tích thiết lập chuẩn sơ cấp sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau để bổ trợ cho nhau, quá trình thiết lập chuẩn thứ cấp thường sử dụng một cách tiếp cận khác. Vì phần lớn chuẩn thứ cấp được thiết lập để định lượng dược chất đã có chuyên luận trong dược điển trong nguyên liệu hay thành phẩm thuốc, điều quan trọng là sử dụng đúng phương pháp được dùng trong dược điển để xác định giá trị ấn định.
Phòng thí nghiệm điều phối quá trình thiết lập chuẩn thứ cấp chuẩn bị đề cương phân tích, bao gồm các tiêu chí ấn định trước để chấp nhận kết quả. Đề cương mô tả cụ thể từng bước quá trình phân tích, bao gồm các biểu mẫu báo cáo kết quả. Thiết kế cho đánh giá hên phòng thí nghiệm phải đảm bảo để kết quả được xử lý thống kẽ cho phép ấn định một giá trị hàm lượng với khoảng tin cậy chấp nhận được tương ứng với giới hạn hàm lượng cho phép, số lần phân tích lặp lại độc lập cần thực hiện cũng như các tiêu chí chấp nhận phải được ấn định trước.
- Đảnh giả kết quả thiết lập chuẩn
Các kết quả phân tích từ những phòng thí nghiệm tham gia thiết lập chuẩn nộp về được đánh giá theo các tiêu chí ấn định trong đề cương. Dữ liệu từ mỗi phòng thí nghiệm được xử lý thống kê để phát hiện kết quả “lạc” và đánh giá sự tuân thủ các tiêu chí về độ thích hợp hệ thống. Các kết quả “lạc” được phòng thí nghiệm thu được kiểm tra, thực hiện các hành động khắc phục cần thiết, và lặp lại phân tích. Nếu tìm ra được nguyên nhân hợp lý, các kết quả “lạc” sẽ được loại ra không đưa vào bộ dữ liệu xử lý thống kê để tìm giá trị ấn định.
Sau đó, tiến hành tính toán giá trị trung bình và khoảng tin cậy. Giá trị hàm lượng tham chiếu của chất chuẩn được ấn đinh sử dụng trung bình của kết quả trung bình của các phòng thí nghiệm tham gia thiết lập chuẩn.
- Tỉnh liên kết chuẩn
Là việc một kết quả đo lường có thể được kết nối tới một chuẩn đo lường thích họp, thường là chuẩn quốc gia hoặc quốc tế theo một chuỗi so sánh không gián đoạn. Nói cách khác, khi kết quả của một phép đo được mô tả là đảm bảo liên kết chuẩn, cần nêu rõ việc liên kết chuẩn đã được nối tới chuẩn đo lường thích họp nào.
Giá trị ấn định của một chuẩn đối chiếu hóa học thứ cấp được liên kết tới chuẩn s cấp tương ứng đà dùng thiết lập nó. Trong ngành dược, các chuẩn đối chiếu hóa học J cấp được thừa nhận thường là chuẩn đối chiếu của một số dược điển được thừa nhận qnô tế. Chẳng hạn, các tài liệu chất lượng của WHO thường đề cập tới chất đối chiếu hóa ho sơ cẩp cùa Dược điển quốc tế (International Pharmacopoeia – IP). Ngoài ra có thể kể t’• chất đổi chiểu hỏa học của Dược điển châu u (Ph.Eur. CRS), Dược điển Anh (BPc£e\ hay Dược điển Mỹ (USPRS).
- Chấp nhận chất đổi chiếu thử cấp
Báo cáo thiết lập chất đối chiếu thứ cấp được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyêt để đưa vào sử dụng cho các mục đích được ghi trên nhãn lọ chuẩn.
- Tải kiểm tra định kỳ
Cần thiết lập một hệ thống để đảm bảo chất đối chiếu thứ cấp vẫn giữ được đặc tính phù hợp cho mục đích sử dụng.
Chất đối chiếu được định kỳ kiểm tra trong thời gian bảo quản, cần áp dụng môt chương trình kiểm tra được thiết kế cho phép phát hiện bất cứ dấu hiệu phân hủy nào từ sớm bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích phù họp. cần sử dụng phương pháp thích họp cho lượng mẫu nhỏ, nhanh và nhạy, là những phương pháp đã dùng trong giai đoạn thiết lập chuẩn. Tần suất và các phép thử cần thực hiện khi kiểm tra định kỳ chất đối chiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có độ ổn định, bao bì đóng gói, điều kiện bảo quản, khả năng hút ẩm, dạng tồn tại vật lý của chất đối chiếu và mục đích sử dụng dự kiến, cần có hồ sơ lưu trữ về tần xuất kiểm tra và phương pháp phân tích sử dụng khi kiểm tra với từng chất đối chiếu. Tốt nhất chất đối chiếu nên được đóng gói thành đơn vị sử dụng một lần. Trong trường họp chất đối chiếu được đóng gói thành đơn vị sử dụng nhiều lần, tần suất kiểm tra lại cần thường xuyên hơn vì nguy cơ chất đối chiếu bị hút ẩm, phân hủy sẽ tăng lên. Cần ấn định trước mức chênh lệch tối đa cho phép so với giá trị ấn định, nếu mức chênh lệch này bị vượt quá cần loại bỏ lô chất đối chiếu hoặc thiết lập lại.
Nếu lô chất đối chiếu hóa học sơ cấp được dùng để thiết lập chất đối chiếu thứ cấp bị thay thế, cần đánh giá lại chất đối chiếu thứ cấp bằng cách so sánh với lô chất dối chiếu sơ cấp mới.
- Thông tin cần cung cấp cùng chất đối chiếu hóa học thứ cấp: Tương tự như với chất đối chiếu hóa học sơ cấp.
- Thời hạn sử dụng
Không ấn định hạn dùng với chất đối chiếu thứ cấp vì các chất đối chiếu này phải đạt các yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn tham chiếu và được định kỳ kiểm tra lại- Cơ sở thiết lập chuẩn cần có cơ chế thông tin hiệu quả để thông báo cho người sử dụng về hiệu lực của các lô chất đối chiếu. Với người sử dụng, chỉ nên mua lượng chất đối chiếu đủ dùng cho nhu cầu và dùng sớm nhất có thể khi mua về.
- Phân phổi và cung cấp
Việc phân phối chất đối chiếu thứ cấp cần được thực hiện đảm bảo sự toàn vẹn cùa chất đổi chiếu và tránh thời gian chờ đợi không cần thiết trong quá trình giao chất đối chiểu cho khách hàng, cần tính đến các yếu tố sau:
- Đảm bào các yêu cầu về an toàn và vận chuyển;
- Quy trình xuất nhập khẩu khi chất đối chiếu được giao cho khách hàng ở quốc gia khác;
- Các quy định về hải quan có liên quan;
- Phương tiện vận chuyển.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VÈ KIỂM SOÁT TẠP CHÁT TRONG THUỐC
Khái niệm
- Tạp chất: Với một nguyên liệu dược chất, bất cứ thành phần nào có mặt trong nguyên liệu không phải là thực thể hóa học được đinh nghĩa là dược chất được coi là tạp chất; Với một chế phẩm thuốc, bất cứ thành phần nào có mặt trong thành phẩm mà không phải là dược chất hay tá dược trong thành phần công thức bào chế được coi là tạp chất.
- Sản phẩm phân hủy: Là tạp chất được tạo thành từ một thay đổi hóa học của dược chất diễn ra trong quá trình sản xuất và/hoặc trong quá trình bảo quản của nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc dưới tác động của tác nhân bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, ..; hoặc do phản ứng với tá dược và/hoặc với đồ bao gói trực tiếp.
- Tạp chất liên quan tới quy trình sản xuất dược chất: Là tạp chất được tạo thành trong quá trình sản xuất dược chất. Các tạp chất liên quan tới quy trình sản xuất dược chất bao gồm nguyên liệu ban đầu, sản phẩm phụ, xúc tác, v.v.
- Tạp chất/sản phẩm phân hủy được định danh: Là tạp chất hoặc sản phẩm phân hủy đã biết rồ đặc trưng về cấu trúc.
- Tạp chất/sản phẩm phân hủy xác định: Là tạp chất hoặc sản phẩm phân hủy được liệt kê riêng rẽ và kiểm soát với mức giới hạn được quy định rõ trong tiêu chuẩn của nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc.
- Tạp chất/sản phẩm phân hủy không xác định: Là tạp chất hoặc sản phẩm phân hủy không được liệt kê riêng rẽ với mức giới hạn được quy định riêng trong tiêu chuẩn của nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc.
- Tổng tạp chất: Là tổng lượng các tạp chất xác định và không xác định nằm trên ngưỡng báo cáo.
- Ngưỡng bảo cáo: Mức giới hạn trên đó một tạp chất cần được báo cáo lại trong hồ sơ kiểm nghiệm và đưa vào tính toán tổng tạp chất.
- Ngưỡng định danh: Mức giới hạn trên đó một tạp chất cần được định danh.
- Ngưỡng cần đảnh giả chấp nhận: Mức giới hạn trên đó một tạp chất cần đươc đánh giá chấp nhận.
- Đảnh gi ủ chắp nhận: là quá trình thu thập và xem xét dữ liệu xác lập sự an toàn sinh học cùa một tạp chất tại một mức hàm lượng cụ thể.
Phân loại tạp chất
Tạp chất trong thuốc cổ thể được chia làm ba loại chính: Tạp chất hữu cơ (gồm các tạp chất liên quan tới quá trình tổng hợp dược chất và các tạp chất liên quan tới bản thân dược chất), tạp chất hữu cơ và các dung môi tồn dư.
- Các tạp chất hữu cơ
Tạp chất có thể hình thành trong quá trình sản xuất và/hoặc trong quá trình bảo quản thuốc. Tạp chất hữu cơ có thể được định danh hoặc không được định danh, được xác định hoặc không được xác định, bay hơi hoặc không bay hơi, và bao gồm:
Các nguyên liệu ban đầu.
Các sản phẩm phụ.
Các sản phẩm trung gian.
Các sản phẩm phân hủy.
Các hóa chất tham gia phản ứng, chất xúc tác,
Các đồng phân vị trí và không gian của dược chất.
- Các tạp chất vô cơ
Tạp chất vô cơ có nguồn gốc từ quá ưình sản xuất. Các tạp chất vô cơ hay gặp trong thuốc thường được biết rõ, định danh cụ thể và bao gồm:
Các hóa chất tham gia phản ứng, chất xúc tác,
Các loại tạp nguyên tố: Tạp nguyên tố bao gồm các loại xúc tác và tạp chất từ môi trường có thể có mặt trong thuốc. Những tạp chất này có thể xuất hiện một cách tự nhiên, được thêm vào một cách có chủ ý hoặc nhiễm vào một cách vô ý.
Các muối vô cơ.
Các loại vật liệu khác (chẳng hạn như than hoạt).
Dung môi là những chất lỏng vô cơ hoặc hữu cơ được dùng trong quá trình sản xuất thuốc, thường để tạo thành các dung dịch hay hỗn dịch.
Nguyên tắc nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguy cơ xuất hiện tạp chất trong dược chất và thành phẩm thuốc
- Tạp chất hữu cơ
Việc thiết lập tiêu chuẩn về kiểm soát tạp chất hữu cơ trong nguyên liệu dược chất và thành phẩm thuốc cần được bắt đầu cùng với quá trình tổng hợp dược chất mới cũng như quá trình thiết kế thành phẩm thuốc mới.
Với một dược chất mới, nhà sản xuất cần xác định được các tạp chất thực có và tiềm năng nhiều khả năng sẽ hình thành trong quá trình tổng hợp, tinh chế và bảo quản dược chất mới. Nghiên cứu này cần bao gồm kết quả xác định các tạp chất có trong các lô nguyên liệu sản xuất trong quá trình phát triển phương pháp, các lô nguyên liệu sản xuất bằng quy trình tổng hợp chính thức, cũng như từ kết quả các thừ nghiệm đánh giá nguyên liệu dược chất trong điều kiện khắc nghiệt để nhận diện các tạp chất có nguy cơ hình thành trong quá trình bảo quản.
Các tạp chất được phát hiện có mặt ở mức cao hơn ngưỡng định danh trong các lô nguyên liệu dược chất sản xuất theo quy trình tổng hợp chính thức cũng như các tạp chất phát hiện được trong các nghiên cứu độ ổn đinh tại điều kiện bảo quản khuyến cáo cần được nghiên cứu xác định cấu trúc.
Việc định danh các tạp chất có khả năng xuất hiện ở mức dưới giới hạn định danh nói chung không cần thiết. Tuy nhiên, cần thiết lập phương pháp phân tích cho những tạp chất có tác dụng sinh học hay độc tính mạnh ở mức hàm lượng dưới giới hạn định danh.
Với một thành phẩm thuốc mới, nhà sản xuất cần xác định các sản phẩm phân hủy phát hiện thấy trong quá trình sản xuất và/trong quá trình nghiên cứu độ ổn định. Nghiên cứu này cần dựa trên đánh giá khoa học họp lý về các con đường phân hủy dược chất có thể xảy ra trong thành phẩm thuốc mới cũng như các tạp chất hình thành từ tương tác với tá dược và/hoặc với đồ bao gói trực tiếp. Nghiên cứu này cần bao gồm kết quả phân tích các lô thành phẩm sản xuất trong quá trình phát triển phương pháp, các lô thành phẩm sản xuất bằng quy trình sản xuất chính thức, cũng như từ kết quả các thử nghiệm đánh giá thành phẩm thuốc mới trong điều kiện khắc nghiệt để nhận diện các tạp chất có nguy cơ hình thành trong quá trình bảo quản, cần có đánh giá khoa học trong việc loại trừ các tạp chất không phải là sản phẩm phân hủy (VD: Tạp chất có nguồn gốc từ quá trình sản xuất nguyên liệu dược chất và tạp chất có nguồn gốc từ tá dược).
Cảc sản phẩm phân hủy được phát hiện có mặt ở mức cao hơn ngưỡng định danh trong các lô thành phẩm sản xuất theo quy trình sản xuất chính thức trong các nghiên cứu độ ổn định tại điều kiện bảo quản khuyến cáo cần được nghiên cứu xác đinh cấu trúc.
Việc định danh các sản phẩm phân hủy cổ khả năng xuất hiện ở mức dưới giới hạn định danh nói chung không cần thiết. Tuy nhiên, cần thiết lập phương pháp phân tích cho những sản phẩm phân hủy có tác dụng sinh học hay độc tính mạnh ở mức hàm lượng dưới giới hạn định danh.
Tạp chất vô cơ
Thường các tạp chất vô cơ được phát hiện và xác định bằng các phương pháp đượcc điện hay phương pháp thích hợp khác, cần xác định tồn dư của các chất xúc tác trong nguyên liệu của dược chất mới trong quá trình phát triển quy trình tổng hợp. Sự cần thiết hay không cần thiết của việc đưa chỉ tiêu kiểm soát tạp chất vô cơ vào tiêu chuẩn chất lượng cần được lý giải. Giới hạn chấp nhận với tạp chất vô cơ cần dựa trên quy định c dược điển hay cả dữ liệu an toàn đã có.
- Dung môi tồn dư
Việc kiểm soát dư lượng của các dung môi sử dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu dược chất hoặc thành phẩm cần căn cứ vào phân loại dung môi sử dụng trong sản xuất dược chất hay thành phẩm và giới hạn quy định chung cho từng nhóm dung môi.
- Quy định chung về ngưỡng báo cáo, ngưỡng định danh và ngưỡng cần đánh gỉá chấp nhận của tạp chất hữu cơ
Mục đích cuối cùng của việc kiểm soát tạp chất trong nguyên liệu dược chất cũng như thành phẩm thuốc là giới hạn lượng tạp chất hấp thụ vào cơ thể người bệnh khi dùng thuốc ở mức an toàn. Chính vì vậy, qua kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguy cơ xuất hiện tạp chất, cần dựa vào hàm lượng phát hiện được của môi tạp chất để xếp loại tùy theo mức độ nguy cơ, các tạp chất có khả năng xuất hiện trong dược chất, thành phẩm thuốc ở mức càng cao càng cân được kiểm soát chặt chẽ hơn trong tiêu chuẩn chất lượng cũng như được hiểu biết rõ hơn về đặc tính lý học, hoạt tính sinh học, độc tính.
Với các dược chất mới và thành phẩm thuốc mới, ngưỡng báo cáo, ngưỡng định danh và ngưỡng cần đánh giá chấp nhận của tạp chất trong nguyên liệu dược chất và thành phẩm thuốc đẫ được ICH quy định thống nhất trong các hướng dẫn Q3 A, Q3B. Các hướng dẫn này cũng được các cơ quan quản lý, các dược điển có uy tín lấy làm căn cứ hòa họp chung.
Việc thiết lập ngưỡng báo cáo, ngưỡng định danh và ngưỡng cần đánh giá chấp nhận của tạp chất với một loại dược chất và một thành phần thuốc cụ thể sẽ được dựa trên liều dùng tối đa hàng ngày của dược chất. Với dược chất mới, ICH đưa ra ngưỡng theo liều dùng tối đa như bảng 3.2. Khi đã có thêm thông tin về tính an toàn của các tạp chất hoặc với các dược chất đã sử dụng lâu và có đủ thông tin về an toàn, các ngưỡng nhu trong bảng 3.2 có thể được nới rộng hơn.
Bảng 3.2. Ngưỡng báo cáo, ngưỡng định danh và ngưỡng cần đánh giá chấp nhận với tạp chất trong nguyên liệu dược chất mới
Liều tối đa hàng ngày | Ngưỡng báo cáo
(reporting threshold) |
Ngưỡng định danh
(Identifying threshold) |
Ngưỡng cần đánh giá chấp nhận (Quantifying threshold) |
12 g/ngày | 0,05% | 0,10% hoặc 1,0 mg/ngày (lấy mức nào thấp hơn) | 0,15% hoăc 1,0 mg/ngày (lẩy mức nào thấp hơn) |
> 2 g/ngày | 0,03% | 0,05% | 0,05% J |
Với thành phẩm thuốc mới, ICH đưa ra ngưỡng cho sản phẩm phân hủy theo liều dùng tối đa hàng ngày như bảng 3.3.Khi đã có thêm thông tin về tính an toàn của các sản phẩm phân hủy hoặc với các dược chất đã sử dụng lâu và có đủ thông tin về an toàn, các ngưỡng như trong bảng 3.3 có thể được nới rộng hơn. Trong từng trường hợp cụ thể, việc đưa ra quyết định về ngưỡng định danh hay chấp nhận với tạp chất có thể tham khảo các bước trong sơ đồ ở hình 3.9.
Bảng 3.3. Ngưỡng báo cáo, ngưỡng định danh và ngưỡng cần đánh giá chấp nhận với sản phẩm phân hủy trong thành phẩm thuốc mới.
Liều tối đa hàng ngày | Ngưỡng báo cáo |
s Ig | 0,1% |
> Ig | 0,05% |
Liều tối đa hàng ngày | Ngưỡng định danh |
> 1 mg | 1,0% hoặc tổng lượng đưa vào cơ thể hàng ngày 5 ịiQ (lấy mức nào thấp hơn) |
1 mg -10 mg | 0,5% hoặc tổng lượng đưa vào cơ thể hàng ngày 20 ^g (láy mức nào thấp hơn) |
> 10 mg – 2 g | 0,2% hoặc tổng lượng đưa vào cơ thể hàng ngày 2 mg (lấy mức nào thấp hơn) |
>2g | 0,1% |
Liều tối đa hàng ngày | Ngưỡng cần đánh giá chấp nhận |
< 10 mg | 1,0% hoặc tổng lượng đưa vào cơ thể hàng ngày 50 pg (lấy mức nào thấp hơn) |
10 mg -100 mg | 0,5% hoặc tổng lượng đưa vào cơ thể hàng ngày 200 ng (lấy mức nào thấp hơn) |
> 100 mg – 2 g | 0,2% hoặc tổng lượng đưa vào cơ thể hàng ngày 3 mg (láy mức nào tháp hơn) |
>2g | 0,15% |
Đảnh giả chấp nhận là quá trình thu thập và xem xét các dữ liệu xác lập sự an toàn về sinh học của một tạp chất cụ thể tại một mức hàm lượng cụ thể. Khi xây dựng tiêu chuẩn về tạp chất cần đưa ra lập luận hợp lý cho việc thiết lập giới hạn cho phép, bao gồm cả vấn để an toàn. Trong nguyên liệu dược chất cũng như trong thành phẩm thuốc, bất cứ mức hàm lượng tạp chất nào đã được nghiên cứu đầy đủ trong các thử nghiệm an toàn và/hoặc thử nghiệm lâm sàng sẽ được coi là được chấp nhận. Các tạp chất cũng đồng thời là sản phẩm chuyển hóa hình thành trong cơ thể người/động vật thí nghiệm trong các thử nghiệm trên người/động vật nhìn chung được chấp nhận. Trong trường họp chưa có đầy đủ dữ liệu để đưa ra giới hạn chấp nhận riêng cho một tạp chất, có thể tạm thời áp dụng mức giới hạn ở các bảng 3.1 và 3.2. Tuy nhiên, trong trường hợp hàm lượng tạp chất xác định được trên thực tế trong quá trình nghiên cứu thực trạng vượt quá ngưỡng cần đánh giá chấp nhận ở các bảng 3.2 và 3.3, bắt buộc phải thực hiện các nghiên cứu an toàn như đã nêu ờ trên để thiết lập giới hạn thích hợp.
Ghi chú: aNên tiến hành một sàng lọc tối thiểu về độc tính (VD: độc tính trên vật chất di truyền) nếu việc này được thấy là cần thiết. Một nghiên cứu để phát hiện đột biến điểm và một nghiên cứu để phát hiện các thay đổi chromosome được coi là sàng lọc tối thiểu thích hợp; bNếu việc nghiên cứu độc tính nói chung là cần thiết, cần thiết kế một hay nhiều nghiên cứu để cho phép so sánh giữa các nguyên liệu (thành phẩm) chưa được chấp nhận với nguyên liệu (thành phẩm đã được chấp nhận. Độ dàl của nghiên cứu cần dựa trên thông tin có liên quan sẵn có và thực hiện trên các chủng động vật thí nghiệm có nhiều khả năng tối đa hóa khả năng phát hiện độc tính của một tạp chất. Tùy trường hợp cụ thể, nghiên cứu đơn liều thường là thích hợp, nhất là với các thuốc dùng một liều đơn. Nối chung, độ dài nghiên cứu tối thiểu 14 ngày và tối đa 90 ngày được coi là thích hợp; cCó thể áp dụng ngưỡng thấp hơn nếu tạp chất có độc tính cao bất thường
Trong một số trường hợp, ngưỡng cần đánh giá chấp nhận với mỗi tạp chất có thể cao hơn hay thấp hơn mức ở bảng 3.2 và 3.3 dựa trên các luận cứ khoa học và mức độ nguy cơ, bao gồm phân loại tác dụng dược lý của dược chất và dữ liệu lâm sàng. Chẳng hạn, việc đánh giá chấp nhận có thể đặc biệt quan trọng khi có bằng chứng cho thấy tạp chất ở trong một số thuốc trước đó đã liên quan tới tác dụng không mong muốn trên người bệnh. Trong những trường hợp này, việc hạ thấp ngưỡng đánh giá chấp nhận xuống là thích hợp. Ngược lại, có thể đưa ra ngưỡng đánh giá thích hợp cao hơn cho những thuốc có mức nguy cơ an toàn thấp hơn dựa trên các tiêu chí về quần thể bệnh nhân, phân loại tác dụng dược lý, lâm sàng. Việc đưa ra các mức ngưỡng thay thế cần được xem xét trên từng trường hợp cụ thể.
Quy định về thiết lập yêu cầu kỹ thuật đối với tạp chất trong tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu dược chất và thành phẩm thuốc
Quy định chung
Để thiết lập yêu cầu kỹ thuật về tạp chất trong tiêu chuẩn chất lượng, cần nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguy cơ xuất hiện tạp chất trong dược chất và thành phẩm thuốc thông qua kết quả các nghiên cứu về độ ổn định, về phát triển quy trình tổng hợp dược chất hay sản xuất thành phẩm và phân tích các lô sản phẩm sản xuất thường quy để xác định các tạp chất có khả năng xuất hiện trong sản phẩm thương mại hóa. Việc lựa chọn tạp chất đưa vào kiểm soát trong tiêu chuẩn cần dựa trên các tạp chất phát hiện được trong những lô sản phẩm sản xuất bằng quy trình chính thức cho thương mại hóa. Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, cần đưa ra các luận cứ minh chứng cho việc đưa hay không đưa một tạp chất cụ thể vào tiêu chuẩn để kiểm soát.
Nhìn chung, một tiêu chuẩn thuốc, trong trường hợp cần thiết, phải bao gồm các yêu cầu kỹ thuật sau về kiểm soát tạp chất:
- Tạp chất hữu cơ:
+ Tạp chất có định danh (cần liệt kê từng tập cụ thể).
+ Tạp chất xác định không định danh (cần liệt kê từng tập cụ thể).
+ Bất cứ tạp riêng rẽ nào không xác định.
+ Tổng tạp hữu cơ.
- Tạp chất vô cơ.
- Dung môi tồn dư.
Quy định cụ thể với tạp chất hữu cơ
Với tạp chất hữu cơ, cần lưu ý những điểm sau khi thiết lập tiêu chuẩn:
Với cảc tạp chất có định danh, cần đưa ra mức giới hạn cho phép với từng tạp chất, mức giới hạn này không được vượt quá ngưỡng cần đánh giá chấp nhận (bảng 3.2 và 3.3), ngoại trừ trường họp có đủ thông tin nghiên cứu chứng tỏ sự an toàn của việc ấn định mức giới hạn lên cao hơn.
Với các tạp chất xác định không định danh, quy trình phân tích và phương tính toán được sử dụng để ước tính hàm lượng tạp cân được mô tả rõ. Các tạp chất xác định nhưng không định danh cần được mô tả trong quy trình phân tích bằng thông túi cho bỊ nhận diện được chính xác khi xuất hiện (VD: Thông qua thời gian lưu tương đối của p’ tạp chất so với pic dược chất trên sắc ký đồ). Mỗi tạp chất xác định nhưng không được (ghi danh cần có một giới hạn cho phép không vượt quá ngưỡng định danh ở bảng 3.2 và 33
Với các tạp chất không xác định cần đưa ra một mức giới hạn chung cho mỗi tap riêng rẽ, mức này phải thấp hơn ngưỡng định danh ở bảng 3.2 và 3.3.
Các tạp chất hữu cơ phát hiện thấy trong nguyên liệu dược chất hay thành phẩm thuốc trong quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng sông ở hàm lượng thấp hơn mức giới hạn báo cáo ở bảng 3.2 và 3.3 không cần phải đưa vào kiểm soát trong tiêu chuẩn chất lượng và không cần tính tới khi tính toán tổng tạp chất hữu cơ. Giới hạn báo cáo ỏ bảng 3.2 và 3.3 là mức khuyến cáo cho dược chất mới và thành phẩm thuốc mới lần đầu tiên thương mại hóa. Với các dược chất và thành phẩm thuốc đã có thêm dữ liệu minh chứng an toàn, có thể nâng giới hạn báo cáo lên cao hơn trong từng trường hợp cụ thể.
Trong mọi trường hợp, giới hạn cho phép của tạp chất không được ấn định cao hơn mức các dữ liệu về an toàn cho phép, và cần phù hợp với mức độ mà quy trình sản xuất có thể đạt được và khả năng phân tích có thể phát hiện được. Với các tạp chất đã biết có hoạt tính sinh học, độc tính cao bất thường hay có thể gây ra tác dụng dược lý không lường trước được, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của quy trình phân tích phải phù hợp với mức hàm lượng tạp chất cần được kiểm soát.
- Quy định cụ thể với tạp chất nguyên tố
Với tạp chất nguyên tố, việc kiểm soát trong nguyên liệu dược chất và thành phẩm thuốc được kiểm soát dựa trên độc tính và lượng phơi nhiễm, đường phơi nhiễm của nguyên tố có nguy cơ có mặt. Tùy thuộc độc tính, đường phơi nhiễm (uống, xông hít hay tiêm), cần tiến hành đánh giá độc tính để xác định liều phơi nhiễm cho phép hàng ngày (permitted daily exposure-PDE), từ đó đi đến quyết định xem có cần thiết phải đưa phép thử tạp chất nguyên tố vào tiêu chuẩn chất lượng hay không, cũng như giới hạn cho phép nếu cần kiểm soát. Giá trị PDE của một số nguyên tố cần chú ý được tổng hợp trong bảng 3.4.
- Các tạp nguyên tố được phân loại như sau theo độc tính:
Nhóm 1: Các nguyên tố As, Cd, Hg và Pb là những nguyên tố độc cho người và gần như không được sử dụng trong quá trình sản xuất dược phẩm. Sự có mặt của các nguyên tố này trong sản phẩm thuốc chủ yếu xuất phát từ các nguyên liệu (VD: Các tá dược là khoáng chất). Với bốn nguyên tố này, cần đánh giá rủi ro từ tất cả các nguồn có thể gây phát sinh tập nguyên tố và theo tất cả các đường phơi nhiễm.
Nhóm 2: Các nguyên tố có độc tính trên người phụ thuộc vào đường phơi nhiễm. Các nguyên tố nhóm 2 được chia thành hai phân nhóm 2A và 2B dựa trên nguy cơ có mật trong sản phẩm thuốc.
Nhóm 2A: Những nguyên tố có khả năng cao xuất hiện trong sản phẩm thuốc, gồm Co, Ni và V. Với ba nguyên tố này, cần đánh giá rủi ro từ tất cả các nguồn có thể gây phát sinh tập nguyên tố và theo tất cả các đường phơi nhiễm.
+ Nhóm 2B: Gồm Ag, Au, Ir, Os, Pd, Pt, Rh, Ru, Se, Tl, những nguyên tố ít có khả năng xuất hiện trong sản phẩm thuốc do hiếm gặp trong tự nhiên và ít có khả năng bị phân lập cùng các nguyên liệu khác. Vì vậy, không cần đánh giá rủi ro với các nguyên tố này trừ khi các nguyên tố này được thêm vào có chủ đích trong quá trình sản xuất nguyên liệu dược chất, tá dược hay các thành phần khác của sản phẩm thuốc.
– Nhóm 3: Gồm Ba, Cr, Cu, Li, Mo, Sb và Sn. Đây là những nguyên tố có độc tính tương đối thấp theo đường uống (PDE > 500 Ịig/ngày) nhưng cần đánh giá rủi ro khi phơi nhiễm theo đường xông hít và đường tiêm. Với các thành phẩm thuốc dùng đường tiêm và xông hít, cần đánh giá rủi ro với các nguyên tố kể trên, trừ khi dạng bào chế cho phép PDE trên 500 pg/ngày.
– Các nguyên tố khác: Một số tạp chất nguyên tố khác chưa được xếp nhóm nếu có mặt trong thành phẩm thuốc cần được xem xét mức độ nguy hiểm tiềm tàng tới người dùng để kiểm soát theo từng nguyên tố cụ thể (VD: AI với đối tượng bệnh nhân giảm chức năng thận; Mn, Zn với đối tượng bệnh nhân giảm chức năng gan).
Kiểm soát tập nguyên tố là một chiến lược tổng thể cho một sản phẩm thuốc để đảm bảo mức tạp nguyên tố có mặt không vượt quá PDE tương ứng, chiến lược này bao gồm:
- Tối ưu hóa các bước trong quy trình sản xuất để giảm mức tạp chất nguyên tố xuống dưới ngưỡng phải kiểm soát băng các giai đoạn tinh chế;
- Thiết lập các bước kiểm soát trong quy trình để giảm mức tạp chất nguyên tố xuống dưới ngưỡng phải kiểm soát trong tiêu chuân;
- Thiết lập giới hạn tạp chất nguyên tố cho tá dược hay nguyên liệu đầu vào;
- Thiết lập giới hạn tạp chất nguyên tố cho tiêu chuẩn nguyên liệu dược chất;
- Thiết lập giới hạn tạp chất nguyên tố cho tiêu chuẩn thành phẩm;
- Lựa chọn đồ bao gói phù hợp.
Trong tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu thử tạp chất nguyên tố cần được đưa vào khi cần thiết dựa trên đánh giá nguy cơ. Giới hạn tạp chất nguyên tố cần được tính toán dựa trên PDE của từng nguyên tố cụ thể như sau:
Phương án 1: Giới hạn hàm lượng tạp nguyên tố chung trong các thành phần công thức bào chế của thành phẩm thuốc với liều dùng hàng ngày cố định được tính theo công thức: liều dùng hàng ngày của thành phẩm thuốc (g/ngày)
Nếu tất cả các thành phần trong công thức bào chế đều có mức tạp chất nguyên tố dưới giới hạn, các thành phần này có thể được phối họp theo bất kỳ tỷ lệ nào trong thành phẩm. Giới hạn tham khảo cho một số tạp chất nguyên tố được trình bày trong bảng 3.5 với điều kiện thành phẩm thuốc được dùng với liều tối đa hàng ngày không quá 10 g.
Phương án 2: Giới hạn hàm lượng tạp chất nguyên tố trong từng thành pu trong công thức bào chế của thành phẩm thuốc với liều dùng hàng ngày cố định: ‘Ịv^ phương án này, nhà sản xuất cần có đủ thông tin về các tạp chất nguyên tố có thể có trọ 0 mỗi thành phần công thức bào chế thành phẩm. Nhà sản xuất có thể thiết lập giới hạn^ lượng dựa trên phân bố các tạp chất nguyên tố trong các thành phần công thức (VD- Q.*J hạn cao hơn ở các thành phần cổ mặt một tạp chất nguyên tố cụ thể). Với mỗi tập cy nguyên tố có nguy cơ xuất hiện trong thành phẩm, tổng lượng tạp chất tối đa dự Uì trong thành phẩm có thể được tính toán từ khối lượng mỗi thành phần trong công th? bào chế và giởi hạn tạp chất nguyên tố tương ứng trong thành phần đó. Nguyên tắc chan là tổng lượng tạp tối đa dự kiến đưa vào cơ thể mỗi ngày không được vượt quá PDE nguyên tố đó:
Với Mk (g) là khối lượng thành phần k của công thức bào chế trong tổng liều tối đa hàng ngày của thành phẩm và Ck (pg/g) là giới hạn hàm lượng cho phép của tạp chất nguyên tố muốn kiểm soát trong thành phần k của công thức bào chế.
Phương án 3: Phân tích thành phẩm. Hàm lượng mỗi tạp chất nguyên tố có thể được xác định trong thành phẩm cuối, sử dụng PDE của nguyên tố tương ứng và liều dùng tối đa hàng ngày của thành phẩm để tính ra giới hạn cho phép trong tiêu chuẩn.
Việc xác định tạp chất nguyên tố cần được thực hiện bằng quy trình phân tích phù hợp. Trừ khi có bằng chứng khoa học cho phép làm khác, quy trình phân tích phải đặc hiệu cho từng tạp chất nguyên tố được nhận diện phải kiểm soát sau khi đánh giá rủi ro.
Bảng 3.4. Giá trị PDE cho một số tạp chất nguyên tố phổ biến
Nguyên tố | Nhóm | PDE đường uống (ng/ngày) | PDE đường tiêm (ng/ngày) | PDE đường xông hít (pg/ngày) |
Cd | 1 | 5 | 2 | 3 |
Pb | 1 | 5 | 5 | 5 |
As | 1 | 15 | 15 | 2 |
Hg | 1 | 30 | 3 | 1 |
Co | 2A | 50 | 5 | 3 |
V | 2A | 100 | 10 | Jn |
Ni | 2A | 200 | 20 | |
TI | 2B | 8 | 8 | 8ị |
Au | 2B | 100 | 100 | 1 |
pd | 2B | 100 | 10 | |
Ir | 2B | 100 | 10 | 1^1 |
Os | 2B | 100 | n 10 | r |
Bảng 3.5 Giơi hạn ham lượng cho một số tạp chất nguyên tố phổ biến
Nguyên tố | Nhóm | Giới hạn hàm lượng (pg/ngày) | ||
Đường uống | Đường tiêm | Đường xông hít | ||
Cd | 1 | 0,5 | 0,2 | 0,3 |
Pb | 1 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
As | 1 | 1,5 | 1,5 | 0,2 |
Hg | 1 | 3,0 | 0,3 | 0,1 |
Co | 2A | 5,0 | 0,5 | 0,3 |
V | 2A | 10,0 | 1,0 | 0,1 |
Ni | 2A | 20,0 | 2,0 | 0,5 |
TI | 2B | 0,8 | 0,8 | 0,8 |
Au | 2B | 10,0 | 10,0 | 0,1 |
Pd | 2B | 10,0 | 1,0 | 0,1 |
Jr | 2B | 10,0 | 1,0 | 0,1 |
Os | 2B | 10,0 | 1,0 | 0,1 |
Rh | 2B | 10,0 | 1,0 | 0,1 |
Ru | 2B | 10,0 | 1,0 | 0,1 |
Se | 2B | 15,0 | 8,0 | 13,0 |
Ag | 2B | 15,0 | 1,0 | 0,7 |
Pt | 2B | 10,0 | 1,0 | 0,1 |
Li | 3 | 55,0 | 25,0 | 2,5 |
120,0 | 9,0 | 2,0 |
Đa | 3 | 140,0 | 70,0 | 30,0 |
Mo | 3 | 300,0 | 150,0 | 1,0 TẸT |
Cu | 3 | 300,0 | 30,0 | 3,0 |
Sn | 3 | 600,0 | 60,0 | 6,0 |
Cr | 3 | 1100,0 | 110,0 | 0,3 |
Quy định cụ thể với dung môi tồn dư
Sự có mặt của các loại dung môi hữu cơ trong nguyên liệu dược chất và thành phẩm thuốc chủ yếu có nguồn gốc từ quá trình tổng hợp hoạt chất và/hoặc sản xuất thành phẩm. Dựa vào các dung môi đã sử dụng trong các quá trình trên, dữ liệu từ nghiên cứu đánh giá thực trạng và mức độ độc hại của từng dung môi cụ thể, trong tiêu chuẩn chất lượng cho nguyên liệu dược chất và thành phẩm thuốc, có thể cần đưa vào chỉ tiêu kiểm soát dung môi tồn dư. Giới hạn chấp nhận cho chỉ tiêu này phụ thuộc vào loại dung môi
Theo nguy cơ rủi ro với con người, các dung môi tồn dư cần kiểm soát được chia nhóm theo mức độ nguy hiểm, dựa trên giá trị PDE thu được từ các thử nghiệm đánh giá rủi ro. Dung môi hữu cơ được phân loại thành các nhóm sau:
– Dung môi nhóm 1: Là những dung môi cần tránh sử dụng trong sản xuất dược chất và thành phẩm thuốc. Đây là các dung môi với độc tính gây ung thư trên người đã được khẳng định hoặc có nguy cơ cao, và độc hại với môi trường. Trong trường hợp bất khả kháng phải sử dụng các dung môi nhóm này, giới hạn cho phép trong thành phẩm thuốc được quy định như trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Giới hạn hàm lượng dung môi nhóm 1 trong thành phẩm thuốc
Dung môi | Giới hạn hàm lipọrig (ppm) | Nguy hiểm |
Benzen | 2 | Gây ung thư |
T etraclorocarbon | 4 | Độc, ô nhiễm môi trường |
1,2-dicloetan | 5 | Độc |
1,1-dicloroethen | 8 | Độc |
1,1,1 -tricloroethan | 1500 | ô nhiễm môi trường |
Dung môi nhóm 2: Là những dung môi cần hạn chế sử dụng trong sản xuất dược chất và thành phẩm thuốc. Đây là các dung môi được chứng minh gây ung thư trên động vật thí nghiệm nhưng không có độc tính trên vật chất di truyền, hoặc có thể là tác nhân gây ra các độc tính không đảo ngược được như độc tính trên thần kinh hoặc gây quái thai, dung môi bị nghi ngờ có những độc tính quan trọng nhưng đảo ngược được. Giá trị PDE và giới hạn hàm lượng trong thành phẩm thuốc của các dung môi nhóm 2 được trình bày trong bảng 3.7, với điều kiện tổng liều dùng của thành phẩm không quá 10 g/ngày.
Bảng 3.7. PDE và giới hạn Y Dung môi | môi nhóm 2 trong thành phẩm thuốc | ||
Giói hạn hàm lượng (ppm) | |||
Acetonitrile | ng/ngày) | ||
Clorobenzen | 410 | ||
Cloroform | 360 | ||
Cumen | 60 | ||
Cyclohexan 1,2-Dicloroethen | 70 | ||
38,8 | 3880 | ||
18,7 | 1870 | ||
Dicloromethan 1,2-Dimethoxyethan | |||
6,0 | 600 | ||
1,0 | 100 | ||
N.N-Dimethylacetamid | |||
10,9 | 1090 | ||
N ,N-Dimethyỉformamid | 8,8 | 880 | |
1,4-Dioxan 2-Ethoxyethanol | 3,8 | 380 | |
1.6 | 160 | ||
Ethylenglycol | 3,1 | 310 | |
Formamid | |||
2,2 | 220 | ||
Hexan | 1 2,9 | 290 | |
Methanol | 30,0 | 3000 | |
2-Methoxyethanol | 0,5 | 50 | |
Methylbutylketon | 0,5 | 50 | |
Methylcyclohexan | 11,8 | 1180 | |
Methy 1 i sobuty 1 keton | 45,0 | 4500 | |
N-Methylpyrrolidon | 5,3 | 530 | |
Nitromethan | 0,5 | 50 | |
Pyridin | 2,0 | 200 | |
Sulfolan | 1.6 | 160 | |
Tetrahydrofuran | 7,2 | 720 | |
Tetralin | 1.0 | 100 | |
Toluen | 8,9 | 890 | |
1,1,2-T ricỉoroethen | 0,8 | 80 | |
Xyiren | 21,7 | 2170 |
Dung môi nhỏm 3: Là những dung môi có độc tính tiềm tàng thấp với người, không càn đưa ra giới hạn phơi nhiễm dựa trên ảnh hưởng tới sức khỏe. Các dung môi nhóm 3 có PDE từ 50 mg/ngày trở lên. Tuy nhiên, nhiều dung môi thuộc nhóm này chưa cỏ nghiên cứu về độc tính dài hạn hay đánh giá về khả năng gây ung thư. Nhìn chung, các dung môi nhóm 3 được chấp nhận ở mức dư lượng không quá 5000 ppm (0,5%) không càn chứng minh sự phù hợp. Trong trường họrp nhà sản xuất muốn đưa ra giới han cao hơn nếu mang tính thực tế so với năng lực sản xuât và quy định GMP. Những dung môi phổ biến thuộc nhóm 3 được tổng hợp trong bảng 3.8
Bàng 3.8. Các dung môi nhóm 3
Acid acetic | Heptan | |
Aceton | Isobutyl acetat | |
Anlsol | Isopropyl acetat | |
1-Butanol | Methyl acetat | |
2-Butanol | 3-Methyl-1 -butanol | |
Butyl acetat | Methylethyl keton | |
Tert-Butylmethyl ether | 2-Methyl-1 -propanol | |
Dimethyl sulfoxyd | Pentan | |
Ethanol | 1-Pentanol | |
Ethyl acetat | 1 -Propanol | |
Ethyl ether | 2-Propanol | |
Ethyl format | Propyl acetat | |
Acid formic | Triethylamin |
Bên cạnh các dung môi thuộc các nhóm 1, 2, 3, một số dung môi có thể được sử dụng trong sản xuất nguyên liệu dược chất hoặc thành phẩm thuốc nhưng chưa có đủ dữ liệu về độc chất học để thiết lập PDE. Trong trường họp sử dụng các dung môi này, nhà sản xuất cần có luận cứ khoa học để giải trình sự phù họp của giới hạn tồn dư cho các dung môi này trong thành phẩm thuốc (xem bảng 3.9).
Bảng 3.9. Một số dung môi chưa có đủ dữ liệu độc chất học
1,1 -Diethoxypropan | Methylisopropyl keton | |
1,1 -Dimethoxymethan | Methyltetrahydrofuran | |
2,2-Dimethoxypropan | Ether dầu hỏa | |
Isooctan | Acid trichloroacetic | |
Isopropyl ether | Acid trifluoroacetic |
Dung môi tồn dư cần được phân tích bằng quy trinh phù họp, thường sử dụng các kỹ thuật sắc ký như sắc ký khí. Có thể sử dụng phương pháp phân tích trong dược điên nếu phù hợp. Nếu không, nhà sản xuất có thể tự do lựa chọn một phương pháp phù hợp được thẩm định đạt yêu cầu. Nếu chỉ có dung môi nhóm 3 được sử dụng, có thể kiểm soái tổng giới hạn các dung môi này bằng một phương pháp không đặc hiệu như mất khói lượng do làm khô.
Việc quy định giới hạn dung môi tồn dư trong tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện như sau:
- Nếu chỉ có các dung môi nhóm 3 có khả năng có mặt: Thử mất khối lượng do làm khô với giới hạn cho phép dưới 0,5%.
- Nếu chỉ có các dung môi nhóm 2 có khả năng có mặt: Tồn dư của từng dung môi nhóm 2 cụ thể phải dưới mức giới hạn trong bảng 3.7.
- Nếu chỉ có dung môi nhóm 2 và dung môi nhóm 3 có khả năng có mặt: Tồn dư của từng dung môi nhóm 2 cụ thể phải dưới mức giới hạn trong bảng 3.7 và tổng tồn dư dung môi nhóm 3 dưới 0,5%.
- Nếu có khả năng có mặt dung môi nhóm 1: cần định danh và định lượng cụ thể, tồn dư phải dưới mức giới hạn trong bảng 3.6.
- Nếu các dung môi nhóm 2 được chấp nhận có mặt trong tiêu chuẩn ở mức cao hơn bảng 3.7 hoặc dung môi nhóm 3 được chấp nhận ở mức trên 0,5%, cần định danh cụ thể dung môi tồn dư và đánh giá chấp nhận.